Su 9- tuan 30- tiet 40
Chia sẻ bởi Dương Oanh |
Ngày 10/05/2019 |
39
Chia sẻ tài liệu: Su 9- tuan 30- tiet 40 thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Tuần 30 NS: 31 /03/2013
Tiết 40 NG: 02/04/2013
Bài 29: CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
(1965 – 1973) (Tiết 1)
I. . MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức:
- Trình bày được âm mưu và hành động của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
- Trình bày được những thắng lợi lớn của nhân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ, tiêu biểu là chiến thắng Vạn Tường, trên lược đồ.
- Biết được cuộc chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc của Mĩ.
2. Tư tưởng: HS thấy rõ:
- Tình cảm gắn bó ruột thịt của nhân dân 2 miền Nam - Bắc.
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
3. Kỹ năng: HS biết:
- Phân tích, nhận định, đánh giá và so sánh sự kiện lịch sử.
- Đọc ngôn ngữ bản đồ lịch sử và tranh ảnh trong bài.
II. CHUẨN BỊ :
1. GV: Bản đồ Việt Nam, lược đồ chiến thắng Vạn Tường…`
2. HS: Tìm hiểu về chiến thắng Vạn Tường.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho biết mục tiêu, nội dung và ý nghĩa của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965) ở miền Bắc?
- Nhân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ như thế nào?
2. Giới thiệu bài:
Sau khi thất bại “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đã đẩy cuộc chiến tranh ở miền Nam lên mức cao hơn là “Chiến tranh cục bộ”. Vậy Mĩ thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất như thế nào? Ta đã chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ra sao?
3. Bài mới
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.
H: Vì sao Mĩ thực hiện chiến lược “CTCB”?
HS: do c/l “CTĐB” bị phá sản, Mĩ chưa đạt được mưu đồ chiếm hẳn miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
GV: Trong thế bí, Mĩ phải dùng đến c/l “CTCB” trực tiếp xâm lược miền Nam Việt Nam và mở rộng chiến tranh ra miền Bắc.
H: “CTCB” là loại hình chiến tranh ntn?
H: Mĩ thực hiện c/l “CTCB” ở miền Nam ntn?
HS trả lời.
Thảo luận nhóm 3 phút: Điểm giống và khác nhau của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ”?
- Giống: đều là hình thức chiến tranh thực dân mới, nhằm xâm lược và thống trị miền Nam.
- Khác:
CTĐB
CTCB
Lực lượng
Quân đội SG do cố vấn Mĩ chỉ huy.
quân Mĩ+ đồng minh+qđ SG (Mĩ giữ vai trò quan trọng).
Phạm vi
Miền Nam VN
Miền Nam Việt Nam+ mở rộng chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.
Tính chất
CTCB ác liệt hơn (thể hiện ở mục tiêu, số quân tham chiến, vũ khí...)
GV chuẩn kiến thức và nhấn mạnh: 2 chiến lược đều dựa vào vũ khí và trang bị chiến tranh hiện đại của Mĩ, tuy nhiên chiến tranh cục bộ có thêm quân đồng minh.
H: Theo em, việc Mĩ trực tiếp đem quân x/lược liệu chúng có gặp phải khó khăn gì không?
HS quan sát hình 66- SGK trả lời:
+ Bị cả TG và nhân dân Mĩ phản đối (vì đưua con em họ ra chiến trận).
+ Người Việt Nam thấy Mĩ xấu xa->chống Mĩ.
+ Chi phí chiến tranh tăng lên-> kinh tế Mĩ không chịu được lâu dài...
Hoạt động 2: Tìm hiểu những chiến thắng của nhân dân miền Nam trong việc đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
H: Mĩ mở đầu CTCB với trận đánh nào?
HS: Vạn Tường (Quảng Ngãi).
GV mở rộng: Vạn Tường là 1 thôn nhỏ thuộc xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh QN... Nghe tin báo có quân chủ lực của ta đóng ở Vạn Tường, Mĩ quyết hành quân “tìm diệt”...
GV treo lược đồ trạn Vạn Tường. và trình bày diễn biến trận Vạn Tường.
H: Chiến thắng Vạn Tường có ý nghĩa gì?
HS: Chứng minh khả năng ta sẽ thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
=>GV bổ sung
Tiết 40 NG: 02/04/2013
Bài 29: CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
(1965 – 1973) (Tiết 1)
I. . MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức:
- Trình bày được âm mưu và hành động của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
- Trình bày được những thắng lợi lớn của nhân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ, tiêu biểu là chiến thắng Vạn Tường, trên lược đồ.
- Biết được cuộc chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc của Mĩ.
2. Tư tưởng: HS thấy rõ:
- Tình cảm gắn bó ruột thịt của nhân dân 2 miền Nam - Bắc.
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
3. Kỹ năng: HS biết:
- Phân tích, nhận định, đánh giá và so sánh sự kiện lịch sử.
- Đọc ngôn ngữ bản đồ lịch sử và tranh ảnh trong bài.
II. CHUẨN BỊ :
1. GV: Bản đồ Việt Nam, lược đồ chiến thắng Vạn Tường…`
2. HS: Tìm hiểu về chiến thắng Vạn Tường.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho biết mục tiêu, nội dung và ý nghĩa của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965) ở miền Bắc?
- Nhân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ như thế nào?
2. Giới thiệu bài:
Sau khi thất bại “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đã đẩy cuộc chiến tranh ở miền Nam lên mức cao hơn là “Chiến tranh cục bộ”. Vậy Mĩ thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất như thế nào? Ta đã chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ra sao?
3. Bài mới
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.
H: Vì sao Mĩ thực hiện chiến lược “CTCB”?
HS: do c/l “CTĐB” bị phá sản, Mĩ chưa đạt được mưu đồ chiếm hẳn miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
GV: Trong thế bí, Mĩ phải dùng đến c/l “CTCB” trực tiếp xâm lược miền Nam Việt Nam và mở rộng chiến tranh ra miền Bắc.
H: “CTCB” là loại hình chiến tranh ntn?
H: Mĩ thực hiện c/l “CTCB” ở miền Nam ntn?
HS trả lời.
Thảo luận nhóm 3 phút: Điểm giống và khác nhau của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ”?
- Giống: đều là hình thức chiến tranh thực dân mới, nhằm xâm lược và thống trị miền Nam.
- Khác:
CTĐB
CTCB
Lực lượng
Quân đội SG do cố vấn Mĩ chỉ huy.
quân Mĩ+ đồng minh+qđ SG (Mĩ giữ vai trò quan trọng).
Phạm vi
Miền Nam VN
Miền Nam Việt Nam+ mở rộng chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.
Tính chất
CTCB ác liệt hơn (thể hiện ở mục tiêu, số quân tham chiến, vũ khí...)
GV chuẩn kiến thức và nhấn mạnh: 2 chiến lược đều dựa vào vũ khí và trang bị chiến tranh hiện đại của Mĩ, tuy nhiên chiến tranh cục bộ có thêm quân đồng minh.
H: Theo em, việc Mĩ trực tiếp đem quân x/lược liệu chúng có gặp phải khó khăn gì không?
HS quan sát hình 66- SGK trả lời:
+ Bị cả TG và nhân dân Mĩ phản đối (vì đưua con em họ ra chiến trận).
+ Người Việt Nam thấy Mĩ xấu xa->chống Mĩ.
+ Chi phí chiến tranh tăng lên-> kinh tế Mĩ không chịu được lâu dài...
Hoạt động 2: Tìm hiểu những chiến thắng của nhân dân miền Nam trong việc đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
H: Mĩ mở đầu CTCB với trận đánh nào?
HS: Vạn Tường (Quảng Ngãi).
GV mở rộng: Vạn Tường là 1 thôn nhỏ thuộc xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh QN... Nghe tin báo có quân chủ lực của ta đóng ở Vạn Tường, Mĩ quyết hành quân “tìm diệt”...
GV treo lược đồ trạn Vạn Tường. và trình bày diễn biến trận Vạn Tường.
H: Chiến thắng Vạn Tường có ý nghĩa gì?
HS: Chứng minh khả năng ta sẽ thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
=>GV bổ sung
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Oanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)