Su dung van hoa.....

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Diễm Trang | Ngày 19/03/2024 | 2

Chia sẻ tài liệu: su dung van hoa..... thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:

SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA
TRONG DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Phát biểu của Tiến sĩ Katherine Muller – Marin, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam
“Giáo dục Di sản giúp chúng ta giữ gìn bản sắc dân tộc, hiểu rõ về quá khứ, đồng thời kết nối với hiện tại và tương lai. Di sản là yếu tố tạo nên sự độc đáo của một quốc gia, và sự khác biệt với các quốc gia khác trong một thế giới toàn cầu hóa. Nó nhắc nhở cho chúng ta về bản thân chúng ta là ai, chúng ta từ đâu đến và chúng ta muốn đi đến đâu. Giáo dục di sản sẽ dạy cho các thế hệ tương lai cách bảo tồn di sản vì hạnh phúc trong cuộc sống của chính họ”
DI SẢN VĂN HÓA VỚI GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC Ở PHỔ THÔNG
1. Nhận dạng di sản: quan niệm di sản, đặc điểm, phân loại di sản
Khái niệm về di sản:
Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hoá của cộng đồng 54 dân tộc anh em,
Được sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu và kế thừa từ các nền văn hoá và văn minh của nhân loại.
Đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Phân loại di sản:
Di sản văn hóa Việt Nam được chia thành hai loại:
Di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.
1. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm :
Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học.
Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.

Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm:
* Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam;
Ngữ văn dân gian, bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết; 
Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác;
Hát Quan Họ
Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác; 
Lễ hội truyền thống; 
Nghề thủ công truyền thống;
Tri thức dân gian; 
2. Ý nghĩa của di sản đối với hoạt động dạy học, giáo dục phổ thông
Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh.
Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức.
Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh.
Phát triển trí tuệ của học sinh.
Giáo dục nhân cách học sinh.
Góp phần phát triển một số kỹ năng sống ở học sinh
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng lắng nghe tích cực
Kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng
Kỹ năng hợp tác
Kỹ năng tư duy phê phán
Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm
Kỹ năng đặt mục tiêu
Kỹ năng quản lí thời gian
Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
3. Những di sản thường được sử dụng trong dạy học, giáo dục ở nhà trường phổ thông (tính đến năm 2012)
7 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới :
Quần thể di tích Cố đô Huế;
Vịnh Hạ Long
Phố Cổ Hội An
Khu di tích Mỹ Sơn
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
Hoàng Thành Thăng Long
Thành Nhà Hồ
6 di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Nhã nhạc cung đình Huế;
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên;
Không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh;
Ca trù,
Hội Gióng;
Hát Xoan
3 di sản thông tin tư liệu thế giới
Mộc bản triều Nguyễn;
82 bia đá ở Văn Miếu Quốc tử giám;
Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm
8 khu dự trữ sinh quyển thế giới
rừng ngập mặn Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh;
đảo Cát Bà, Hải Phòng;
khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang;
khu dự trữ sinh quyển đồng bằng châu thổ sông Hồng;
khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An,
khu dự trữ sinh quyển mũi Cà Mau;
khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm;
khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai
1 di sản thiên nhiên thuộc mạng lưới công viên địa chất toàn cầu : Cao nguyên đá Đồng Văn
Trên 3000 di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia; hàng triệu mẫu vật, di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia được lưu giữ trong hơn 120 bảo tàng và các sưu tập tư nhân.
Đặc biệt, các hiện vật văn hóa trong cuộc sống hàng ngày, các di sản văn hóa phi vật thể đang sống trong cộng đồng rất giàu có nhưng ít được biết đến và khai thác
Các hình thức tổ chức dạy học với di sản
Khai thác, sử dụng tài liệu về di sản để tiến hành bài học ở trường phổ thông.
Tiến hành bài học tại nơi có di sản Bài học tại thực địa.
Tổ chức tham quan ngoại khoá, trải nghiệm di sản
Sử dụng di sản để tổ chức các hoạt động ngoại khoá khác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Diễm Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)