Sự ra đời của ĐCSVN - Bước ngoặt...
Chia sẻ bởi Lê Nam |
Ngày 26/04/2019 |
50
Chia sẻ tài liệu: Sự ra đời của ĐCSVN - Bước ngoặt... thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
Chuyên đề 45
SỰ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN –
BƯỚC NGOẶT CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Mở đầu
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, hàng loạt phong trào cứu nước đã nổ ra dưới ngọn cờ cứu nước theo lập trương phong kiến và dân chủ tư sản nhưng đều thất bại – cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước. Với công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc, ĐCSVN ra đời, có đường lối cứu nước đúng đắn, mở ra con đường phát triển của cách mạng Việt Nam. Đây thực sự là bước ngoặt cách mạng Việt Nam.
Kết cấu bài giảng: 3 phần
I. Tình hình đất nước và quốc tế đầu thế kỷ XX và yêu cầu phát triển của cách mạng Việt Nam
II- Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tìm đường cứu nước và sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam
III- Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - Bước ngoặt lịch sử
Thời gian: 4 tiết
Hình thức huấn luyện: giảng
Phương pháp: Diễn giảng, kết hợp trình chiếu powerpoint
Tài liệu:
* Tài liệu bắt buộc
1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 1, Nxb QĐND, HN, 2007, tr. 14-35.
2. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Tái bản có sửa chữa bổ sung), Nxb CTQG, HN, 2009, tr. 19-48.
* Tài liệu mở rộng
1. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Sơ thảo
2. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 1 (giáo trình dùng cho các lớp đào tạo dài hạn cán bộ trung, cao cấp trong Quân đội), Nxb QĐND, HN, 1995.
NỘI DUNG
I. Tình hình đất nước và quốc tế đầu thế kỷ XX và yêu cầu phát triển của cách mạng Việt Nam
1. Hoàn cảnh đất nước
- Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam 1858, Nhà Nguyễn từng bước đầu hàng và dâng toàn bộ nước ta cho Pháp
+ Ngày 6-6-1884, Chính phủ Pháp cử Patơnốt (Patenôtre) ký với triều đình Huế điều ước mới hoàn toàn đầu hàng Pháp. Khoản 1 của điều ước Patơnôt ghi rõ: nước Việt Nam thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp là nước sẽ thay mặt Việt Nam trong mọi việc giao thiệp với ngoại quốc và bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài.
+ Pháp đã đặt được ách cai trị thực dân trên đất nước Việt Nam.
Xã hội Việt Nam chuyển từ xã hội phong kiến độc lập thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến.
Hệ thống chính quyền phong kiến vẫn tồn tại từ Trung ương đến làng, xã và là chỗ dựa cho chính quyền thuộc địa.
Hệ thống chính quyền thuộc địa của Pháp được thiết lập ở Đông Dương và Việt Nam, đứng đầu là Toàn quyền Đông Dương, ở Việt Nam có 3 kỳ (cấp xứ) với các chức quan người Pháp:
Thống đốc Nam Kỳ,
Khâm sứ Trung Kỳ,
Thống sứ Bắc Kỳ.
Các tỉnh Nam Kỳ có một người Pháp đứng đầu là quan chư tỉnh, ở Trung và Bắc Kỳ gọi là Công sứ.
Từ cấp huyện, phủ trở xuống thực dân Pháp dựa vào chính quyền phong kiến.
Trên thực tế, sự câu kết giữa đế quốc với phong kiến là đặc trưng của chế độ thuộc địa. Điều đó làm cho mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc, thực dân Pháp ngày càng phát triển gay gắt, đồng thời mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với chế độ phong kiến đã lỗi thời và là chỗ dựa cho Pháp cũng ngày càng thêm gay gắt.
- Sau khi ổn định được chế độ cai trị về chính trị, thực dân Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa ở Đông Dương, tập trung vào các năm 1897-1914 và 1919-1929.
+ Chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp bắt đầu tạo sự biến đổi trong quan hệ sản xuất, hình thành quan hệ sản xuất tư bản, biến đổi cơ cấu kinh tế với sự hình thành các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông vận tải, khai thác khoáng sản, chế biến nông sản...
+ Thực dân Pháp cướp ruộng đất của nông dân, tập trung ruộng đất lập đồn điền kinh doanh nông nghiệp theo lối tư bản. Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm biến đổi cơ cấu xã hội, dẫn tới sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam, giai cấp tư sản Việt Nam.
Giai cấp công nhân Việt Nam bị tư bản Pháp và cả tư sản bản xứ áp bức bóc lột và cũng là người dân mất nước. Vì vậy, giai cấp công nhân sớm giác ngộ tinh thần yêu nước, tinh thần đấu tranh giai cấp, cách mạng, trở thành cơ sở giai cấp, cơ sở xã hội để tiếp nhận tư tưởng cách mạng và xây dựng chính đảng
SỰ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN –
BƯỚC NGOẶT CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Mở đầu
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, hàng loạt phong trào cứu nước đã nổ ra dưới ngọn cờ cứu nước theo lập trương phong kiến và dân chủ tư sản nhưng đều thất bại – cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước. Với công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc, ĐCSVN ra đời, có đường lối cứu nước đúng đắn, mở ra con đường phát triển của cách mạng Việt Nam. Đây thực sự là bước ngoặt cách mạng Việt Nam.
Kết cấu bài giảng: 3 phần
I. Tình hình đất nước và quốc tế đầu thế kỷ XX và yêu cầu phát triển của cách mạng Việt Nam
II- Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tìm đường cứu nước và sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam
III- Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - Bước ngoặt lịch sử
Thời gian: 4 tiết
Hình thức huấn luyện: giảng
Phương pháp: Diễn giảng, kết hợp trình chiếu powerpoint
Tài liệu:
* Tài liệu bắt buộc
1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 1, Nxb QĐND, HN, 2007, tr. 14-35.
2. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Tái bản có sửa chữa bổ sung), Nxb CTQG, HN, 2009, tr. 19-48.
* Tài liệu mở rộng
1. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Sơ thảo
2. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 1 (giáo trình dùng cho các lớp đào tạo dài hạn cán bộ trung, cao cấp trong Quân đội), Nxb QĐND, HN, 1995.
NỘI DUNG
I. Tình hình đất nước và quốc tế đầu thế kỷ XX và yêu cầu phát triển của cách mạng Việt Nam
1. Hoàn cảnh đất nước
- Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam 1858, Nhà Nguyễn từng bước đầu hàng và dâng toàn bộ nước ta cho Pháp
+ Ngày 6-6-1884, Chính phủ Pháp cử Patơnốt (Patenôtre) ký với triều đình Huế điều ước mới hoàn toàn đầu hàng Pháp. Khoản 1 của điều ước Patơnôt ghi rõ: nước Việt Nam thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp là nước sẽ thay mặt Việt Nam trong mọi việc giao thiệp với ngoại quốc và bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài.
+ Pháp đã đặt được ách cai trị thực dân trên đất nước Việt Nam.
Xã hội Việt Nam chuyển từ xã hội phong kiến độc lập thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến.
Hệ thống chính quyền phong kiến vẫn tồn tại từ Trung ương đến làng, xã và là chỗ dựa cho chính quyền thuộc địa.
Hệ thống chính quyền thuộc địa của Pháp được thiết lập ở Đông Dương và Việt Nam, đứng đầu là Toàn quyền Đông Dương, ở Việt Nam có 3 kỳ (cấp xứ) với các chức quan người Pháp:
Thống đốc Nam Kỳ,
Khâm sứ Trung Kỳ,
Thống sứ Bắc Kỳ.
Các tỉnh Nam Kỳ có một người Pháp đứng đầu là quan chư tỉnh, ở Trung và Bắc Kỳ gọi là Công sứ.
Từ cấp huyện, phủ trở xuống thực dân Pháp dựa vào chính quyền phong kiến.
Trên thực tế, sự câu kết giữa đế quốc với phong kiến là đặc trưng của chế độ thuộc địa. Điều đó làm cho mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc, thực dân Pháp ngày càng phát triển gay gắt, đồng thời mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với chế độ phong kiến đã lỗi thời và là chỗ dựa cho Pháp cũng ngày càng thêm gay gắt.
- Sau khi ổn định được chế độ cai trị về chính trị, thực dân Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa ở Đông Dương, tập trung vào các năm 1897-1914 và 1919-1929.
+ Chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp bắt đầu tạo sự biến đổi trong quan hệ sản xuất, hình thành quan hệ sản xuất tư bản, biến đổi cơ cấu kinh tế với sự hình thành các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông vận tải, khai thác khoáng sản, chế biến nông sản...
+ Thực dân Pháp cướp ruộng đất của nông dân, tập trung ruộng đất lập đồn điền kinh doanh nông nghiệp theo lối tư bản. Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm biến đổi cơ cấu xã hội, dẫn tới sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam, giai cấp tư sản Việt Nam.
Giai cấp công nhân Việt Nam bị tư bản Pháp và cả tư sản bản xứ áp bức bóc lột và cũng là người dân mất nước. Vì vậy, giai cấp công nhân sớm giác ngộ tinh thần yêu nước, tinh thần đấu tranh giai cấp, cách mạng, trở thành cơ sở giai cấp, cơ sở xã hội để tiếp nhận tư tưởng cách mạng và xây dựng chính đảng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Nam
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)