Su 9- tiet7

Chia sẻ bởi Dương Thị Oanh | Ngày 10/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: su 9- tiet7 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần 7 NS: 06 /10/2012
Tiết 7 NG: /10/2012

Bài 7: CÁC NƯỚC MĨ LA -TINH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS cần nắm:
- Tình hình chung của các nước Mĩ La-tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Nét chính về cuộc cách mạng Cu-ba và kết quả công cuộc xây dựng CNXH ở nước này.
2. Tư tưởng: Giáo dục HS:
- Tinh thần đoàn kết và ủng hộ PTCM của các nước Mĩ La-tinh (chống chủ nghĩa thực dân mới Mĩ).
- Yêu mến, quý trọng và đồng cảm với nhân dân Cu-ba.
3. Kỹ năng: Rèn cho HS biết sử dụng bản đồ, tranh ảnh và lập biểu đồ.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Bản đồ châu Mĩ và Mĩ La-tinh.
2. HS: Tư liệu – tranh ảnh về lãnh tụ Phi đen Caxtơrô, đất nước – con người Cu-ba.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tình hình chung về các nước châu Phi?
- Trình bày sự ra đời của cộng hoà Nam Phi?
2. Giới thiệu bài: Mĩ La-tinh là một khu vực rộng lớn (> 20 triệu km2 - chiếm 1/7 diện tích thế giới, gồm 23 nước cộng hoà - từ Mêhicô đến cực nam châu Mĩ) và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Từ sau 1945, các nước Mĩ La-tinh không ngừng đấu tranh để củng cố độc lập chủ quyền và phát triển kinh tế văn hoá nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào đế quốc Mĩ. Trong cuộc đấu tranh đó, nổi bật lên tấm gương Cu -ba - điển hình của phong trào cách mạng khu vực Mĩ La-tinh.
3. Bài mới:

Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về Mĩ La-tinh.
*GV treo bản đồ châu Mĩ cho HS quan sát và nghe GV giải thích: Gọi là Mĩ La-tinh (gồm trung và nam Mĩ) vì nhân dân Mĩ La-tinh nói ngữ hệ và chịu ảnh hưởng văn hoá La-tinh, vốn là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Hà Lan.
*GV dùng bản đồ Mĩ La-tinh giới thiệu: Là khu vực rộng lớn, được 2 đại dương bao bọc với kênh đào Panama -> rút ngắn khoảng cách đi lại, khí hậu ôn hoà, giàu TNTN – nông – lâm và khoáng sản -> sớm là miếng mồi béo bở của CNTD.
H: Nhận xét sự khác biệt giữa châu Á – châu Phi và Mĩ La-tinh?
HS: Nhiều nước khu vực Mĩ La-tinh giành độc lập ngay từ thập niên đầu TK XIX.
=>Yêu cầu HS xác định vị trí các nước đó trên lược đồ: Pêru, Bra – xin, Achentina, Vênêxuêla.
H: Đặc điểm chính trị Mĩ La-tinh trước chiến tranh TG II?
HS: Lệ thuộc nặng nề vào Mĩ.
=>GV chuẩn kiến thức và giảng: Với chiêu bài “cây gậy lớn và củ cà rốt” hay “châu Mĩ của người châu Mĩ” - Mĩ đã độc chiếm, biến Mĩ La-tinh thành bàn đạp và chỗ dựa vững chắc cho chính sách bành trướng xâm lược ra thế giới.
H: Tình hình Mĩ La-tinh sau chiến tranh thế giới II?
HS: Cao trào cách mạng bùng nổ và đấu tranh vũ trang.
H: Kết quả của các phong trào đó?
HS: Lật đổ chính quyền độc tài phản động, thiết lập chính phủ dân tộc dân chủ, tiến hành các cải cách tiến bộ …
=>GV nhấn mạnh: Nổi bật là Chi-lê và Na-ca-ra-goa.
*HS trao đổi bàn (2’): Trình bày sự thay đổi cách mạng Chi-lê và Na-ca-ra-goa? Kết quả? Các cuộc đấu tranh đó làm thay đổi cục diện chính trị như thế nào?
=>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và khẳng định: Trước là thuộc địa và sân sau của Mĩ -> PTCM thất bại do Mĩ can thiệp, còn giờ đã giành chủ quyền thực sự.
H: Trong xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La-tinh thu kết quả gì?
HS: trả lời theo thông tin cuối SGK /30.
=>GV bổ sung: Mĩ La-tinh khôi phục chủ quyền dân tộc và bước lên vũ đài quốc tế với tư thế độc lập và tự chủ. Nhưng đầu những năm 90 – Mĩ La-tinh khó khăn (HS đọc số liệu đoạn trích / 31).

=>GV chốt lại: Hiện nay, Mĩ La-tinh đang tìm cách khắc phục và đi lên (có 2 nước công nghiệp mới – con
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)