Sử dụng thiết bị dạy học Toán lớp 1
Chia sẻ bởi Ngô Tiến Thắng |
Ngày 08/10/2018 |
54
Chia sẻ tài liệu: Sử dụng thiết bị dạy học Toán lớp 1 thuộc Toán học 1
Nội dung tài liệu:
Sử dụng thiết bị dạy học dạy các bài về phép tính trong phạm vi 10
PGS.TS Đỗ Đình Hoan
1. Phép cộng trong phạm vi 10
Trong Toán 1 phép cộng được xây dựng như là phép “gộp” hai “nhóm đồ vật” không giao nhau. Vì vậy khi sử dụng thiết bị để dạy học nội dung này cần làm rõ được “ý tưởng” xây dựng phép cộng đó. Chẳng hạn:
VD1: Phép cộng trong phạm vi 5 (đại diện các phép cộng trong phạm vi 3,4,5).
- Sử dụng tranh vẽ trong sách Toán 1, tr. 49: (Hìnhvẽ 1)
+ Cho phép HS quan sát các tranh vẽ để thấy “4 con cá gộp với (thêm) 1 con cá được 5 con cá “hoặc” 1 cái mũ gộp với (thêm) 4 cái mũ được 5 cái mũ. Từ đó có phép tính: 4+1=5 hoặc 1+4=5.
+ Tương tự quan sát tranh “con ngỗng”, “cái áo” từ đó có phép tính:
3+2=5 hoặc 2+3=5
+ Chốt lại cho HS quan sát sơ đồ thể hiện đầy đủ ý nghĩa của các phép cộng trong phạm vi 5: (hình vẽ)
- Sử dụng Bộ đồ dùng học Toán 1:
+ VD: Xây dựng phép tính “3+2=5” có thể thực hiện theo các “thao tác” sau: Cho HS lấy ra 3 hình vuông (để thành một nhóm và nêu: “Có 3 hình vuông”); lấy thêm hai hình vuông (để thành một nhóm) và nêu: “Có 2 hình vuông”. “Gộp” hai nhóm lại với nhau, rồi “đếm” được 5 hình vuông. Từ đó HS nhận biết:
* 3 hình vuông “thêm” 2 hình vuông là 5 hình vuông
* 3 hình vuông “cộng” với 2 hình vuông được 5 hình vuông , viết là: 3+2=5
+ Hoặc có thể cho HS “ thao tác” bằng que tính:
Tay phải cầm 3 que tính, tay trái cầm 2 que tính. Gộp số que tính ở cả hai tay, được tất cả 5 que tính. Từ đó hình thành phép tính : 3+2=5.
Ví Dụ 2 : Phép cộng trong phạm vi 7 (đại diện cho các phép cộng trong phạm vi 6,7,8,9,10).
- Sử dụng tranh vẽ trong sách Toán 1, tr. 68. (Hình vẽ)
+ Cho học sinh quan sát tranh rồi tự ghi (nêu) kết quả phép tính vào chỗ chấm, chẳng hạn, ở dòng 1 “5 hình tam giác thêm 1 hình tam giác là 6 hình tam giác, ta có: 5+1=6; 1 hình tam giác thêm 5 hình tam giác là 6 hình tam giác, ta có: 1+5=6”. Tương tự với các phép tính ở dòng 2: 5+2=7; 2+5=7, ở dòng 3: 4+3=7 và 3+4=7.
- Sử dụng hộp Bộ đồ dùng học Toán 1.
Có thể cho HS thực hiện theo các cách:
Cách 1: Lấy lần lượt các hình tròn (hoặc hình vuông, hình tam giác…)có trong hộp Bộ đồ dùng học Toán 1 để hình thành các phép cộng:
* 6 hình tròn thêm 1 hình tròn là mấy hình tròn? Từ đó có: 6+1=7
* 5 hình tròn thêm 2 hình tròn là mấy hì
PGS.TS Đỗ Đình Hoan
1. Phép cộng trong phạm vi 10
Trong Toán 1 phép cộng được xây dựng như là phép “gộp” hai “nhóm đồ vật” không giao nhau. Vì vậy khi sử dụng thiết bị để dạy học nội dung này cần làm rõ được “ý tưởng” xây dựng phép cộng đó. Chẳng hạn:
VD1: Phép cộng trong phạm vi 5 (đại diện các phép cộng trong phạm vi 3,4,5).
- Sử dụng tranh vẽ trong sách Toán 1, tr. 49: (Hìnhvẽ 1)
+ Cho phép HS quan sát các tranh vẽ để thấy “4 con cá gộp với (thêm) 1 con cá được 5 con cá “hoặc” 1 cái mũ gộp với (thêm) 4 cái mũ được 5 cái mũ. Từ đó có phép tính: 4+1=5 hoặc 1+4=5.
+ Tương tự quan sát tranh “con ngỗng”, “cái áo” từ đó có phép tính:
3+2=5 hoặc 2+3=5
+ Chốt lại cho HS quan sát sơ đồ thể hiện đầy đủ ý nghĩa của các phép cộng trong phạm vi 5: (hình vẽ)
- Sử dụng Bộ đồ dùng học Toán 1:
+ VD: Xây dựng phép tính “3+2=5” có thể thực hiện theo các “thao tác” sau: Cho HS lấy ra 3 hình vuông (để thành một nhóm và nêu: “Có 3 hình vuông”); lấy thêm hai hình vuông (để thành một nhóm) và nêu: “Có 2 hình vuông”. “Gộp” hai nhóm lại với nhau, rồi “đếm” được 5 hình vuông. Từ đó HS nhận biết:
* 3 hình vuông “thêm” 2 hình vuông là 5 hình vuông
* 3 hình vuông “cộng” với 2 hình vuông được 5 hình vuông , viết là: 3+2=5
+ Hoặc có thể cho HS “ thao tác” bằng que tính:
Tay phải cầm 3 que tính, tay trái cầm 2 que tính. Gộp số que tính ở cả hai tay, được tất cả 5 que tính. Từ đó hình thành phép tính : 3+2=5.
Ví Dụ 2 : Phép cộng trong phạm vi 7 (đại diện cho các phép cộng trong phạm vi 6,7,8,9,10).
- Sử dụng tranh vẽ trong sách Toán 1, tr. 68. (Hình vẽ)
+ Cho học sinh quan sát tranh rồi tự ghi (nêu) kết quả phép tính vào chỗ chấm, chẳng hạn, ở dòng 1 “5 hình tam giác thêm 1 hình tam giác là 6 hình tam giác, ta có: 5+1=6; 1 hình tam giác thêm 5 hình tam giác là 6 hình tam giác, ta có: 1+5=6”. Tương tự với các phép tính ở dòng 2: 5+2=7; 2+5=7, ở dòng 3: 4+3=7 và 3+4=7.
- Sử dụng hộp Bộ đồ dùng học Toán 1.
Có thể cho HS thực hiện theo các cách:
Cách 1: Lấy lần lượt các hình tròn (hoặc hình vuông, hình tam giác…)có trong hộp Bộ đồ dùng học Toán 1 để hình thành các phép cộng:
* 6 hình tròn thêm 1 hình tròn là mấy hình tròn? Từ đó có: 6+1=7
* 5 hình tròn thêm 2 hình tròn là mấy hì
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Tiến Thắng
Dung lượng: 50,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)