SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẦM NON

Chia sẻ bởi hoàng thị hà trinh | Ngày 03/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẦM NON thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ĐỀ TÀI :
CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ (3 – 4 TUỔI).
SVTH : NHÓM 4
GVHD : BÙI THỊ LÂN
Một số biện pháp :
Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với đò vật, đồ chơi, hoa quả, tranh ảnh. Khi cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, đò chơi, hoa quả, tranh ảnh người lớn gợi ý cho trẻ nêu tên, đặc điiểm nổi bật, cấu tạo đặc trưng của các vật đó, hoa quả đó.
2. Cô và mẹ cùng những người xung quanh luôn trò chuyện cùng trẻ để hình thành ở trẻ các từ, các khái niệm, các kí hiệu tượng trưng của sự vật hiện tượng. Ban đầu các biểu tượng này rời rạc sau này có liên hệ với nhau. Người lớn dạy trẻ và phát triển vốn từ cho trẻ, dạy trẻ cách giao tiếp cởi mở, tự tin.
Khi trò chuyện cùng trẻ, người xung quanh nêu những câu trả lời để phát triển vốn từ như:
Đây là cái gì ? ( con gì ? Quả gì ? Hoa gì ? )
Nó có màu gì ?
Nó kếu như thế nào ?
nó dùng để làm gì ?
Nếu là quả hỏi đàm thoại:
Vỏ nó nhẵn hay sần sùi ?
Nó chua hay ngọt ?
Nó có hạt không ?...v.v
Cô giáo trong tiết học cần tạo những tình huống để trẻ phát triển vốn từ như :
Bật đài có tiếng kêu con vật hay tiếng nói, tiếng còi của một loại phương tiện giao thông rồi cho trẻ đoán:
Đó là con gì ?
Đó là phương tiện giao thông gì ?
Cô giáo luôn tạo tình huống để trẻ ghép các từ thành câu đơn hoặc câu mở rộng.
Vd: Qủa chuối này màu gì ?
Bông hoa này màu gì ?
Xe máy còi kêu thế nào ?


Người lớn xung quanh trẻ luôn lắng nghe trẻ phát âm và uốn nắn từ ngữ cho trẻ.
Trẻ 3 tuổi phát âm theo các âm chuẩn tiếng việt đôi lúc còn ngọng. Sử dụng đa dạng từ câu trong giao tiếp cong hạn chế cho nên cô giáo luôn lắng nghe trẻ phát âm, uốn nắn từ ngữ cho trẻ, cho trẻ phát âm nhiều lần và sửa lỗi kịp thời cho trẻ.
4. Cho trẻ tiếp xúc với nhau , với cộng đồng một cách thường xuyên, qua tiết học dưới hình thức đi dạo, đi thăm.
Cô tạo tình huống cho trẻ tiếp xúc với nhau, tiếp xúc với cộng đồng qua cách hướng dẫn của cô.
Cô có thể dùng vật thật cho trẻ truyền tay nhau và nêu nhận xét của cá nhân, hay thõa thuận trong nhóm rồi cử đại diện nêu ý kiến thống nhất của cả nhóm.Có khi cô đưa ra tình huống của cộng đồng qua lời nói, tranh vẽ hoặc ảnh chụp cho trẻ nêu nhận xét, nhận định của trẻ về tình huống đó là đúng ( sai ).

5. Cô giáo sử dụng một số trò chơi trong hoạt động chung: Làm quen với môi trường xung quanh để làm tăng vốn từ cho trẻ.
Vd: Trò chơi hái hoa
Mục đích: giúp trẻ phân biệt các loại hoa phát triển vốn từ. Luyện phát âm cho trẻ qua tên gọi các loại hoa.
Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng, dùng tình huống trì chơi để trẻ phát âm các từ: hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa sen.
Cách tiến hành:
+ Chuẩn bị: 4 chậu(lọ) hoa, hoặc lẵng hoa sen, đồng tiền, hoa hồng hoa cúc, tranh lô tô về một số loài hoa.
+ Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi ghế hình vòng cung xong nói cách chơi. Cô đặt các chậu hoa, lẵng hoa đã chuẩn bị, cô yêu cầu trẻ hái hoa theo yêu cầu của cô và nói tên hoa.
Cô miêu tả bồn hoa, trẻ chọn tranh lô tô đúng loại hoa cô miêu tả và nói tên hoa.

CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: hoàng thị hà trinh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)