SỰ PHÁT TRIỂN GIAO TỬ NGỪOI

Chia sẻ bởi Thân Thị Diệp Nga | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: SỰ PHÁT TRIỂN GIAO TỬ NGỪOI thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

BÀI GIẢNG
GV : Thân Thị Diệp Nga
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG
TRƯỜNG CĐ Y TẾ BÌNH DƯƠNG
CHƯƠNG III:
SỰ PHÁT TRIỂN GIAO TỬ
Ở NGƯỜI


Nguồn gốc của hai dòng tế bào xôma và sinh dục
Sự phân ly sớm hai dòng tế bào xôma và sinh dục Sự sai khác :
- Dòng sinh dục thì giữ nguyên số thể nhiễm sắc.
- Dòng xôma thì xảy ra sự loại thải nhiều thể nhiễm sắc ra khỏi bộ gen.
Sự phát triển giao tử
Giao tử là những tế bào chuyên hóa cao và rất khác với tế bào xôma.
- Tế bào xôma là những tế bào lưỡng bội( mang hai bộ thể nhiễm sắc một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ).
- Giao tử là những tế bào đơn bội: số lượng thể nhiễm sắc trong nhân là một nửa số lượng của tế bào lưỡng bội
. Khi thụ tinh: Giao tử đực và giao tử cái kết hợp với nhau để cho ra một hợp tử lưỡng bội.
1. NGUỒN GỐC CÁC GIAO TỬ
Nguồn gốc các giao tử là các tế bào sinh dục nguyên thủy, còn gọi là tế bào mầm
Những tế bào này xuất hiện rất sớm trong phôi, đầu tiên là ở thành túi noãn hoàng (vào khoảng cuối tuần thứ 3), từ thành túi noãn hoàng, các tế bào mầm di cư đến nơi sẽ tạo ra các tuyến sinh dục (khoảng cuối tuần thứ 4, đầu tuần thứ 5).
Ở NGƯỜI: Trong mầm của tuyến sinh dục, các tế bào sinh dục nguyên thủy sẽ biệt hóa để tạo ra những tế bào đầu dòng của các dòng tế bào sinh dục.
Có 2 dòng tế bào sinh dục: dòng tinh và dòng noãn.
Ở phôi người có giới tính là nam, trong mầm tinh hoàn, các tế bào sinh dục nguyên thủy có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n= 44A + XY.
Ở phôi người có giới tính là nữ, trong mầm buồng trứng,  các tế bào sinh dục nguyên thủy mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n= 44A + XX
II.QÚA TRÌNH TẠO GIAO TỬ
1. Sự tạo tinh trùng
Ở nam giới, những tế bào thuộc dòng tinh sinh sản, biệt hóa, tiến triển để cuối cùng sẽ tạo ra tinh trùng.
Từ đầu đến cuối dòng tinh có các tế bào: tinh nguyên bào, tinh bào 1, tinh bào 2, tiền tinh trùng và tinh trùng.
1. Sự tạo tinh trùng

1.1. Tinh nguyên bào
Trong ống sinh tinh của thai và trẻ em , tế bào dòng tinh chỉ có tinh nguyên bào và được gọi là tinh nguyên bào chủng, là tế bào đầu dòng của dòng tinh có bộ nhiềm sắc lưỡng bội 2n= 46= 44A +XY được tạo thành do sự biệt hóa của tế bào sinh dục nguyên thủy.
Tinh nguyên bào chủng sinh sản theo kiểu nguyên phân để tăng nhanh số lượng của chúng.
Chỉ từ tuổi dậy thì cho đến khi kết thúc đời sinh dục, sự biệt hóa và tiến triển của các tinh nguyên bào chủng mới luôn luôn tiếp diễn để tạo tinh trùng.
Trong mỗi lần nguyên phân, 1 tinh nguyên bào chủng sinh ra 2 tế bào con: một vẫn giữ nguyên tính chất của tinh nguyên bào chủng, là nguồn dự trữ suốt đời cho việc tạo tinh trùng. Một sẽ biệt hóa thành tinh nguyên bào bụi, rồi thành tinh nguyên bào vảy.
Các tinh nguyên bào đều có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n= 44A +XY.
1.2. Tinh bào 1
Tinh nguyên bào vảy biệt hóa thành tinh bào 1 có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
Tinh bào 1 tiến hành quá trình giảm phân để tạo tinh trùng. Vì vậy, quá trình giảm phân còn gọi là quá trình phân chia để trưởng thành.
1.3. Tinh bào 2
Quá trình giảm phân gồm 2 lần phân chia. Kết quả của lần phân chia thứ nhất: một tinh bào 1 sinh ra hai tinh bào 2, mỗi tinh bào 2 chỉ có bộ nhiễm sắc thể đơn bội n= 23.
Có 2 loại tinh bào 2: một loại mang thể nhiễm sắc X và loại kia mang thể nhiễm sắc Y.
1.4. Tiền tinh trùng
Tinh bào 2 được tạo ra tiến hành ngay lần phân chia thứ 2 của quá trình giảm phân. Mỗi tinh bào 2 sinh ra 2 tiền tinh trùng có bộ nhiễm sắc thể đơn bội n= 23 giống tinh bào 2.
Cũng có 2 loại tiền tinh trùng: loại mang thể nhiễm sắc X và loại mang thể nhiễm sắc Y.
1.5. Tinh trùng
Tiền tinh trùng không có khả năng sinh sản, chúng biệt hóa thành tinh trùng qua một quá trình phức tạp.
Như vậy, mỗi tinh trùng cũng có bộ nhiễm sắc thể đơn bội và cũng có 2 loại tinh trùng: loại mang thể nhiễm sắc X và loại mang thể nhiễm sắc Y. Tỷ lệ giữa 2 loại là 1/1
Như vậy, trong quá trình tạo giao tử, một tinh bào 1 với bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n= 44A + XY qua quá trình giảm phân
sinh ra 4 tinh trùng, mỗi tinh trùng mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội n= 23, với 2 loại tinh trùng là 22 + X và 22 + Y.
Bắt đầu từ khi nam giới tới tuổi dậy thì thì các tinh bào bước vào giảm phân. Hiện tượng này xảy ra liên tục ở cá thể từ tuổi dậy thì cho đến lúc chết.
Ở người, mỗi tinh hoàn có thể tạo ra khoảng 100 triệu và mỗi lần xuất tinh phóng thích khoảng 200 triệu tinh trùng.
KẾT QUẢ
Sau nhiều lần phân bào, tinh nguyên bào ngừng phân chia, tăng kích thước và được gọi là tinh bào I.
Tinh bào I vào giảm nhiễm I để tạo nên hai tinh bào II. Mỗi tinh bào II vào giảm nhiễm II để tạo ra 4 tinh tử đơn bội.
Các tinh tử sẽ phát triển thành tinh trùng có các ti thể dồn lại tập trung quanh cổ tinh trùng phục vụ cho sự vận động sau này của tinh trùng.
Điều đáng chú ý là cả 4 tinh tử đều tồn tại và chuyển thành tinh trùng.
Ở người cũng như động vật có vú nói chung, sự phát sinh trứng khác với sự phát sinh tinh trùng.
Các tế bào sinh trứng ( trứng ở đây là noãn cầu) phải trải qua nhiều lần phân bào nguyên nhiễm, ở giai đoạn này chúng có tên là noãn nguyên bào. Hai lần phân bào sau cùng của quá trình tạo noãn cầu là giảm phân.
2. Quá trình tạo noãn
Ở nữ, những  tế  bào dòng noãn  sinh sản,  biệt hóa,  tiến triển  để cuối  cùng tạo noãn chín (noãn trưởng thành) có khă năng thụ tinh.
Các tế bào dòng noãn từ đầu đến cuối gồm: noãn nguyên bào, noãn bào 1, noãn bào 2 và noãn chín.
Sự kết thúc lần phân bào I cho hai tế bào: một là noãn bào I, một là cực cầu I.
Cả hai tế bào đều bước vào lần phân bào II, noãn bào II cho hai tế bào: một là nõan cầu và một là cực cầu II, cực cầu I cho hai cực cầu II.
Sự phát sinh trứng tt
Kết quả sau hai lần phân bào được 4 tế bào đơn bội nhưng chỉ một là phát triển được thành noãn cầu thành thục tức trứng, mang đầy đủ nguyên liệu bào tương cần dùng cho sự thụ tinh mà thôi. Ba tế bào kia, các cực cầu thì hầu như không có bào tương.

 Như vậy, khác với quá trình tạo tinh, trong quá trình tạo noãn, một noãn bào 1 cũng sinh ra 4 tế bào nhưng chỉ có một tế bào có khả năng thụ tinh là noãn chín
Ở người mỗi tháng “ trứng “ rụng một lần, lần đầu tiên xung quanh tuổi 13 và lần cuối cùng xung quanh tuổi 50.
Sau tuổi dậy thì noãn bào bắt đầu phát triển, kết thúc lần phân bào giảm nhiễm I và bước vào kỳ xen kẽ và kỳ giữa II lúc này chính là lúc trứng “rụng” để sẵn sàng đón tinh trùng.
Trứng lúc này gồm có một noãn bào II và một cực cầu I và quá trình giảm nhiễm sẽ kết thúc sau khi đã thụ tinh
 Quá trình giảm phân của người có thể kéo dài gần nửa thế kỷ
KẾT LUẬN

Giữa nam và nữ, sự phân bào giảm nhiễm có những điểm khác căn bản:
Ở nam, sự phân chia để tạo tinh là liên tục kể từ khi bắt đầu cho đến khi cá thể chết và tất cả các tế bào sinh ra đều đi đến tinh trùng thuần thục và sự thuần thục là không cần đợi đến lúc thụ tinh.
Ở nữ, sự phân chia để tạo noãn vừa không nhiều bằng tạo tinh, vừa dừng lại từ trong phôi. Quá trình giảm phân thì bị gián đoạn ở cuối kỳ đầu II để lại tiếp tục hàng mươi, mười lăm năm sau, và để kết thúc hoàn toàn thì phải có điều kiện là được thụ tinh.
Hãy so sánh sự phân bào giảm nhiễm của nam và nữ.
Rút ra kết luận ??
III. GIAO TỬ BẤT THƯỜNG
1. Những giao tử bất thường về mặt cấu tạo hình thái học
- Những tinh trùng bất thường có thể xếp vào 4 loại chính:
+ Tinh trùng chỉ có hình dạng bất thường: đầu to hay nhỏ, tròn hay nhọn.
+ Tinh trùng chưa trưởng thành: đầu và cổ chứa nhiều bào tương.
+ Tinh trùng già: đầu lỗ rỗ, chứa hay không chứa sắc tố.
+ Tinh trùng thoái hóa: đầu teo hay biến dạng, có 2 đầu hoặc 2 đuôi.
Tinh trùng bất bình thường
Noãn bất thường thường thoái hóa trước khi trưởng thành.
Có thể gặp một nang trứng chứa 2-3 noãn bào 1 hoặc một noãn bào 1 chứa 2 – 3 nhân nhưng rất hiếm


Noãn bất thường
2. Sai lệch thể nhiễm sắc trong các giao tử về số lượng thể nhiễm sắc.
- Trong quá trình tạo giao tử, do sự không phân ly của các thể nhiễm sắc trong quá trình giảm phân, có giao tử thừa 1, có giao tử thiếu 1 thể nhiễm sắc.
- Thể nhiễm sắc thừa hoặc thiếu đó có thể là thể nhiễm sắc thường hoặc thể nhiễm sắc giới tính X hoặc Y.
THÂN ÁI CHÀO TẠM BIỆT
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT

[email protected]
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thân Thị Diệp Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)