SỰ TẠO HOA VÀ QUẢ

Chia sẻ bởi Hà Ngọc Phú | Ngày 18/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: SỰ TẠO HOA VÀ QUẢ thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

SH08B2
NHÓM 9
TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN
A. Sự tạo hoa
Vài nét chung
Các nhân tố chi phối sự ra hoa
B. Sự tạo quả và hạt
Sinh lý của quá trình thụ phấn và thụ tinh
Hình thành hạt
Hình thành quả và quả không hạt
Phân loại quả
Sự tiềm sinh
Sự nảy mầm
SỰ TẠO HOA, QUẢ VÀ HẠT
Sự Hình Thành Hoa
Vài nét chung
Sự hình thành hoa là dấu hiệu chuyển từ giai đoạn sinh trưởng phát triển dinh dưởng sang giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh sản bằng việc chuyển biến hình thành mầm lá sang hình thành mầm hoa.
Sự tạo hoa gồm sự tượng hoa và sự nở hoa
Sự tượng hoa: sự sinh cơ quan hoa: bầu noãn, nhụy, bao phấn, cánh hoa, phiến hoa, cuống hoa, nụ hoa.
Sự nở hoa xảy ra khi sụ tượng hoa hình thành, nụ hoa tiếp tục tăng trưởng và nở.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ra hoa
1.Ngoại yếu tố
Dinh dưỡng: đủ lượng, vừa phải trong ngưỡng giới hạn của sự phát triển sinh sản, quan tâm đến tỉ lệ C/N và bón phân nghiên cứu theo đối tượng.
Nước: cần cho dinh dưỡng và phát triển ở thực vật.
Nhiệt độ: thấp có sự thọ hàn (xuân hoá). Vernalin kích thích gây cảm ứng trổ hoa.
Điều kiện của sự thọ hàn: to từ 0-17oC tuỳ loài. Cây ôn đới có nhiệt độ xuân hóa thấp hơn cây nhiệt đới. Không để to cao qúa sau thọ hàn.
Bông tuyết chỉ ra hoa ở nhiệt độ thấp  xuân hóa
Quang chu kì
Thế nào là quang chu kì?
Sự ra hoa ở thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu kì
Nếu điều kiện nhiệt độ xuân hoá và quang chu kì không thích hợp thì 1 số loài cây đã đến tuổi ra hoa vẫn không ra hoa.
Nhiều giống, loài cây đã đến
tuổi ra hoa vẫn ko ra hoa do
điều kiện gì?
Ngày ngắn, ánh sáng xanh, nhiệt độ thấp, hàm lượng CO2 cao, độ ẩm cao, nhiều nitơ, cây sẽ tạo nhiều hoa cái.
Ngày dài, ánh sáng đỏ, nhiệt độ cao, hàm lượng CO2 thấp, nhiều kali, cây tạo nhiều hoa đực
Cây được cung cấp chế độ dinh dưỡng tốt, thích hợp, tỉ lệ C/N cân đối sẽ tạo cây khoẻ, thúc đẩy sự ra hoa.
Cây ngày dài
Cây ngày ngắn
Cây trung tính
- Lúa mì, sen cạn, dâu tây, thanh long
- Thược dược, vừng, đậu tương,cà phê
- Cà chua, lạc, hướng dương, ngô
- Cây chỉ ra hoa khi trong điều kiện ngày ngắn (mùa thu ở miền ôn đới) và phần lớn thực vật nhiệt đới
- Ra hoa ko phụ thuộc vào nhiệt độ xuân hoá hay quang chu kì.
- Cây chỉ ra hoa khi trong điều kiện ngày dài ở cuối mùa xuân và mùa hè.
* Ví dụ
* Đặc điểm
Cây ngày dài: chỉ ra hoa khi có độ chiếu sáng > 12h/ngày
Cây ngày ngắn: chỉ ra hoa khi có độ chiếu sáng < 12h/ngày
Cây trung tính: độ tuổi ra hoa không phụ thuộc vào ngoại cảnh
Trong đêm tối khi có lóe sáng với cường độ thấp đã ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn, nhưng không ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây dài ngày  phản ứng quang chu kì không phải do diệp lục mà do phitochrom
Là sắc tố cảm nhận quang chu kì và cũng là sắc tố cảm nhận ánh sáng trong các loại hạt cần ánh sáng để nảy mầm
Là một loại protein hấp thụ ánh sáng
c. Phitochrom
Thực vật có 5 loại phytochromes: PhyA, PhyB, C, D, and E.
Chức năng của mỗi loại phytochromes là khá giống nhau, trong khi chúng có tất cả 5 loại. Các phytochromes khác nhau ở quang phổ ánh sáng hấp thụ tối đa do khác nhau ở phân tử hấp thu ánh sáng => chúng khác nhau ở quang phổ hấp thụ tốt nhất của chúng.

Phytochromes tồn tại dưới 2 dạng
PR do chúng hấp thu ánh sáng đỏ(R; 660 nm)
PFR do chúng hấp thu ánh sáng đỏ xa (FR; 730 nm) .
Giữa chúng có mối quan hệ:
Khi hấp thu ánh sáng đỏ PR chuyển thành PFR.
Khi hấp thu ánh sáng đỏ xa PFR chuyển thành PR.
Trong bóng tối, PFR tự chuyển thành PR.

Nội yếu tố
Hoocmon ra hoa: florigen gồm 2 thành phần:
+ Giberelin tổng hợp trong điều kiện ngày dài
+ Anthesin tổng hợp trong điều kiện ngày ngắn
Ngày ngắn cản trở tổng hợp giberelin còn ngày dài cản trở tổng hợp anthesin.
Giberelin kéo dài trục hoa mà không ảnh hưởng trên sự lập hoa ở những cây ngày ngắn, trong điều kiện ngày dài lại trổ hoa.
Anthesin kích thích sự phân hoá nụ hoa
Tác động của florigen
Lá là cơ quan tiếp nhận ánh sáng và sản sinh florigen kích thích sự ra hoa.
Tác nhân kích thích nở hoa có thể được truyền qua chỗ ghép, xử lí ra hoa ở cây này thì cây kia cũng ra hoa.
Quá trình tạo quả và hạt
Sinh lí của quá trình thụ phấn và thụ tinh
Sự thụ phấn là quá trình hạt phấn rơi trên núm nhụy, hạt phấn nảy mầm tạo nên ống phấn.Ống phấn sinh trưởng nhanh đi vào nhụy đến túi phôi, đưa tinh tử vào thụ tinh cho tế bào trứng. Quá trình kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử gọi là sự thụ tinh.
Sự nảy mầm của hạt phấn và sự sinh trưởng của ống phấn là nhờ các chất dự trữ trong hạt phấn, chất dinh dưỡng núm nhụy tiết ra cũng như vòi nhụy mà ống phấn đi qua.
thụ tinh
Bầu noãn





Hợp tử (2n)
Nội nhũ (3n)
Thụ tinh kép
Sự thụ phấn và thụ tinh chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh: nhiệt độ, độ ẩm không khí và gió…
+ Nhiệt độ thấp thì hạt phấn nảy mầm kém hoặc ống phấn không sinh trưởng→ức chế thụ tinh→phôi không hình thành, hạt lép.Nhiệt độ cao thì sinh trưởng và nảy mầm của ống phấn bất thường và sự thụ tinh kém.
+ Độ ẩm quá thấp: hạt phấn không có khả năng nảy mầm. Mưa nhiều làm trở ngại sự thụ phấn và hạt phấn trôi, bao phấn không tung phấn được.
+ Gió vừa phải tạo điều kiện giao phấn thuận lợi.Gió to cuốn bay hạt phấn, gây khó khăn cho chúng rơi trên núm nhụy.
Sau khi thụ tinh xong phôi phát triển thành hạt và bầu lớn lên thành quả.
B.Hình thành hạt
PHÔI NHŨ
LÁ MẦM
CH?I M?M
THÂN MẦM
R? M?M
HẠT NGÔ ĐÃ BÓC VỎ
Các bộ phận của hạt
PHÔI
2. Quá trình hình thành túi phôi
Noãn
Giảm phân
Hạch phân 3 lần
Bầu noãn
3. Sự phát triển của phôi
Bắt đầu khi hợp tử phân chia hai lần thành 4 tế bào với cuống noãn là do các tế bào lớn sáng màu phân chia tạo nên cuống noãn nối phôi với nội nhủ. Sự phân chia liên tiếp của tế bào bé nhuộm màu sản sinh ra hình cầu các tế bào→phôi. Sự phồng lên mà ta thấy trên phôi là các lá mầm bắt đầu được hình thành.
Sự phát triển của hạt phấn và túi phôi
3. Sự chín của hạt
Là kết quả của sự phát triển phôi trong hạt.Vỏ noãn mất hầu hết nước tạo nên vỏ hạt bền chắc bao quanh phôi và nội nhủ. Lúc này phôi ngừng phát triển và hạt ở trang thái ngủ.Hạt sẽ không phát triển tiếp cho đến khi nảy mầm.
Phôi đang ngủ bao gồm mầm rễ và mầm thân đều chứa mô phân sinh đỉnh. Các mô phân sinh sẽ tạo ra các tế bào làm cho mô phân sinh dài ra khi hạt nảy mầm.
C.Hình thành quả và quả không hạt
1. Hình thành quả
Quả là do bầu nhụy chuyên hóa như một cái túi chứa hạt bảo vệ hạt giúp phát tán hạt từ cây bố mẹ.
Sự sinh trưởng của bầu thành quả và sự lớn lên của quả là kết quả của sự phân chia và giãn tế bào.Ngoài ra sự sinh trưởng của quả còn do sự tăng trưỡng của các khoảng gian bào.
Ba giai đoạn sinh trưởng
+ Giai đoạn đầu phân chia tế bào trong đó bầu sinh trưởng nhanh.
+ Giai đoạn hai đặc trưng bằng sự sinh trưởng nhanh của phôi và nội nhủ.
+ Giai đoạn ba là sự sinh trưởng nhanh của quả và tiếp theo là sự chín.
Quá trình sinh trưởng của quả được điều chỉnh bằng các hoocmon nội sinh.
Chúng được hình thành trong phôi và khuếch tán vào bầu kích thích sự phân chia và giản tế bào.
Số lượng hạt và sự phát triển của hạt đến hình dạng và kích thước của quả.
2.Quả không hạt
Quả không hạt tạo ra do:
- Sử dụng auxin và giberelin ngoại sinh như cà chua, bầu, bí, táo…
- Quả tạo nên không qua thụ tinh: dứa, chuối…
- Quả tạo nên qua thụ tinh mà phôi không phát triển mà bị thui đi như nho, đào, anh đào và xảy ra ở nhiệt độ thấp.
Nguyên nhân chính của sự tạo quả không hạt trông tự nhiên là do hàm lượng auxin nội sinh trông bầu cao cho phép phát triển thành qủa mà không cần nguồn auxin giải phóng trong hạt ra.
Ngoài ra một số quả tạo nên do xử lý xytokynin hoặc chất ức chế sinh trưởng CCC, ADHS.
3.Sự chín của quả
Bắt đầu khi quả ngừng sinh trưởng và đạt kích thước cực đại. Khi quả chín xảy ra hàng loạt biến đổi sinh hóa, sinh lý, tạo ra nhiều chất mới,tăng cường hô hấp nhanh và sự thay đổi nhanh cân bằng của phytohoocmon trong quả.
Biến đổi màu sắc: quả xanh chứa nhiều clorophin và carotenoit.Quả chín thì màu sắc biến đổi tùy loại. Chuối:hàm lượng clorophin giảm nhưng carotenoit không giảm nên hóa vàng khi chín.ở táo giảm clorophin nhưng tăng hàm lượng xantophin, ở cam giảm nhanh hàm lượng carotenoit…
Biến đổi độ mềm: khi quả chín, pectacanxi gắn chặt với các tế bào với nhau bị phân hủy dưới tác dụng của enzim pectinaza→tế bào rời rạc, quả chín mềm. Quá trình này xảy ra nhanh khi hàm lượng etylen tăng.

Biến đổi mùi vị: sự chín hoạt hóa quá trình tổng hợp các chất gây màu este,andehit hoặc axeton.
Đồng thời biến đổi mùi vị thì chua chát giảm nhiều và biến mất→vị ngọt tăng lên, tamin,axit hữu cơ, alcolit bị phân hủy→đường đơn xuất hiện.
D. Phân loại quả
1. Các kiểu quả
Quả đơn: loại quả phát triển từ hoa chỉ có noãn đơn và bầu nhụy: táo, đậu hà lan, anh đào…
Quả kép: loại quả phát triển từ hoa có nhiều noãn: mảng cầu.Một trong các phần nhỏ của quả kép được sinh ra từ bầu nhụy.
Quả phức: được phát triển từ một nhóm các hoa tách biệt,kết chặt với nhau như mít, quả dứa…
2. Các dạng thức của quả
Quả bế là một loại quả khô đơn được sinh ra từ nhiều loài thực vật có hoa. Các quả bế là dạng "đơn lá noãn" (tạo thành từ một lá noãn )và không nứt (không mở ra khi chín). Các quả bế chứa một hạt và nó gần như lấp đầy vỏ quả, nhưng không bám chặt vào nó. Ở nhiều loài, cái mà thông thường vẫn gọi là "hạt" thì trên thực tế lại là quả bế. Các loại quả bế điển hình có quả của mao lương,Kiều mạch, bồ công anh.
Quả bế của bồ công anh
Quả cánh hay quả đực là một loại quả trong đó cánh phẳng là các mô mỏng như giấy, dạng sợi phát triển lên từ thành bầu nhụy. Quả cánh là một loại quả đơn khô và không nứt (không mở ra dọc theo đường ráp nối). Hình dạng của quả cánh tạo thuận lợi cho gió đưa hạt đi xa từ vị trí của cây mẹ.
Quả phong, một loại quả cánh

Quả nang
quả nang là một loại quả đơn khô, sinh ra ở nhiều loài thưc vật có hoa. Quả nang nói chung là một cấu trúc có thưc vật có hoa thể nứt ra được, bao gồm hai hay nhiều lá noãn, khi chín sẽ nứt ra (mở ra) để giải phóng các hạt trong đó. Có 4-7 kiểu mở ra của quả nang, tùy theo cách thức tiếp cận. Chúng lần lượt là mở vách, mở ngăn, mở lỗ, mở nắp, mở răng, mở hủy vách và mở hủy thực giá noãn. Các lá noãn tách rời của quả nang thật sự lúc ban đầu hợp nhất cùng nhau để tạo ra nhụy hoa hay bộ nhụy.
Quả của dẻ ngưa châu âu
Quả thóc là một loại quả đơn khô — nghĩa là loại quả được tạo thành từ một lá noãn và không nứt (không mở ra khi chín) trông tương tự như quả bế nhưng khác ở chỗ là trong quả thóc thì vỏ quả hợp nhất với lớp áo hạt mỏng.
Quả thóc nói chung hay được gặp ở các loài trong họ hòa thảo chẳng hạn như lúa mì, lúa, ngô…
Một số chủng loại quả thóc
Quả đại là một dạng quả khô, được tạo thành từ một lá noãn và khi chín nứt ra theo một đường để giải phóng hạt.
Kiểu quả này có trong các loài thực vật trong các họ với các lá noãn cô lập, chủ yếu là các họ như họ mao lương,ví dụ các loài lâu đẩu ,lê lư ,phi yến và thủy tước hay họ mộc lan như mộc lan, họ hồi như họ mẫu đơn …
Quả của cây bông tai thông thường
Quả đậu hay quả giáp là một loại quả đơn khô, phát triển lên từ một lá noãn gập nếp và thông thường nứt ra dọc theo đường nối ở hai bên của mép và lưng lá noãn để tạo ra hai mảnh vỏ, mỗi mảnh vỏ là một nửa của lá noãn. Quả của các loài trong họ đậu là các dạng quả đậu điển hình. Tuy nhiên, một số loại quả đậu không nứt ra khi chín. Một trong những dạng quả đậu không nứt được nhiều người biết tới là củ lạc .
Các củ lạc
Các hột đậu tương
E.Sự tiềm sinh
1.Đăc tính
Chứa nhiều chất dự trữ.
Hàm lượng nuớc thấp.
Hoạt tính tế bào giảm tới mức tối thiểu.
Cơ thể sẽ trở lại điều kiện sống bình thuờng khi gặp điều kiện sống thuận lợi.
Sự sống chậm và có tính hoàn nghịch,
2.Vai trò
Chống chọi với ngoại cảnh, thích nghi với điều kiện sống.
F.Sự nảy mầm
1.Định nghĩa
Sự nảy mầm là tổng hợp các quá trình xảy ra bắt đầu từ sự tái hóa nước của hạt cho đến khi rễ mầm nhú ra ngoài vỏ hạt.
Đặc tính: hấp thu nước mạnh,hoạt tính biến dưỡng mạnh và phát sinh nhiệt mạnh.
2.Các kiểu lên mầm
Lên mầm thượng địa
Lên mầm hạ địa
Nảy mầm thượng địa
Trụ dưới lá mầm phát triển mạnh đưa 2 lá mầm và vỏ hạt lên cao khỏi mặt đất.
Lối nảy mầm này rất phổ biến ở cây 2 lá mầm và cây hạt trần
Nảy mầm hạ địa
Trụ dưới lá mầm không phát triển nên hạt vẫn ở dưới đất.
Lối nảy mầm này thường gặp ở hạt có nội nhũ và rất phổ biến ở cây 1 lá mầm
2.Hiện tuợng sinh l‎í
Hấp thu nước:nhờ cơ chế hút trương của hạt, thẩm thấu và cơ chế chủ động đên bảo hòa.
Hô hấp: tăng quá trình hô hấp và thải nhiệt,bắt đầu ở phôi có sự hô hấp kị khí.
Thay đổi chất dự trữ: thủy giải polisacrit, protein và các chất phức tạp tạo nguyên liệu cho quá trình hô hấp, tăng áp suất thẩm thấu.
Sự biến đổi enzim: tăng hoạt tính enzim.
Axit nucleic: tăng mạnh nhất là các ARN.
Sinh tố: có khả năng tổng hợp khi hạt nảy mầm.
Chất điều hòa sinh truởng:hột tổng hợp các chất kích thích (auxin,giberilin) và chất cản (axit abxisic, poliphenol).
3. Điều kiện của sự lên mầm
a, Nội yếu tố
Độ chín của hạt: phôi phải phân hóa hoàn toàn về mặt hình thái.
Tuổi thọ của hạt: là thời gian hạt sống, có khả năng nảy mầm, biến động nhiều tùy loài cây.
-Tuổi thọ ngắn: vài ngày như cây lấy đuờng,liễu.Vài tuần như duơng…
-Tuổi thọ trung bình:hơn một năm như lạc, thầu dầu, ca cao
-Tuổi thọ dài:nhiều năm như ngô,đậu hà lan…
b,Ngoại yếu tố
trình bày thí nghiệm 1?
Cốc 1
Cốc 2
Cốc 3
▼Chọn một số hạt đỗ tốt, khô bỏ vào 3 cốc thủy tinh, mỗi cốc 10 hạt: Cốc 1 không bỏ gì thêm, cốc 2 đổ nước cho ngập hạt khoảng 6-7cm, cốc 3 lót xuống dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm rồi để cả 3 cốc ở chỗ mát.
Sau 3-4 ngày, đếm số hạt nảy mầm ở mỗi cốc.
Cốc 2
Cốc 3
Cốc 1
không nảy mầm
Vì thiếu nước
Vì thiếu không khí
không nảy mầm
nảy mầm
Vì có đủ nước và không khí
Kết luận
Nước: quan trọng nhất, được hột hấp thu cho đến khi bão hòa.
Oxy: cần cho hô hấp, phụ thuộc từng loại hột.
Nhiệt độ: biến đổi tùy loại: đậu đổ, lúa mì:3-5oC, ngô 8-10oC và tối ưu từ 15-30oC.
Ánh sáng; tác động khác nhau tùy loài. Chất thu nhận là phytochrom: pr và pfr.
- Như vậy, những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho sự nảy mầm của hạt?
+ Điều kiện bên trong: Chất lượng hạt giống
+ Điều kiện bên ngoài: Đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp.
KHÔNG KHÍ
NHIỆT ĐỘ
ĐỘ ẨM
end
Những người thực hiện:
1.Hà Ngọc Phú 0853010673
2.Nguyễn Trọng Bảo 0853010034
3.Phan Thị Như Ngọc 0853010585
4. Trừ Như Ngọc 0853010587
5.Nguyễn Thị Thanh Thuỷ 0853010911
6.Chế Nguyễn Thanh Huệ 0853010296
7.Nguyễn Thị Bích Lý 0853010484
8.Huỳnh Thị Hồng Hoa 30760749
Tài liệu tham khảo
Thư viện Violet
Sinh lí thực vật đại cương của Bùi Trang Việt, sinh lý thực vật ứng dụng của Vũ Văn Vụ, sinh học đại cương của Nguyễn Đình Giậu.
Trang web: google.com; effecmatrix.com, youtube.com.
THANKS FOR YOUR LISTENING
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Ngọc Phú
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)