Su 8

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Dung | Ngày 17/10/2018 | 64

Chia sẻ tài liệu: su 8 thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011-2012
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8

(Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề)
(Đề này có 01 trang)


 MÃ ĐỀ 1

Phần I: Lịch sử Việt Nam (4.0 điểm).
Câu 1: ( 2.0 điểm)
Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (cuối năm 1426 - cuối năm 1427)?
Câu 2: ( 2.0 điểm)
Văn hoá Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có những thành tựu gì?
Phần II: Lịch sử thế giới. (6 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX? Nguyên nhân của sự phát triển đó?
Câu 2: (4.0 điểm)
Sau khi cách mạng tháng mười Nga thắng lợi, ngay năm 1919 nhà văn Mĩ Giôn – rít đã công bố tác phẩm “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Vậy vì sao nhà văn Giôn – rít lại đặt tên cuốn sách là “Mười ngày làm rung chuyển thế giới”. Dựa vào ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, hãy giải thích lí do?
Hết
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)




















PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011-2012
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8





HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ 8
MÃ ĐỀ 1
Câu 1: ( 2.0 điểm)
Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (cuối năm 1426 - cuối năm 1427)?

Nội dung
Điểm

Trận Tốt Động - Chúc Động ( cuối năm 1426)

- Tháng 10 – 1426 Vương Thông chỉ huy 5 vạn viện binh kéo vào Đông Quan mở cuộc phản công lớn vào quân chủ lực của ta ở Cao Bộ.
1.0


- Sáng ngày 7 – 11 – 1426, Vương Thông xuất quân tiến về hướng Cao Bộ.



- Nắm được ý đồ của vương Thông quân ta đã đặt phục binh ở Tốt Động và Chúc Động, khi quân Minh lọt vào trận địa quân ta nhất tề xông thẳng vào quân giặc đánh tan tác, dồn chúng xuống cánh đồng lầy lội để tiêu diệt, 5 vạn quân giặc tử thương, 1 vạn tên bị bắt sống, Vương Thông tháo chạy về Đông Quan, Thượng thư bộ binh Trần Hiệp, cùng các tướng giặc Lí Lượng, Lí Đằng bị giết tại trận.



- Nghĩa quân Lam Sơn thừa thắng vây hãm Đông Quan, giải phóng nhiều châu, huyện.


Trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10 – 1427)

- Đầu tháng 10 – 1427, 15 vạn viện binh từ Trung Quốc chia hai đạo: một đạo do Liễu Thăng chỉ huy từ Quảng Tây tiến vào theo đường Lạng Sơn, đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam theo hướng Hà Giang kéo vào nước ta.
1.0


- Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tiêu diệt viện quân của giặc không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.



- Ngày 8 – 10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta bị quân ta phục kích giết ở ải Chi Lăng. Phó tổng binh là Lương Minh lên thay tiến xuống Xương Giang( Bắc Giang).



- Trên đường tiến quân giặc liên tiếp bị quân ta phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến ba vạn tên, tổng binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ binh Lí Khánh thắt cổ tự vẫn.



- Mấy vạn quân địch còn lại cố đến Xương Giang co cụm ở cánh đồng bị quân ta từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống kể cả tướng giặc là Thôi Tụ và Hoàng Phúc.



- Lê Lợi sai tướng đem chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh, trông thấy biết Liễu Thăng đã bại trận vội vàng rút quân về nước.



- Tin 2 đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan khiếp đảm vội vàng xin hòa, chấp nhận mở hội thề ở Đông Quan (10 - 12- 1427).



- 3 - 1 - 1428 toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta, đất nước sạch bóng quân thù.


Câu 2: (1.0 điểm) Văn hoá Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có những thành tựu gì?

Nội dung
Điểm

- Thời Ngô
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Dung
Dung lượng: 124,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)