Sử dụng BT thực tiễn

Chia sẻ bởi Lê Văn Chánh | Ngày 18/03/2024 | 2

Chia sẻ tài liệu: Sử dụng BT thực tiễn thuộc Hóa học

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA HÓA HỌC
________________

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
BÀI TẬP CÓ YẾU TỐ THỰC TIỄN
VÀ ỨNG DỤNG TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG V, VI
SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC 10 NÂNG CAO
GVHD : TS. DƯƠNG HUY CẨN
SVTH : LÊ VĂN CHÁNH (Chủ nhiệm)
PHAN NGỌC TRẦM
LỚP : HÓA 2005A
Đồng Tháp, ngày 05 tháng 10 năm 2010
CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÍ LUẬN.
CHƯƠNG 2: BÀI TẬP HÓA HỌC CÓ YẾU TỐ THỰC TIỄN VÀ ỨNG DỤNG TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG V, VI SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC 10 NÂNG CAO
CHƯƠNG 3: MỘT VÀI KHẢO SÁT BAN ĐẦU
KẾT LUẬN

1. Lí do chọn đề tài :
MỞ ĐẦU
Hóa học có vai trò to lớn trong sản xuất, đời sống, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong nhiều lĩnh vực như: Lương thực thực phẩm, may mặc, sức khỏe, an ninh quốc phòng...
Và Hoá học là môn học thực nghiệm kiến thức hóa học được vận dụng rất nhiều trong thực tế cuộc sống có khả năng phát huy sự hiểu biết của học sinh đối với thế giới bên ngoài nếu GV biết khai thác mọi tình huống dạy học, đặc biệt là thông qua việc xây dựng và xử lý hệ thống BT hoá học thực tiễn.
1. Lí do chọn đề tài :
MỞ ĐẦU
BT hoá học thực tiễn giúp cho HS hiểu sâu thêm kiến thức, có thể mở rộng tri thức, rèn khả năng tư duy, tính kiên nhẫn trong việc giải BT… và vận dụng những kiến thức được học vào giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Tuy nhiên, hiện nay trong chương trình Hóa học phổ thông các bài tập thực tiễn chưa nhiều, nội dung chưa phong phú. Nhiều bài tập hóa học còn xa rời thực tiễn cuộc sống và sản xuất, quá chú trọng đến các tính toán phức tạp. Vì vậy học sinh chỉ hiểu kiến thức đã học một cách máy móc không vận dụng được vào thực tế cuộc sống dẫn đến không nắm vững được kiến thức.
MỞ ĐẦU
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu BTTT trong dạy học hóa học
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Phân tích các bài trong chương V, VI SGK Hóa học 10 nâng cao để nêu ra các kiến thức liên quan đến đời sống.
Nghiên cứu các dạng bài tập thực tiễn sử dụng trong chương V, VI hoá học lớp 10
Thiết kế một giáo án sử dụng bài tập thực tiễn
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu SGK Hóa học 10 và các tài liệu có liên quanNghiên cứu thực tiễn: sưu tầm các bài tập thực tiễn.
5. Đối tượng nghiên cứu:
Các bài học trong chương V, VI SGK hóa học 10 nâng cao.
6. Giả thuyết khoa học:
Nghiên cứu đề tài hoàn thành sẽ góp thêm tài liệu tham khảo cho GV, HS trung học phổ thông và sinh viên cao đẳng, đại học


MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Những tiền đề của việc vận dụng kiến thức vào đời sống
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin Trang 5
1.1.2. Nguyên lý giáo dục, hệ thống giáo dục Việt Nam Trang 5
1.2. Bài tập hóa học
1.2.1. Khái niệm về BTHH Trang 6
1.2.2. Tầm quan trọng của BTHH Trang 7
1.2.3. Tác dụng của BTHH trong dạy học hóa học ở trường phổ thông Trang 7
1.3. Bài tập thực tiễn
1.3.1. Khái niệm Trang 12
1.3.2. Các loại BTTT Trang 12
Chương 2: BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG V, VI SGK HÓA HỌC 10 NÂNG CAO”
2.1. Nội dung của chương V, VI sách giáo khoa Hóa học 10 nâng cao
2.1.1. Nội dung chương V: Nhóm Halogen Trang 15
2.1.2. Nội dung chương VI: Nhóm Oxi Trang 17
2.1.3. Bài tập trong chương Trang 18
2.2. Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học.
2.2.1. Trong hình thành kiến thức mới:
+Tính chất vật lý, tính chất hóa học của các đơn chất Ví dụ
+Tính chất vật lý, tính chất hóa học của các hợp chất Ví dụ
2.2.2. Trong vận dụng kiến thức Ví dụ
2.2.3. Trong kiến thức củng cố Ví dụ
2.2.4. Xây dựng tình huống vào bài Ví dụ
2.3. Sưu tầm một số BTTT Trang 30
Chương 2: BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG V, VI SGK HÓA HỌC 10 NÂNG CAO”
Chương 2: BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG V, VI SGK HÓA HỌC 10 NÂNG CAO”
2.4. Thiết kế giáo án sử dụng BTTT hóa học Trang 34
2.5. Một vài khảo sát ban đầu
2.5.1. Khảo sát GV
Ý kiến của GV về vấn đề sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học Hóa học
 Sử dụng nhiều BTTT thì HS vận dụng tốt kiến thức trong bài học để giải quyết BT đó. Từ đó tạo được sự hứng thú, óc sáng tạo của HS, giúp HS yêu thích bộ môn hóa học
 Tùy theo tình hình lớp có chịu nghiên cứu học môn đó để đi sâu vào kiến thức hay không. Nếu lớp quá yếu cần liên hệ thực tế để dễ hiểu hơn
Chương 2: BÀI TẬP THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG V, VI SGK HÓA HỌC 10 NÂNG CAO”
2.5.1. Khảo sát GV
 Theo tôi BTTT là loại BT ứng dụng kiến thức và thực nghiệm chú trọng thực hành, lý giải hiện tượng. BTTT mang tính dễ thấy trong thực tế không nặng nề về kiến thức hàn lâm, BT phải ra làm sao mà HS chỉ cần trả lời 1 đến 2 ý là được.
 GV cần ra BTTT để HS vận dụng kiến thức đã học để điều chế được nhiều chất trong thực tế giúp HS yêu thích bộ môn hơn và việc học của mình có ý nghĩa hơn. Ví dụ: Từ S điều chế H2SO4, từ đó điều chế phân bón, ...
2.5.2. Nhận xét:
- Đa số GV cho rằng việc sử dụng BTTT trong dạy học Hoá học là phát huy được tính tích cực của HS, giúp HS ham thích học hơn, lĩnh hội kiến thức tốt hơn
- GV thường ra BTTT cho HS dưới dạng trắc nghiệm và tự luận vào thời điểm khi dạy bài mới, khi củng cố ở cuối tiết dạy và đặc biệt trong kiểm tra đánh giá kiến thức HS.
2.5.2. Nhận xét:
- HS rất thích học khi GV giảng dạy có liên hệ nhiều đến thực tiễn đặc biệt là BTTT. Qua việc giảng dạy có liên hệ nhiều đến thực tiễn hay thực tế cuộc sống, HS dễ nhớ kiến thức và khắc sâu được kiến thức.
Qua các kết quả khảo sát, chúng ta có thể nhận thấy việc sử dụng BTTT trong dạy học Hóa học ở trường THPT là rất có hiệu quả. Khi học với BTTT HS được hoạt động nhiều hơn, nắm kĩ và hiểu sâu bài. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều GV chưa thực hiện thường xuyên. Do vậy chúng ta cần phổ biến để thực hiện sâu rộng hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Chương 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận:
Sau thời gian nghiên cứu đề tài: “Bài tập hóa học có yếu tố thực tiễn và ứng dụng trong giảng dạy chương V, VI sách giáo khoa Hóa học 10 nâng cao” của chúng tôi đã hoàn thành. So với mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã thực hiện được các công việc sau:
- Trình bày cơ sở lý luận của đề tài như: Những tiền đề của việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tầm quan trọng của BT, tác dụng của BT, Sử dụng BTHH trong dạy học, khái niệm BTTT, các loại BTTT
- Qua nghiên cứu, tôi đã sưu tầm các BT có yếu tố thực tiễn và vận dụng vào trong giảng dạy như:
+ Trong hình thành kiến thức mới: sưu tầm được 3 BT,
3.1. Kết luận:
+ Trong BT củng cố: sưu tầm được 4 BT và 1 BT tự ra,
+ Xây dựng tình huống vào bài: xây dựng tình huống vào tất cả các bài trong chương V, VI (11 tình huống).
+ Sưu tầm được 23 BT sử dụng trong giảng dạy tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng, củng cố tính chất của các đơn chất và hợp chất trong chương V, VI.
- Thông qua nghiên cứu nhận thấy việc giải BTTT sẽ làm cho việc học hóa học tăng lên, tạo hứng thú, say mê trong học tập ở HS. Các BT có liên quan đến kiến thức thực tế còn có thể dùng để tạo tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học
- BTTT là một loại BT rất sinh động và có thể giúp HS rèn luyện kỹ năng suy luận, giúp HS khắc sâu kiến thức, dạng BT này có thể thích hợp cho tất cả các đối tượng HS, đặc biệt là HS khá giỏi.
- Loại BTTT có thể ra đề với nhiều hình thức khác nhau: lý thuyết, tính toán, trắc nghiệm.
- Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên chỉ thiết kế được một giáo án sử dụng BTTT.
- Bước đầu, tôi đã khảo sát và thu nhận những ý kiến đánh giá thực tế của GV ở các trường THPT. Đây là cơ sở để tôi bổ sung và hoàn thiện đề tài.
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp và kinh nghiệm còn yếu, do vậy các ví dụ và các giáo án minh họa chưa sâu sắc và đặc biệt là việc vận dụng vào thực tiễn để kiểm chứng kết quả nghiên cứu lại đòi hỏi nhiều thời gian nên kết quả thực nghiệm đề tài chỉ là sơ bộ ban đầu, mang tính chủ quan. Nhưng theo tôi, việc vận dụng các kết quả trên của đề tài vào dạy học hóa học THPT là rất cần thiết.
3.2. Đề xuất:
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tôi có một số ý kiến đề xuất nhỏ như sau:
Đối với nhà trường: Nhà trường cần khuyến khích và tạo điều kiện cho GV Hóa học sử dụng BTTT trong dạy học, khi đó sẽ nâng cao được chất lượng dạy học.
Đối với GV:
+ Trong sách giáo khoa hiện nay còn rất ít các loại BTTT. Do đó, cần bổ sung các loại BTTT để HS tiếp cận với loại bài mới này.
+ Tăng cường sử dụng BTTT làm phương pháp và phương tiện để củng cố hoàn thiện kiến thức, kĩ năng cho HS trong dạy học hoá học.
3.2. Đề xuất:
+ Các BTTT cần được GV sử dụng thường xuyên hơn trong các tiết dạy cả tiết lí thuyết lẫn thực hành để phát huy được tính tích cực của HS và đi vào trí nhớ HS một cách dễ dàng hơn, không làm nặng nề kiến thức của HS.Từ đó HS cảm thấy hoá học không phải là khái niệm khó hiểu, khó nhớ mà ngược lại rất thiết thực và gần gũi với các em.
+ GV phải thường xuyên hướng dẫn HS làm BTTT, vận dụng các loại BT này vào các bài kiểm tra, để từ đó có thể củng cố, kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức của HS, có thể kiểm tra miệng bằng cách cho HS giải các BT này.
XIN CÁM ƠN !
20

Chúc buổi bảo vệ NCKH thành công tốt đẹp!
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN
Ở bài 42: Ozon và hiđro peoxit. Khi dạy xong mục II – Hiđro peoxit, ở phần 3 - Ứng dụng của hiđro peoxit. GV có thể sử dụng BTTT
Đề: (Câu hỏi lí thuyết và BTHH trung học phổ thông, trang 76)
Trong các nhà máy sản xuất rượu bia nước ngọt, nước là một nguyên liệu quan trọng, chất lượng của nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. nước khử trùng bằng Clo thường có mùi khó chịu do lượng Clo dư gây nên. Do vậy mà các nhà máy đó đã sử dụng phương pháp khử trùng nước bằng ozon để nước không có mùi lạ. Ozon được bơm vào trong nước với hàm lượng từ 0,5- 5 g/m3. Lượng dư được duy trì trong nước khoảng 5- 10 phút để diệt các vi khuẩn cỡ lớn
a) Vì sao ozon lại có tính sát trùng?
b) Tính khối lượng ozon cần dùng để khử trùng nước đủ sản xuất được 400 lít rượu vang. Biết rằng để sản xuất được 1 lít rượu vang cần dùng hết 5 lít nước.
Trở lại
Ở bài 44: Hiđro sunfua. Khi dạy xong mục II - Tính chất vật lí. GV có thể sử dụng BTTT sau:
Đề: (Câu hỏi lí thuyết và BTHH trung học phổ thông, trang 81)
Khi hòa tan một lượng nhỏ hiđro sunfua trong nước được dung dịch trong suốt không màu. Để lọ thủy tinh trong suốt đựng dung dịch đó trong không khí vài ngày thì thấy hơi có vẩn đục. Hãy giải thích và viết phương trình hóa học.
Hướng dẫn:
H2S khi hòa tan trong nước thu được dung dịch axit sunfuhiđric trong suốt, khi để dung dịch này ngoài không khí thì nó dần dần trở nên vẩn đục màu vàng do oxi của không khí đã oxi hóa H2S thành lưu huỳnh làm cho dung dịch bị vẩn đục.
2H2S + O2 → 2S + 2H2O
Trở lại
2.2.3. Trong vận dụng kiến thức
Ở bài 32: Hợp chất có oxi của clo. Khi dạy mục II-Nước Gia-ven, clorua vôi, muối clorat. GV có thể sử dụng BTTT sau:
Đề: (BT chọn lọc hóa học 10, trang 140)
Giải thích vì sao nước Gia-ven có khả năng tẩy trắng vải sợi và cho biết vì sao trên thực tế người ta dùng clorua vôi nhiều hơn nước Gia-ven?
Hướng dẫn:
Trong nước Gia-ven, ClO- có tính oxi hóa mạnh do Clo có số oxi hóa +1 dễ nhận e tạo thành Cl-, nó oxi hóa được chất có màu thành chất không màu.
Trong không khí có CO2, clorua vôi tác dụng với CO2 giải phóng HClO nên có ứng dụng tương tự nước Gia-ven. 2CaOCl2 + CO2 + H2O → CaCO3 + CaCl2 + 2HClO
Clorua vôi cũng được dùng để tẩy trắng vải sợi, giấy, tẩy uế các hố rác, cống rãnh, xử lí các chất độc hữu cơ. Một lượng lớn clorua vôi được dùng để tinh chế dầu mỏ.
So với nước Gia-ven, clorua vôi rẻ tiền hơn, hàm lượng hipoclorit cao hơn, dễ bảo quản và chuyên chở hơn nên được sử dụng nhiều hơn.
=> BT này giúp HS hiểu rõ tính chất hóa học đặc trưng của nước Gia- ven và clorua vôi là tính oxi hóa mạnh.
Trở lại

2.2.3. Trong kiến thức củng cố:
Bài tập lí thuyết:
Ở bài 36: Iot ta có thể sử dụng bài tập sau:
Dùng Clo để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng. Tuy nhiên, cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ clo dư ở trong nước bởi vì lượng clo dư sẽ gây nguy hiểm cho con người và môi trường. Cách đơn giản để kiểm tra lượng clo dư là dung kali iotua và hồ tinh bột. Hãy nêu hiện tượng của quá trìn này và viết phương trình hóa học (nếu có).
HD: Cho nước máy đã xử lí bằng clo vào ống nghiệm chứa dd KI không màu, thêm 1ml hồ tinh bột. Nếu nước máy còn dư clo, clo sẽ tác dụng với KI giải phóng ra I2, khi I2 gặp tinh bột sẽ chuyển thành màu xanh.
Cl2 + 2KI → KCl + I2
 Thông qua BT trên, học sinh sẽ củng cố được phản ứng điều chế I2 và nhớ lại tính chất hóa học của halogen mạnh đẩy halogen yếu ra khỏi dd muối của nó. Đồng thời, học sinh còn biết thêm cách để nhận biết I2 sinh ra. Hiện nay, nguồn nước đang bị ô nhiễm nên việc cung cấp nước sạch cho sinh hoạt là cần thiết nhưng việc xử lí nước nếu dùng dư clo thì sẽ gây nguy hiểm cho con người. Vì vậy có thể sử dụng cách trên để kiểm tra nồng độ clo dư trong nước sinh hoạt hàng ngày của gia đình để đảm bảo sức khỏe.
Ở bài 36: Iot ta có thể sử dụng bài tập sau:
Kali iotua trộn trong muối ăn để làm muối iot là một chất rất dễ bị oxi hóa thành I2 rồi bay hơi, nhất là khi có mặt nước hoặc các chất oxi hóa có trong muối, hoặc khi ở nhiệt độ cao. Theo nghiên cứu thì sau 3 tháng, KI trong muối ăn sẽ mất hoàn toàn. Để đề phòng điều đó, người ta hạn chế hàm lượng muối trong muối iot không vượt quá 3,5% về khối lượng (theo tiêu chuẩn Liên Xô cũ) bằng cách cho thêm chất ổn định iot như Na2S2O3. Khi đó có thể giữ lượng KI trong muối iot khoảng 6 tháng.
a). Tính lượng nước tối đa cho phép có trong một tấn muối iot theo tiêu chuẩn trên.
b). Hãy nêu phương pháp bảo quản muối iot và cách dùng muối iot khi nấu ăn nhằm hạn chế sự thất thoát iot.







Trở lại
2.2.4. Xây dựng tình huống vào bài
Bài 31: Hiđro clorua – Axit clohiđric
GV đặt câu hỏi: Trong dạ dày của chúng ta có một loại axit góp phần vào việc tiêu hóa thức ăn, đó là axit gì?
A. HCl B. H2SO4 C. HBr D. HNO3
Đáp án: A.
GV đặt vấn đề: HCl với nồng độ thấp trong dạ dày giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng, để hiểu thêm về HCl cũng như ứng dụng của nó trong thực tế chúng ta cùng tìm hiểu qua bài 31.
Bài 41: Oxi
GV đặt câu hỏi: Giả sử trên trái đất đột nhiên không còn một cây xanh nào thì chuyện gì sẽ xảy ra đối với con người?
HS trả lời: con người sẽ không thể sống được vì không có khí oxi để thở
GV đặt vấn đề: Như vậy khí Oxi rất cần thiết đối với chúng ta, chúng ta không thể tồn tại nếu không có oxi. Ngoài ra oxi còn có nhiều ứng dụng quan trọng khác trong đời sống và sản xuất của con người, chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về oxi qua bài 41.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Chánh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)