SỰ KỲ DIỆU CỦA BIỂN CẢ

Chia sẻ bởi Thân Thị Diệp Nga | Ngày 12/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: SỰ KỲ DIỆU CỦA BIỂN CẢ thuộc Khoa học 5

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BÌNH DƯƠNG
KHOA TỰ NHIÊN


SINH HỌC
KỲ THÚ
GV: THÂN THỊ DiỆP NGA
KỲ 2

SINH HỌC KỲ THÚ
Sự kỳ diệu của biển cả
Tôm hùm nhiều màu sắc, cá mũ làn y hệt san hô, cá ribbon xanh có thể thay đổi giới tính… Và còn nhiều điều kỳ diệu nữa dưới biển cả…

Sứa vua thường có mặt ở những nơi rất sâu khắp các đại dương trên trái đất. Trong ảnh là một con sứa có màu đỏ nhạt đang bơi dưới nước ở vùng Papua New Guinea.

Cá dơi môi hồng đang trề môi ở gần vùng đảo Cocos ở Costa Rica. Cá dơi bơi khá kém, thích sử dụng các vây với hình dạng khác thường gắn ở ngực như những cái chân để di chuyển dưới đáy biển

Cá lon mây mặt đốm ở vùng đảo Solomon. Cá lon mây thường được tìm thấy ở vùng nước cạn khắp các đại dương trên thế giới.

Cá vây chân với những màu sắc nổi bật, là điểm nhấn tô điểm màu sắc cho thế giới dưới nước. Trong ảnh là một loài cá vây chân màu đỏ thẫm ở vùng đảo Solomon.

Cá mũ làn quỷ ở đảo Fuji dường như đang ngủ, nhưng thật ra nó đang chờ đợi con mồi đi ngang qua. Loài cá này có ngạnh rất độc, được sử dụng như vũ khí phòng vệ của chúng.

Cá sư tử ở Papua New Guinea. Chúng sống trong những khu đá ngầm hay những kè đá ở vùng biển Indonesia, thường sống ở vùng biển ấm khắp nơi trên trái đất. Vây lưng của chúng tạo thành những dải rất đẹp nhưng có nhiều ngạnh chứa đầy chất độc, được dùng để chống lại những kẻ săn mồi.

Hầu hết cá cóc có hình dạng nhiều khối lởm chởm và thân có màu gần với màu của đá nơi chúng sống, giúp chúng dễ dàng nguỵ trang khi bắt mồi. Trong ảnh là loài cá cóc ở vùng biển ngoài khơi phía tây Úc, là loài cá cóc lớn nhất với chiều dài 30 cm.

Một con cá chình ribbon xanh đang “khoe” hàm răng nhỏ và chiếc mũi vàng mở rộng như cánh quạt ở đảo Fiji. Điểm đặc biệt của loài cá này là có thể thay đổi đột ngột giới tính của chúng.

Một con cá vua Ireland mở to mắt với những đốm đỏ ở công viên đại dương God’s Pocket (Canada). Loài cá đầy màu sắc này thường sống ở vùng phía bắc Thái Bình Dương trong những rặng đá gần bờ.

Thật khó để phân biệt cá mũ làn và san hô. “Nghệ sĩ ngụy trang” này sống ở phía tây vùng biển Ấn Độ Dương trong những rặng san hô sâu dưới nước khoảng 30 m.

Một con tôm hùm nhiều màu sắc đực đang nằm dưới đáy biển ngoài khơi Papua New Guinea. Loài giáp xác màu sắc sặc sỡ này rất được các khu công viên biển yêu thích.

Những mụn trên thân con cá vây này gần giống như bề ngoài của những miếng bọt biển. Nó đang nằm chờ săn mồi ở vùng biển Indonesia. Loài cá này có thể thay đổi màu sắc để tương thích với xung quanh và đung đưa một cái “cần câu” trên đầu để làm vật nhử.

Cua biển mắt xanh đang ẩn mình trong một rặng san hô ngoài khơi đảo Namenalala, thuộc quần đảo Fiji.

SINH HỌC KỲ THÚ
CHÀO TẠM BIỆT
HẸN KỲ SAU
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thân Thị Diệp Nga
Dung lượng: 3,32MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)