Su 7- tuan 32- tiet 62

Chia sẻ bởi Dương Oanh | Ngày 10/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Su 7- tuan 32- tiet 62 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần 32 NS: 17/4/2013
Tiết 62 NG: 20/4/2013
Bài 27: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN (tiếp theo)


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Biết được nguyên nhân và trình bày được những nét chính về các cuộc nổi dậy của nông dân trên lược đồ; ý nghĩa của các cuộc nổi dậy.
2. Tư tưởng: HS hiểu được cuộc sống khổ cực của nhân dân tất yếu dẫn tới đấu tranh chống lại triều đại đó.
3. Kỹ năng: Tiếp tục rèn kỹ năng chỉ lược đồ.
II. CHUẨN BỊ :
1. GV: Lược đồ bùng nổ cuộc đấu tranh lớn của nhân dân chống triều Nguyễn (nửa đầu TK XIX).
2. HS: Tư liệu về các nhân vật lịch sử có trong bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?
- Kinh tế dưới triều Nguyễn có đặc điểm gì?
2. Giới thiệu bài:
Chính quyền phong kiến nhà Nguyễn thiết lập nhưng chưa quan tâm thực sự đến đời sống nhân dân. Nhà Nguyễn đã xoá bỏ chính sách tiến bộ của triều Tây Sơn mà ban hành những chính sách mới nhằm siết chặt thống trị và duy trì nền kinh tế trong vòng bảo thủ, lạc hậu và cô lập với thế giới bên ngoài. Những chính sách đó ảnh hưởng ntn đến đời sống nhân dân và họ phản ứng ra sao? (vào bài).
3. Bài mới.
II – CÁC CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÂN DÂN

Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 1/139 cho biết:
H: Đời sống nhân dân dưới chính sách bảo thủ của triều Nguyễn?
HS: Nhân dân cực khổ.
H: Do đâu mà nhân dân khổ?
HS: rút ra và trả lời theo đoạn trích /139 Sgk.
=>GV chuẩn kiến thức và bổ sung: 1842 bão to ở Nghệ An làm đổ hơn 4 vạn nóc nhà và hơn 5000 người chết, 1849 – 1850 dịch lớn trên cả nước làm 60 vạn người chết ...
*HS trao đổi cặp (1’): Em nhận xét gì về chính quyền phong kiến dưới triều Nguyễn?
HS: Quan lại ra sức đục khoét và bóc lột nhân dân -> xã hội loạn lạc và không còn kỉ cương, phép tắc.
H: Thái độ nhân dân với chính quyền PK nhà Nguyễn?
HS: Căm phẫn và oán ghét.
=>GV chốt chuyển ý: Sự mâu thuẫn tất yếu có đấu tranh và rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra (mục 2).
Hoạt động 2: Tìm hiểu các cuộc nổi dậy của nhân dân.
*GV treo lược đồ nơi bùng nổ ... cho HS quan sát và yêu cầu HS nhận xét số lượng và quy mô các cuộc nổi dậy?
HS: Quy mô rộng lớn khắp cả nước (từ Bắc chí Nam, miền xuôi đến miền ngược) ...
=>GV chuẩn kiến thức và nhấn mạnh 4 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.
* GV hướng dẫn để HS tìm hiểu về người lãnh đạo, nguyên nhân, địa bàn hoạt động và kết quả các cuộc khởi nghĩa, sau đó GV chốt lại:
- Khởi nghĩa Phan Bá Vành điển hình nhất nửa đầu TK XIX.
- Khởi nghĩa Nông Văn Vân tiêu biểu nhất của dân tộc thiểu số.
- Khởi nghĩa Lê Văn Khôi tiêu biểu phía Nam, thu hút nhiều người tham gia.
- Khởi nghĩa Cao Bá Quát có sự tham gia của nhiều nho sĩ ...


*GV chia nhóm (2 bàn / nhóm) yêu cầu HS thảo luận (3’):
-N1: Nêu điểm giống và khác nhau của các cuộc khởi nghĩa trên?
(Giống mục tiêu và kết quả, khác về người lãnh đạo – tính chất - địa bàn hoạt động và thời gian) ...
-N2: Vì sao các cuộc khởi nghĩa đều bị dập tắt?
(PT phân tán, thiếu liên kết lực lượng; thiếu 1 bộ chỉ huy tài giỏi; triều đình đàn áp dã man..)
-N3: Các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra chứng tỏ điều gì?
-N4: Hàng trăm cuộc khởi nghĩa chống nhà Nguyễn nói lên thực trạng xã hội bấy giờ như thế nào?
=>Đại diện nhóm HS trình bày – các nhóm bổ sung, GV nhận xét và chốt lại: Cuộc sống nhân dân cực khổ và mâu thuẫn giai cấp sâu sắc ... báo hiệu chính quyền phong kiến nhà Nguyễn sớm muộn sẽ sụp đổ.

1. Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn

- Địa chủ, hào lí cướp ruộng đất
- Quan lại tham nhũng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)