Sụ gặp gỡ giữa văn hóa phương đông va phương tây

Chia sẻ bởi Vũ Thị Hòa | Ngày 27/04/2019 | 83

Chia sẻ tài liệu: sụ gặp gỡ giữa văn hóa phương đông va phương tây thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

SỰ GẶP GỠ VĂN HÓA
PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY
GV hướng dẫn: Th.s Nguyễn Văn Đoàn
Nhóm SV thực hiện: Nhóm 7
MỤC LỤC

Chương 1: Khái quát về phương Đông - phương Tây cổ trung đại và các con đường giao lưu văn hóa Đông – Tây

1.1. Khái quát về phương Đông và phương Tây cổ trung đại
1.1.1. Khái niệm:
1.1.2. Khái quát lịch sử phương Đông – phương Tây cổ - trung đại Phương Đông và phương Tây cổ đại:
1.1.3 Những đặc điểm cơ bản của văn hóa phương Đông – phương Tây cổ trung đại
1.2. Các con đường giao lưu văn hóa phương Đông – phương Tây cổ trung đại
1.2.1. Con đường thương mại:
1.2.2. Con đường chiến tranh:
1.2.3. Con đường truyền giáo
1.2.4. Con đường di dân:
Chương 2. Sự gặp gỡ văn hóa Đông Tây

2.1 Chữ viết
2.2 Tôn giáo tín ngưỡng
2.3 Văn học
2.4 Khoa học
2.4.1 Tứ đại phát minh và ảnh hưởng của nó
2.4.2 Sử học
2.4.3 Toán học và Vật lí
2.4.4.Thiên văn học và địa lý học
2.5. Nghệ thuật
2.6 Sự gặp gỡ trên một số lĩnh vực khác
2.6.1. Ðông Tây gặp nhau trong Khoa Học Huyền Bí
2.6.2. Phong tục đón năm mới, quan niệm xông đất
2.6.3. Đông – Tây gặp gỡ nhau trong triết học
2.6.4. Trang phục

“Ôi Đông là Đông, Tây là Tây
và hai bên sẽ chẳng bao giờ gặp nhau”
(Kipling )
MỞ ĐẦU

Chương 1: Khái quát về phương Đông - phương Tây cổ trung đại và các con đường giao lưu văn hóa Đông – Tây
1.1. Khái quát về phương Đông và phương Tây cổ trung đại
1.1.1. Khái niệm:
Thuật ngữ phương Đông, phương Tây đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử, cụ thể là xuất phát đầu tiên ở khu vực Nam Âu (Hy Lạp, bán đảo Bakkans) vào thời cổ đại. Lúc đó con người chưa tìm ra Tân lục địa nên người Hy Lạp gọi khu vực mặt trời lặn so với họ là phương Tây, các vùng đất còn lại (Châu Á, châu Phi) gọi là phương Đông. Sự phân loại này mang tính chất tương đối và chỉ là sự quy ước của con người mà thôi.
1.1.2. Khái quát lịch sử phương Đông – phương Tây cổ - trung đại Phương Đông và phương Tây cổ đại:
Bản đồ các quốc gia cổ đại phương Đông
Bản đồ Hi Lạp cổ đại
La Mã cổ đại


1.1.3 Những đặc điểm cơ bản của văn hóa phương Đông – phương Tây cổ trung đại.
Về loại hình văn hóa: Văn hóa phương Đông thuộc cội nguồn văn hóa nông nghiệp. Còn văn hóa phương Tây thuộc văn hóa du mục và thương nghiệp.
Về tư tưởng triết học: Phương Đông “ chủ toàn” còn phương Tây “ chủ biệt” ( Cao Xuân Huy ).
Trong phương thức sống: Phương Đông trọng tình, hướng nội và khép kín trong khi đó phương Tây trọng động, hướng ngoại và cởi mở.
Trong phương thức tư duy: Phương Đông nặng về tổng hợp còn phương Tây nặng về phân tích. Phương Đông duy linh còn phương Tây duy lý.
Trong quan hệ ứng xử giữa người với người: Phương Đông nặng về cộng đồng, phương Tây nặng về cá thể; phương Đông đề cao nghĩa vụ trách nhiệm, phương Tây coi trọng quyền lợi.
Trong quan hệ ứng xử với thiên nhiên: phương Đông nghiêng về quan hệ hòa đồng với tự nhiên trong khi phương Tây coi thiên nhiên là đối tượng chinh phục.
1.2. Các con đường giao lưu văn hóa phương Đông – phương Tây cổ trung đại
Thương mại
Di dân
Truyền giáo
Chiến tranh
Các con đường giao lưu văn hóa
1.2.1. Con đường thương mại:
Thời cổ trung đại, sự giao lưu buôn bán được thực hiện thông qua hai con đường chủ yếu là đường bộ và đường biển
Các thương nhân đã tạo ra hai con đường đã đi vào lịch sử nhân loại: con đường tơ lụa và con đường hương liệu.
Trên những con đường hoang, khách buôn tụ nhau ca hát, kể cho nhau nghe về phong tục tập quán xứ mình, về kiến thức khoa học, triết lý, tôn giáo, thế giới quan. Từ một hoạt động thuần tuý trao đổi hàng hóa, những “thương lái đường dài” đầu tiên đó của thế giới trở thành cầu nối của những nền văn hóa khác nhau.
1.2.2. Con đường chiến tranh
1.2.3. Con đường truyền giáo
Nhà thờ Thiều Châu – nhà thờ Thiên chúa đầu tiên ở Trung Hoa
1.2.4. Con đường di dân
Chương 2: Sự gặp gỡ văn hóa phương Đông và phương Tây

Chữ viết là một trong những thành tựu lớn nhất trong lịch sử văn minh nhân loại.
Người Ai Cập cổ đại đã xây dựng được hệ thống gồm 24 con chữ, ghi lại các phụ âm trong ngôn ngữ Ai Cập. Đáng tiếc sáng chế này không được người Ai Cập đương thời quan tâm cải tiến và phát triển.
Đến khoảng năm 2000 TCN người Semites và sau đó là người Phenicie - những tộc người sống trong khu vực ven Hồng Hải và Địa Trung Hải đã tiếp thu thành quả sáng tạo này của người Ai Cập cổ đại. Khoảng thế kỷ IX TCN, người Phenicie đã sáng tạo ra 22 chữ cái.
2.1. Chữ viết:
Hệ thống chữ này của người Phenicie được người Hi Lạp tiếp cận thông qua những mối quan hệ buôn bán, bảng chữ cái Hy Lạp ra đời gồm 24 chữ có 18 phụ âm và 6 nguyên âm. La Mã cổ đại do điều kiện địa lý gần với Hi Lạp nên người La Mã đã sớm học hỏi bảng mẫu tự Hi Lạp để rồi sáng tạo ra chữ viết của dân tộc mình.
Đặc điểm bảng chữ người La Mã sáng tạo ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 hình thành chữ cái Latinh hoàn chỉnh như ngày nay.







2.2 Tôn giáo tín ngưỡng
Cả Phương Đông và Phương Tây đều thờ rất nhiều loại thần. Nếu như Phương Đông có thần mặt trời, thần đất, nước, mây, mưa, sấm, chớp. Thì ở Phương Tây có thần đất Giaia, thần Uranut tức là thần trời, thần thợ rèn Hêphaixtốt...
Cũng như loài người, các thần cũng thường kết hợp với nhau và tạo thành những thần mới.
Thần mặt Trời (Ai Cập)
Thần Dơt (Hy Lạp)



Cơ sở của sự xuất hiện tôn giáo nhất thần (độc thần giáo) là ở Ai Cập vào thời kì Trung Vương quốc đã diễn ra cuộc cải cách tôn giáo cả nước chỉ thờ một thần, đó là thần Atôn.
Đặc biệt đến thời kỳ Hi Lạp hoá đã diễn ra sự đan quyện độc đáo giữa tôn giáo Phương Đông và Phương Tây.
Hầu hết ở Phương Đông và Phương Tây thời cổ trung đại, giai cấp thống trị đều sử dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm bệ đỡ tư tưởng nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình, răn đe dân chúng phải an phận thủ thừa, không đấu tranh, vì tội lỗi, nghèo đói ở kiếp này là do việc làm ở tiền kiếp, nếu đấu tranh sẽ bị trừng phạt.
Phương Đông là quê hương của nhiều tôn giáo như :Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo,…cùng với văn hóa Phương Đông, Phương Tây, các nhà truyền giáo đã đưa tôn giáo Phương Đông đến với thế giới.
2.3 Văn học
Nói chung văn học Phương Đông ra đời sớm phát triển phong phú có đủ các thể loại khác nhau, có nhiều tác phẩm nổi tiếng còn lưu giữ đến ngày nay. Như ở Ai Cập có: “ Thuyền gặp nạn”, “ Truyện về Sinuhet” “Người thất vọng về linh hồn của mình”. Ở Ấn Độ có hai sử thi nổi tiếng : Ramayana và Mahabharata
Những tác phẩm này đã ảnh hưởng đến văn học Phương Tây như trường ca “Iliat và Ôdixe”, v.v…
Ở Ai Cập vào năm 332 TCN Alechxander Đại Đế đến Ai Cập ông đã tổ chức lại đất nước, thiết lập thủ đô mới Alechxandria. Trong 3 thế kỉ sau đó, tiếng Hi Lạp là ngôn ngữ chính thức của triều đình Ai Cập. Văn hóa Hellen đã hòa nhập vào văn hóa bản địa của người Ai Cập. Thành phố Alechxandria là thủ đô, hội tụ những tinh hoa văn hóa của Hi Lạp và Ai Cập là trung tâm thư viện của thế giới.
Tư tưởng “Phục Hưng” không những có ở các nhà thơ Phương Tây mà cũng xuất hiện ở các nhà thơ Phương Đông.
Lý Bạch
Đantê


Kỹ thuật làm giấy
2.4 Khoa học
2.4.1 Tứ đại phát minh và ảnh hưởng của nó
Nghề làm giấy: Từ thế kỉ I TCN nhờ sự phát triển của ngành dệt tơ tằm, người Trung Quốc đã tạo ra cách làm giấy bằng tơ.
Sang thế kỉ VI, kỉ thuật làm giấy được truyền sang Triều Tiên, Việt Nam và Nhật Bản. Đến thế kỉ VIII, phương pháp này qua Thổ Nhỉ Kì truyền vào ARập, sau đó được truyền sang Châu Âu.
Kỹ thuật in bằng con chữ rời: Người Trung Quốc biết đến kỉ thuật in từ đời Đường đến thế kỉ XI (thời Tống) người ta phát minh ra kỉ thuật in chữ rời bằng đất sét nung. Đầu thế kỉ XIV, chữ đất sét nung được thay bằng chữ gỗ. Sau khi truyền sang Triều Tiên chữ gỗ được thay bằng chữ đồng. Từ đó nghề in càng phát triển. Sau đó được truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, ARập sau đó truyền sang Châu Âu.
Kỹ thuật in
La bàn: Cũng là một trong những phát kiến quan trọng của người Trung Quốc thời cổ đại. Từ thế kỉ III TCn người Trung Quốc đã biết đến tính chất hút sắt của nam châm và đến thế kỉ II TCN thì biết thêm về tính định hướng của nó. Đến thế kỉ XI (thời Tống) người ta biết thu từ tính bằng việc dùng mài lên đá nam châm. Từ miếng sắt đó người ta làm ra được la bàn.
La bàn
Thuốc súng:
Việc phát minh ra thuốc súng có nguồn gốc từ việc luyện đan được coi là thuốc trường sinh bất lão.
Sau khi được truyền vào ARập thuật luyện đơn tức là phương pháp bào chế thuốc đã góp phần phát triển kỉ thuật chế biến thuốc của nước này sau đó Châu Âu lại học tập kỉ thuật chế biến thuốc từ người ARập và nền hóa học hiện đại sau này chính là dựa trên cơ sở từ thuật chế biến thuốc của người Trung Quốc.
Thuốc súng
2.4.2 Sử học
Ở Phương Đông và Phương Tây sử học đều ra đời sớm và có nhiều tác phẩm. Ở Phương Đông nổi tiếng với “Bộ sử kí” của Tư Mã Thiên còn ở Phương Tây, Herodot được coi là cha đẻ của sử học Phương Tây.
Các tác giả Rô Ma và Hi Lạp cổ đại ghi chép khá nhiều về lịch sử Phương Đông, hay nói cách khác lịch sử của Phương Đông cổ đại được đề cập tới khá đầy đủ trong các tác phẩm của các tác giả Hi Lạp, La Mã. Phong phú và đầy đủ hơn cả là các tác phẩm của Herodot ông có công rất lớn trong việc ghi chép lịch sử Phương Đông.
Vào thế kỉ V TCN Herodot đã có điều kiện di du lịch nhiều nơi: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ba Tư và đã có những tư liệu quan trọng được ghi chép lại trong bộ “Lịch sử”. Đây là một trong những nguồn tư liệu quý giá để nghiên cứu lịch sử các dân tộc Phương Đông, như việc xây dựng Kim Tự Tháp ở Ai Cập.




2.4.3 Toán học và Vật lí
Người Ai Cập đã sáng tạo ra chữ số thập phân, hệ đếm tiến vị, biết tính diện tích hình tròn hình tam giác, họ cũng là người biết dùng đòn bẩy trong xây dựng.
Người Lưỡng Hà biết đến bốn phép tính : cộng, trừ, nhân, chia từ rất sớm biết khai căn bậc 2, bậc 3 sử dụng hệ đếm lấy 10; 60 làm cơ sở.
Với việc phát minh ra con số 0 ở người Ấn Độ đã hoàn thiện hệ thống 10 chữ số từ O đến 9 có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nhân loại.
Thông qua giao lưu những kiến thức toán học và vật lí từ Phương Đông được người Phương Tây tiếp nhận và phát triển lên một tầm cao mới.
Talet (thế kỉ VI TCN) nhà toán học thiên văn học và triết học Hi Lạp. Talet đã đưa những tri thức hình học từ việc đo đạc của Phương Dông để sáng tạo ra những định luật phổ biến góp phần đáng kể trong thành tựu toán học của nhân loại.
Ông chính là người đầu tiên đo được chiều cao của Kim Tự Tháp nhờ phương pháp đo và tính bóng của nó trên mặt đất.
Pitago (580 – 500TCN), nhà số học nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại ông và các học trò đã tổng kết về các tri thức số học, đặt ra những công thức toán học quan trọng nhất là định lí về các cạnh trong tam giác vuông “ Định lí Pitago”. Có thể ông đã tiếp thu định lí này từ người Lưỡng Hà, trong định lí của người Lưỡng Hà: trong một tam giác vuông bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh gốc vuông. Là hoàn toàn trùng khớp với định lí Pitago.
Định lý trong tam giác vuông
Pitago

Ơclit (Nữa đầu thế kỉ III TCN) nhà toán học của Hi Lạp người có công tập hợp nhiều nhà toán học và nhiều công trình toán học về Alechxandria (Ai Cập), người đầu tiên biên soạn sách giáo khoa hình học. Công trình chính của ông là tập “Cơ bản” gồm 13 chương được soạn thảo vào năm 325 TCN.
Acsimet (287 – 212 TCN) là toán học, vật lí học nổi tiếng ông có một thời gian học tập ở Alechxandria Asimet đã phát minh ra đòn bẩy và nguyên lí vật nổi, ròng rọc, guồng nước. Căn cứ trên những ttri thức về hình học và đại số để đặt ra những công thức toán học mà quan trọng là về số π.
2.4.4.Thiên văn học và địa lý học
Phương Đông ra đời sớm hơn phương Tây nên thiên văn học phương Đông cũng ra đời sớm và phát triển đạt nhiều kết quả cao. Ta có thể kể đến một số thành tựu như tính được lịch dương lịch, biết được các hành tinh  khác trong hệ mặt trời: Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ, biết cung hoàng đạo, biết Trái Đất, Mặt Trời, ngôi sao. Khi người phương Tây đến (đầu tiên ở Ấn Độ) họ đã lấy đó làm cơ sở xây dựng lên thành ngành khoa học thực sự đó là ngành khoa học lịch pháp.
Ở Hy Lạp lúc đầu dùng lịch âm đến la Mã cổ đại TKI TCN Julies Cacsao sang Ai Cập, ông ta mang về nhiều thứ trong đó có lịch. Xeda đã tiến hành cải cách, từ đó ở phương Tây đã chuyển từ âm lịch sang dương lịch. Thales là người nghiên cứu đầu tiên sau khi tiếp xúc với những thành tựu của người Ai Cập và Lưỡng Hà. Do có sự hiểu biết sâu sắc về thiên văn học mà từ đó ông tính được nhật thực vào ngày 25/05/585 TCN.
   Lĩnh vực thiên văn học luôn gắn liền với lĩnh vựu địa lý học, cùng quá trình phát triển thiên văn học, địa lý học cũng đã phát triển lên một bước, việc tìm hiểu các sao, chòm sao, hành tinh mới , các thành tựu khác về hiểu biết thiên nhiên xung quanh con người, từ đó thúc đẩy quá trình tìm hiểu vùng đất mới (con đường tơ lụa), tới thăm nhiều khu vực khác nhau có trên trái đất mà con người chưa hề đặt chân đến. Các nhà khoa học thông thái tìm hiểu vẽ bản đồ thế giới như Hecataux, Ptoleme – người vẽ bản đồ Trái đất cực Bắc là Scandincave tới cực Nam là sông Nin, từ Tây Ban Nha sang Trung Quốc,v.v…

Kim tự tháp ở Ai Cập
2.5. Nghệ thuật
Kiến trúc và điêu khắc:
Ở Ai Cập thời cổ đại kiến trúc và điêu khắc là thành tựu văn hóa lớn nhất mà tiêu biểu là các lăng mộ với dụng ý lưu truyền tên tuổi các Pharaon thì trong thời kì Ai Cập bị Hi Lạp và La Mã chiếm đóng thì các công trình phát triển kinh tế đô thị, văn hóa giáo dục mới là tiêu biểu.
Cây đèn biển Alechxandria, thư viện thành phố Alechxandria, là hai công trình lớn chịu ảnh hưởng của văn hóa Hi Lạp, La Mã. Dọc theo bờ biển Địa Trung Hải đến Thái Bình Dương là những cây đèn biển giống ở Alechxandria, cũng giống như những cây đèn biển ở Pháp, Tây Ban Nha, Italya đều được gọi là Pharos.
Đấu trường ở La Mã cổ đại
Khi đi đến bất cứ nơi nào trong vùng đất Trung Á, người ta sẽ tìm thấy một chút nghệ thuật Hi Lạp còn sót lại dưới hình thức này hay hình thức khác. Đó có thể là đồng tiền xưa vào thế kỷ thứ VII có khắc tượng thần trong thần thoại Hi Lạp như thần “mĩ thuật” mà ta quen biết dưới tên thần Vinus, hay tượng thiếu niên với những đường nét thật Hi Lạp. Một trong những vùng thấy ảnh hưởng của Hi Lạp rất mạnh mẽ là tiểu quốc Gandhara.
Theo quan niệm tạc tượng của Gandhara thì hình Đức Phật không phải mà là hình ảnh của một lý tưởng hay một điều gì mà khiến người ta hi vọng có thể đạt tới. Vì thế khi muốn tạo nên một hình ảnh của Đức Phật thì hình ảnh lí tưởng được sử dụng là của một lực sĩ Hi Lạp tuyệt hảo, một con người thập toàn. Tiêu chuẩn này cũng được áp dụng cho hình tượng các vị Bồ Tát tuy rằng có sự thay đổi và có một hàm ý khác.
Tượng thần Vệ Nữ
Tượng lực sĩ ném đĩa
Tượng phật theo quan niệm tạc tượng của người Gandhara
Âm nhạc
Trước khi nền văn hóa của Arap thăng hoa với sự xuất hiện và phát triển của Hồi giáo thì âm nhạc đã có từ sớm trong đời sống văn hóa tinh thần của họ.
Từ thế kỉ VII đến thế kỉ IX Hồi giáo chinh phục khắp bán đảo ARập và tràn cả sang Libya, Ai Cập, Syria nền văn hóa Ai Cập nhanh chống tiếp nhận văn hóa Hi – La.
Họ mang sang Châu Âu những loại nhạc cụ như : Trống, kèn vào năm 924. Đến thế kỉ XI Tây Ban Nha trở thành trung tâm sản xuất các loại nhạc cụ lớn. Châu Âu không chỉ tiếp nhận những loại nhạc cụ này mà còn giữ nguyên tên gọi các loại nhạc cụ này : Đàn Luýt tiếng Anh gọi là “lute”, tiếng ARập gọi là “all-ude”, đàn Ban - bđua tiếng Anh gọi là “Pandero” tiếng ARập gọi là “tanbun”, đàn Ghi ta tiếng Anh gọi là “Giuta”, tiếng ARập gọi là “Qitara”.
Đàn Gita
Đàn Lute
2.6 Sự gặp gỡ trên một số lĩnh vực khác
2.6.1. Ðông Tây gặp nhau trong khoa học huyền bí
Giải đoán vận mệnh bằng Thần Số Học – Numerology môn khoa học huyền bí Tây phương gọi là Thần Số (Numerology) dựa theo nhân sinh quan của Thần Tam Giác (Divine Triangle) nhờ Thần Số mà người ta đoán được nhân cách, tính tình, công việc, năng khiếu, tình duyên v.v... của một đời người. Môn khoa học huyền bí đã phát xuất 600 năm trước Thiên Chúa giáng sinh và do nhà toán học Pythagorax lập ra. Pythagorax dùng phương trình C2-A2-B2 của hình tam giác (pythagorean theorem) để giải đoán định mệnh nên các nhà siêu hình học Hy Lạp cho là "God geometrizes." Môn siêu hình học này gồm có tất cả 9 số.
2.6.2. Phong tục đón năm mới, quan niệm xông đất
Lễ kỉ niệm năm mới có lịch sử hình thành sớm nhất trong tất cả những ngày lễ. Nó bắt nguồn từ xứ Babylon cổ đại khoảng 4000 năm trước. Đối với người Babylon, năm mới bắt đầu từ dịp Trăng thượng tuần đầu tiên sau thời điểm xuân phân ( ngày đầu tiên của mùa xuân ).
Trước đây người La Mã đón năm mới vào thời điểm cuối tháng 3 hàng năm. Tuy nhiên thời điểm này luôn bị xáo trộn vì mỗi hoàng đế lên trị vì lại có một cách tính lịch riêng. Để thống nhất, vào năm 153 trước Công Nguyên, những người đứng đầu đế chế đã quy định thời điểm đầu năm bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng 1 và lễ kỉ niệm năm mới vẫn là thời điểm cuối tháng 3 hàng năm.
Sau này bằng ảnh hưởng của mình, Julius Caesar bắt vương quốc mình phải sử dụng bộ lịch mang tên Julian và quy định lễ kỉ niệm năm mới là ngày mùng 1 tháng 1. Nhưng bộ lịch này một năm kéo dài đến 445 ngày để phù hợp với sự hoạt động của mặt trời.
Ngày nay phong tục đón năm mới, quan niệm xông đất đều có ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
2.6.3. Đông – Tây gặp gỡ nhau trong triết học
Minh triết các vùng phương Tây lẫn các vùng phương Đông đã hội tụ lại với nhau góp phần tạo nên nền văn hóa Hy lạp – La Mã phát triển rực rỡ. Tư tưởng khoa học và tôn giáo của Tây Á và Ai Cập còn góp phần đáng kể vào sự hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp cổ điển. Điều đặc biệt là những thành tựu nổi bật về thiên văn học, toán học, thần thoại ở Ai Cập và Babilon đã thực hiện chức năng động cơ cho sự nảy sinh của triết học Hy Lạp.
Sự giao lưu mang tính thế giới giữa văn hóa Đông – Tây chính là đặc điểm chủ yếu của các nền văn minh Hy Lạp và La Mã. Triết học Hy Lạp – La Mã hậu kỳ còn tiếp nhận một cách trực tiếp những ảnh hưởng từ tri thức khoa học, tôn giáo khác nhau và từ triết học tôn giáo của phương Đông. Hầu như tất cả các học thuyết của các trường phái triết học chủ yếu đều mang đặc điểm của các nền văn hóa hội tụ phương Đông – phương Tây.
Triết học phương Tây đi từ gốc lên ngọn (từ thế giới quan, vũ trụ quan, bản thể luận... từ đó xây dựng nhân sinh quan con người;) trong khi triết học phương Đông đi từ ngọn xuống gốc (từ nhân sinh quan, vấn đề cách sống, lối sống sau đó mới là vũ trụ quan), có lẽ Triết học phương Đông và phương Tây đều xem đó như là hai mặt của một vấn đề. Chúng bổ sung một cách hoàn hảo cho nhau.

2.6.4. Trang phục
Đối với những vùng có khí hậu nóng, ở cả Phương Đông và Phương Tây cư dân ngoài việc chú ý đến tính thẩm mĩ của trang phục thì yếu tố hàng đầu trong việc tạo trang phục là đảm bảo sự thoải mái cho người mặc. Trang phục gồm có đồ mặc bên trong và đồ mặc bên ngoài.
Nam giới Phương Đông và Phương Tây phía trên thường ở trần, phần dưới quấn quanh thân một miếng vải, hay da thú. Nữ giới thường mặc váy: Phụ nữ Ai Cập cổ đại thường mặc váy Fuliat (shift), Phụ nữ Ấn Độ thường mặc váy Sari, người Trung Quốc mặc áo chẽn (như t- Shirts dài).
Trang phục Ai Cập cổ đại
Ngày nay, cô dâu Phương Tây hay Phương Đông cũng đều mặc váy trong lễ cưới.

Những điều nói trên cho thấy rằng, điều quan trọng ngày nay là chúng ta hiểu rõ được mặt mạnh và mặt yếu của mỗi một khu vực văn hóa để kết hợp bổ sung cho nhau nhằm xây dựng một thế giới loài người bền vững. Không nên tuyệt đối hóa một khía cạnh nào của văn hóa khu vực mà không thấy được mạnh khiếm khuyết của nó. Thống nhất trong đa dạng chính là nguyên tăc thúc đẩy sự hợp tác, bổ sung những cái hay cái tốt cho nhau để cùng tồn tại và phát triển, tư tưởng sự đụng độ giữa các nền văn minh của Huntintơn đang bị chính sự phát triển của loài người bác bỏ. Hội nhập Đông -Tây nói riêng và toàn thế giới nói chung chính là vecto chỉ hướng chủ đạo và mục đích cuối cùng để là người có được một ngôi nhà hòa bình và ổn định. Và như thế nói đúng theo tinh thần tư tưởng cua Kipping:
Khi các dân tộc gặp gỡ nhau trong mối quan hệ bình đẳng và trong tình anh em thì sẽ không còn Phương Đông, Phương Tây, không còn ranh giới phân chia giữa các giống nòi, chủng tộc.
C. Kết luận
THẢO LUẬN
Câu 1. Tại sao nói: “Phương Đông đi trước về sau”?. Có phải là khoa học không xuất hiện ở Phương Đông ?
Câu 2: Trong sự gặp gỡ giữa văn hóa Phương Đông và Phương Tây thực chất có sự “xung đột văn hóa”?
Trả lời:

Sỡ dĩ như vậy là do tác động của môi trường, điều kiện sống mỗi khu vực như đã nói trên, đó là truyền thống văn hóa , văn minh Phương Đông Phương Tây khác nhau. Lối sống hòa vào thiên nhiên tạo ra tư duy tổng hợp, duy cảm, tạo nên lối sống coi trọng gốc gác của người Phương Đông, vì vậy người Phương Đông họ thích chứng minh cho những gì đã có, hình thành nên một tư tưởng thuần phục gần như tuyệt đối với những gì đã có từ trước.
Người Phương Tây luôn khao khát kiếm tìm cái mới, chinh phục nó. Trong tôn giáo đã sớm hình thành những cuộc cải cách li giáo, trong giáo dục nghĩa thầy cũng có ý nghĩa thần thánh như Phương Đông. Chính điều đó làm cho người Phương Tây luôn tiếp thu cái mới, không bằng lòng với những gì có sẵn, luôn muốn tìm gốc rễ của sự việc. Nên nó có tác dụng rất lớn cho sự ra đời các học thuyết, tư tưởng mới, không như Phương Đông lại kìm hãm tư duy sáng tạo của con người.
Trả lời

Theo chúng tôi đó không phải là sự xung đột giữa các nền văn hóa, văn minh, mà văn hóa văn minh là sản phẩm của con người và đều hướng tới cái đẹp hoàn mĩ. Vậy trong cả quá trình lịch sử cho đến nay sự xung đột đẫm máu giữa các tôn giáo, sắc tộc, nguyên nhân thực sự của chúng là lợi ích chính trị, lợi ích của các giai cấp, phe phái, quan điểm và hành động cực đoan thù địch của một số tổ chức chịnh trị trên thế giới, đã lợi dụng tôn giáo, văn hóa phục vụ cho mục đích của mình
Ôi Đông là Đông, Tây là Tây và Đông Tây không bao giờ gặp gỡ.
Cho đến khi đất trời có mặt tại tòa phán xử tối cao của thượng đế
Nhưng sẽ chẳng có Đông, cũng chẳng có Tây, chẳng có ranh giới,chẳng có giống nòi, cũng chẳng có sinh sôi.
Khi hai người đàn ông mạnh mẽ đứng đối diện nhau, dù họ đến từ nơi tận cùng của trái đất.
Danh sách nhóm 7:
Nguyễn Thị Vân 1988
Nguyễn Thị Vân 1990
Nguyễn Phương Nam
Lưu Thị Vân
Nguyễn Thị Nga 1989
Phạm Thị Anh
Hoàng Văn Nguyên
Cảm ơn thầy và các bạn đã chú ý lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Hòa
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)