Su 9 -tuan 10- tiet 10

Chia sẻ bởi Dương Thị Oanh | Ngày 10/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Su 9 -tuan 10- tiet 10 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần 10 NS: 27/10/2012
Tiết 10 NG: 29 /10/2012

Bài 10: CÁC NƯỚC TÂY ÂU

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS cần nắm:
- Những nét nổi bật về kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Trình bày được quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Tư tưởng: Giáo dục HS:
- Nhận thức nguyên nhân đưa tới sự liên kết khu vực Tây Âu và mối quan hệ giữa Tây Âu với Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Hiểu rõ từ 1975 quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong liên minh châu Âu dần được thiết lập và ngày càng phát triển, đặc biệt từ 1995 khi hai bên ký hiệp định khung – mở ra triển vọng hợp tác mới.
3. Kỹ năng:
- Sử dụng bản đồ, quan sát phạm vi lãnh thổ
- Rèn phương pháp tư duy, phân tích, tổng hợp.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Bản đồ chính trị châu Âu sau chiến tranh thế giới II.
2. HS: Tranh ảnh – tư liệu về các nước châu Âu và Liên minh châu Âu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh?
- Trình bày những thành tựu về kinh tế của Nhật Bản? Nguyên nhân sự phát triển kinh tế Nhật Bản.
2. Giới thiệu bài: Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Tây Âu là khu vực mà chiến sự diễn ra ác liệt, các nước Tây Âu rút ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới với cảnh hoang tàn và đổ nát của cuộc chiến tranh. Vậy sau chiến tranh, nền kinh tế – chính trị của Tây Âu có điểm gì mới? Sự liên hợp giữa các nước diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
3. Bài mới:

Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động1: Tìm hiểu chung về khu vực Tây Âu
*GV dùng bản đồ chính trị châu Âu sau chiến tranh TG II, xác định vị trí địa lý của các nước Tây Âu. Sau đó yêu cầu HS dựa vào thông tin mục I/40 – 41 để đàm thoại theo các câu hỏi:
H: Tình hình Tây Âu trong chiến tranh thế giới II ?
HS trả lời. (Đọc số liệu theo đoạn in nghiêng /40),
GV liên hệ tới hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới đã tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước Tây Âu ( kể cả các nước thắng hay bại trận).
GV nhấn mạnh: Kinh tế bị tàn phá nặng nề, giảm sút nghiêm trọng, nhiều nước trở thành những con nợ lớn.
H: Để khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu làm gì ?
HS: Nhận viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác-san (ngoại trưởng Mĩ đề ra).
GV đưa thêm tư liệu để học sinh hiểu rõ về kế hoạch phục hưng châu Âu.
H: Kế hoạch Mác-san được thực hiện nhằm mục đích gì ?
HS: + Dựa vào tiềm lực kinh tế Mĩ viện trợ để chi phối lôi kéo điều khiển các nước Tây Âu.
+ Thực chất là từng bước Mĩ thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.
H: Cho biết điều kiện để Tây Âu nhận viện trợ ?
HS: dựa vào thông tin đoạn in nghiêng /41 để trả lời.
H: Kết quả của việc làm đó?
HS trả lời.
GV lấy ví dụ như ở Pháp, Italia.
H: Qua đó em rút ra nhận xét gì về tình hình Tây Âu lúc này?
HS: Các nước Tây Âu từ chỗ lệ thuộc nặng nề về kinh tế đã lệ thuộc cả về chính trị.
H: Sau chiến tranh TG II, các nước Tây Âu thực hiện chính sách đối nội như thế nào?
HS trả lời.
H: Em có nhận xét gì về những chính sách đối nội nay của các nước Tây Âu?
HS: Chính sách bảo thủ, lỗi thời, phản dân tộc đi ngược lại quyền lợi, quyền tự do dân chủ của nhân dân.
H: Các nước Tây Âu thực hiện chính sách đối nội này nhằm mục đích gì?
HS: củng cố vững chắc hơn thế lực, quyền hành của giai cấp tư sản.
H: Những chính sách đối nội đó đã tác động gì đến các nước Tây Âu?
HS: gây nên tình trạng bất bình sâu sắc trong quần chúng nhân dân lao động.
GV lấy ví dụ: nhiêù cuộc bãi công biểu tình của công nhân đã nổ ra ở Pháp, ở Italia…
H: Điểm nổi bật trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)