Sự chuyển biến ý nghĩa của từ (mới nhất)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Thanh | Ngày 21/10/2018 | 119

Chia sẻ tài liệu: Sự chuyển biến ý nghĩa của từ (mới nhất) thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Sự chuyển biến ý nghĩa của từ

Tổ 3
Sự chuyển biến ý nghĩa của từ Tiếng việt
Từ đơn hoặc từ phức lúc mới xuất hiện chỉ có một nghĩa biểu vật. Sau một thời gian sử dụng, nó có thể có thêm các nghĩa biểu vật mới. Các nghĩa biểu vật mới xuất hiện càng nhiều thì nghĩa biểu niệm của nó càng có khả năng biến đổi.
VD: Từ “chốt” vốn có 2 nghĩa biểu vật ứng với cấu trúc biểu niệm: “cái chốt” (sự vật) và “hoạt động tác động làm cho không dời, long ra”, sau đó dẫn tới một nghĩa khác (mới): “chốt lại vấn đề” hay “đóng chốt”, “giữ chốt”,...
Trong sự chuyển biến nghĩa của từ, giữa nghĩa đầu tiên và nghĩa sau xuất hiện sau có mối liên hệ nhất định.
VD: Từ “thẻ”, nghĩa đầu tiên là “mảnh tre, gỗ được dùng để viết chữ” (khi chưa có giấy)  chuyển thành nghĩa khác “đồ dùng trong ghề mê tín”  đến nay nó có nghĩa “giấy chứng nhận tư cách thành viên của một tổ chức nào đấy” trong “thẻ hội viên”, “thẻ sinh viên”,...

Sự chuyển biến nghĩa cũng là một
phương thức để tạo thêm các từ mới
bên cạnh phương thức ghép hoặc láy
Trong sự chuyển biến ý nghĩa, có khi nghĩa biểu vật đầu tiên không còn nữa.
VD: nghĩa “bên phải, bên trái” của từ “đăm chiêu”

Các từ có ý nghĩa biểu vật cùng thuộc một phạm vi hoặc cùng một cấu trúc biểu niệm thì chuyển biến ý nghĩa theo cùng một hướng giống nhau
VD: Từ “mũi” – tên 1 bộ phận cơ thể được chuyển sang phạm vi đồ vật, vật thể địa lý như: mũi dao, mũi đất,...
Sự chuyển nghĩa có thể dẫn tới kết quả là nghĩa sau khác hẳn với nghĩa trước. Thậm chí ngay cùng một từ, sự chuyển nghĩa có thể khiến cho nó có thể trở thành đồng nghĩa với từ vốn trái nghĩa trước kia của nó.
VD: Từ “đứng” có cấu trúc biểu niệm: hoạt động, dời chỗ, hoạt động bằng chân,... Vốn trái nghĩa với từ “chạy”, nhưng do sự chuyển nghĩa, từ “đứng” mang nghĩa “điều khiển máy” trong câu “chị công nhân đứng 24 máy một ca”
Khi các nghĩa chuyển biến còn liên hệ với nhau. Sự chuyển nghĩa có thể làm cho ý nghĩa của từ mở rộng hoặc thu hẹp lại
VD: Từ “đài” có nghĩa gốc chỉ “những công trình kiến thiết cao hơn mặt đất”, nhưng trong cách nói nghe đài đã bị thu hẹp nghĩa. Trong nét nghĩa thu hẹp này, nét nghĩa “nơi phát tin qua sóng vô tuyến” là nét nghĩa chủ yếu
Sự chuyển biến về nghĩa có thể làm thay đổi ý nghĩa biểu thái (nghĩa “xấu đi” hay “tốt lên”)
VD: Từ “tếch” trước kia vốn có nghĩa “ra đi”, không xấu, không tốt, nay chỉ khi nào muốn phê phán sự ra đi của ai đó, mới nói “Anh ta tếch thẳng” hoặc “Chúng ta tếch thôi” thì đó cũng là ngôn ngữ thiếu trong sáng, thái độ không lịch sự.

Các phương thức chuyển nghĩa của từ

Ẩn dụ

Hoán dụ

- Là hình thức lấy tên gọi
của sự vật hiện tượng này
để gọi tên sự vật hiện
tượng khác nếu giữa chúng
có một sự giống nhau nào
đó

Là hình thức lấy tên gọi
của sự vật hiện tượng này
để gọi tên sự vật hiện tượng
khác nếu chúng luôn đi đôi
với nhau trong thực tế
VD: Dựa vào sự giống nhau về hình
dạng để chuyển nghĩa của từ chân sang
chỉ chân bàn, chân ghế, chân trời,...
VD: Lấy tên gọi của các cơ quan chức
năng để gọi tên chức các chức năng:
đầu chỉ trí tuệ, tim chỉ tình cảm,...
BT2: Lấy VD về sự chuyển biến ý nghĩa của từ trong Tiếng việt

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”

“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiêng sầu”

“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”

“ Áo nâu cùng với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.”

“Đầu xanh đã tội tình gì,
Má hồng đến quá nửa thì mới thôi”


“Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh”

Xác định và giải thích phương thức chuyển nghĩa
Ruột bút:
Ruột: chỉ bộ phận bên trong cơ thể có tác dụng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn
Ruột bút: chỉ bộ phận bên trong của chiếc bút có tác dụng chứa mực, điều hòa lượng mực

Ở đây sử dụng phương thức ẩn dụ để chuyển nghĩa lấy tên gọi SVHT này để gọi tên SVHT khác dựa trên nét tương đồng
Lòng sông: chỗ trung giữa 2 bờ sông
Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ

Đầu làng:
Đầu: Phần trên nhất của cơ thể người hay phần trước của thân loài vật, có chứa hệ thần kinh trung ương, phần lớn giác quan.
Đầu làng: chỉ vị trí đầu tiên của ngôi làng
Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ

Ngọn núi:
Ngọn: chỉ phần trên cùng, đầu tiên
Ngọn núi: chỉ phần cao nhất trên cùng của ngọn núi
Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
Chân tường:
- Chân: là bộ phận dưới cùng của cơ thể tiếp xúc với đất để đi lại, di chuyển
- Chân tường: là phần dưới cùng của bức tường có tác dụng giúp bức tường vững chắc hơn
Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ

Mũi thuyền:
- Mũi: Bộ phận trên khuôn mặt có hình thon nhọn
- Mũi thuyền: bộ phận đầu tiên của chiếc thuyền, nhọn dài
Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
Cửa sông: là vùng nước ở ven biển với một hoặc nhiều con sông chảy vào đó
Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ

Vốn kiến thức còn mỏng:
- Mỏng: chỉ bề mặt không dày, ít, hạn hẹp
Vốn kiến thức còn mỏng: chỉ trình độ tri thức còn hạn chế, ít tri thức
 Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ


Kiến thức chắp vá:
- Chắp vá: chỉ các phần không khớp với nhau, không đồng bộ
- Kiến thức chắp vá: không theo hệ thống, trật tự
Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ

Lời nói ngọt ngào:
- Ngọt ngào: vị ngọt nơi đầu lưỡi khi nếm thức ăn
- Lời nói ngọt ngào: chỉ sự nhẹ nhàng, ấm áp trong giao tiếp
 Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)