Sự ra đời của Đảng Cộng Sản VN

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Nhung | Ngày 26/04/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: Sự ra đời của Đảng Cộng Sản VN thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
(1920- 1930)
I. Tình hình thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
1. Tình hình thế giới
Nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thế giới chứng kiến sự chuyển biến của CNTB từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang CNĐQ.
- CNĐQ ra đời
Những thành tựu khoa học kỹ thuật đạt được trong thế kỷ 19 với việc áp dụng máy móc, kỹ thuật vào sản xuất đã làm cho năng suất lao động ngày càng cao, của cải ngày càng nhiều, trong khi nguyên nhiên liệu ngày càng cạn kiệt, thị trường tiêu thụ hạn hẹp. Các quốc gia tư bản phương Tây buộc phải đem quân đi xâm chiếm các quốc gia phong kiến phương Đông nhằm tìm kiếm mở rộng thị trường, khắc phục những hậu quả của khủng hoảng sản xuất thừa.
Tuy nhiên, nhu cầu thị trường của các nước đế quốc không ngừng tăng lên, trong khi thị trường không những không tăng lên lại còn ngày càng thu hẹp lại do hầu hết các thuộc địa đều có chủ. Và thế là các nước đế quốc lao vào cuộc chiến giành giật thị trường, khu vực ảnh hưởng. Mâu thuẫn đế quốc- đế quốc dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
- Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ năm 1914.
Chiến tranh thế giới thứ nhất là kết quả tất yếu của những mâu thuẫn không thể điều hoà giữa các nước đế quốc.
Chiến tranh diễn ra từ tháng 8/1914 đến tháng 11/1918, là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, có quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại tính đến thời điểm đó. Chiến trường chính của Thế chiến I bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo 32 cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết là 10 triệu người và bị thương lên tới trên 20 triệu người. Sức tàn phá và ảnh hưởng cả về vật chất và tinh thần cho nhân loại là hết sức sâu sắc và lâu dài.
Mặc dù địa bàn chính của Thế chiến I là châu Âu nhưng ảnh hưởng của nó lan rộng đến hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Những quốc gia tham chiến trong Thế chiến I cũng đồng thời là những quốc gia đế quốc có nhiều thuộc địa nhất. Để gia tăng tiềm lực chiến tranh, các đế quốc này càng đẩy mạnh việc khai thác, bóc lột thuộc địa, huy động sức người, sức của từ thuộc địa cho cuộc chiến tranh đế quốc. Cũng vì thế mà mâu thuẫn tư sản - vô sản, thuộc địa - đế quốc càng trở nên sâu sắc và đã tạo điều kiện cho phong trào đấu tranh ở các nước nói và các dân tộc thuộc địa nói riêng phát triển mạnh mẽ. Trong các cuộc đấu tranh của vô sản chống tư sản, giai cấp công nhân đã chứng tỏ mình là lực lượng cách mạng triệt để nhất, tiên tiến nhất, là giai cấp trung tâm của thời đại. Học thuyết thiên tài của Mác cũng chỉ ra rằng: giai cấp công nhân muốn thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình là người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản thì phải lập ra được chính đảng của mình. Và thực tế cũng đã chứng minh điều này bằng thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 dẫn đến sự ra đời của Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới.
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917
Xét trên bình diện lịch sử toàn thế giới, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga, cuộc cách mạng gắn liền với tên tuổi của Lênin vĩ đại, là một sự kiện lớn nhất trong thế kỷ XX. Xét từ góc độ nghiên cứu của Lịch sử Đảng, sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu một thời đại mới trong lịch sử nhân loại - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới với vai trò tích cực của giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong của mình là Đảng cộng sản.
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã nêu tấm gương sáng ngời về sự giải phong dân tộc bị áp bức-> làm cho phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa ở phương Đông có quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là CNĐQ-> Điều này có tác động rất lớn đến cách mạng Việt Nam.
Trước chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ có một Đảng cách mạng ở Nga và một số nhóm cánh tả trong các Đảng xã hội dân chủ thì sau cách mạng tháng Mười, nhiều Đảng cộng sản được thành lập (Đảng cộng sản Đức, Đảng cộng sản Hungari, Đảng cộng sản Mỹ…) và nhiều nhóm xã hội dân chủ đã chuyển sang lập trường cộng sản. Sự ra đời của một loạt các Đảng cộng sản là tiền đề cho sự ra đời của Quốc tế cộng sản
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)