Su 7 -tuan 26- tiet 50
Chia sẻ bởi Dương Oanh |
Ngày 10/05/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: Su 7 -tuan 26- tiet 50 thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Tuần 26 NS: 7/3/2013
Tiết 50 NG: 9/3/2013
Bài 24: KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI
(Thế kỉ XVIII)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nêu được nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa.
- Dùng lược đồ Việt Nam ở thế kỉ XVI để xác định những nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân và trình bày diễn biến chính.
2. Tư tưởng: Giáo dục HS:
- Thấy rõ sức mạnh quật khởi của nông dân Đàng Ngoài.
- Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân.
3. Kỹ năng:
HS biết đánh giá hiện tượng đấu tranh giai cấp qua tư liệu về phong trào nông dân.
II. CHUẨN BỊ :
1. GV: Lược đồ diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng Ngoài (TK XVI- XVIII)
2. HS: Tư liệu về các cuộc khởi nghĩa có trong bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tình hình tôn giáo ở nước ta thế kỉ XVI- XVIII như thế nào ? Vì sao chữ Quốc ngữ ra đời ?
- Trình bày đôi nét về văn học và nghệ thuật thời kì này ?
2. Giới thiệu bài:
Dưới quyền cai trị của chúa Trịnh, ở Đàng Ngoài nền sản xuất bị trì trệ, kìm hãm và không phát triển. Tình trạng đói kéo dài ắt dẫn tới cảnh điêu đứng và khổ cực của quần chúng nhân dân. Quy luật tất yếu đã xảy ra – có áp bức thì có đấu tranh, nông dân Đàng Ngoài đã vùng lên đấu tranh lật đổ chính quyền họ Trịnh thối nát.
3. Bài mới
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình chính trị Đàng Ngoài.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 1/116 đàm thoại:
H: Cho biết tình hình chính quyền phong kiến Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII?
HS: Ngày càng suy sụp.
H: Sự suy sụp đó được thể hiện như thế nào?
HS: Vua Lê chỉ là bóng mờ - bù nhìn trong cung cấm, chúa Trịnh quanh năm hội tiệc, quan lại đục khoét của nhân dân ...
=>GV gọi HS đọc đoạn trích /116 và chốt lại: Từ vua chúa đến quan lại đều ra sức ăn chơi hưởng lạc phè phỡn, không còn kỉ cương phép tắc.
H: Nhận xét của em về chính quyền phong kiến Đàng Ngoài thế kỉ XVIII ?
HS: Mục nát và suy tàn.
=>GV chuẩn kiến thức, sau đó chia nhóm (2 bàn / nhóm) yêu cầu HS thảo luận (3’):
-N1,3: Chính quyền phong kiến mục nát dẫn đến hậu quả gì? Do đâu mà có hậu quả đó?
(Các đê sông Hồng và Mã vỡ liên tục, các huyện bị ngập trôi nhà cửa, phố chợ điêu tàn) ...
N2,4: Cho biết đời sống nhân dân?
(Nhân dân bị đẩy đến đường cùng, hàng vạn nông dân chết đói nhất là 1740 – 1741, nông dân phải bỏ làng phiêu tán)..
=>Đại diện nhóm HS trả lời – các nhóm HS bổ sung, GV chuẩn kiến thức - giới thiệu đoạn viết của nhà sử học Phan Huy Chú về cảnh nhân dân chịu tô thuế bất công /117 và nhấn mạnh, chuyển ý: Đây là nét đen tối nhất trong bức tranh lịch sử nửa sau TK XVIII, cuộc sống thê thảm đã thúc đẩy người nông dân vùng lên chống lại chế độ phong kiến và các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những cuộc khởi nghĩa lớn.
*GV treo lược đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài TK XVIII cho HS quan sát, sau đó yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2/117 để xác định tên và địa bàn bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.
H: Nhận xét về phong trào nông dân Đàng Ngoài?
HS nhận xét theo sự hướng dẫn của GV.
H: Kể tên những cuộc khởi nghĩa lớn ở Đàng Ngoài?
=>HS rút ra từ đoạn trích /117 – 118, GV gọi HS xác định các địa điểm đó trên lược đồ và chốt lại trong đó có 2 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu và giảng kĩ về 2 cuộc khởi nghĩa đó.
*HS trao đổi bàn (2’): Cho biết kết quả các cuộc khởi nghĩa? Nguyên nhân thất bại? Tuy thất bại nhưng có ý nghĩa gì?
=>HS: Các cuộc khởi nghĩa thất bại vì bị quân Trịnh đàn áp, rời rạc chưa liên kết thành phong trào lớn (thủ lĩnh bị bắt và xử tử) ... và nhấn mạnh: Các cuộc khởi nghĩa đã tạo điều
Tiết 50 NG: 9/3/2013
Bài 24: KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI
(Thế kỉ XVIII)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nêu được nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa.
- Dùng lược đồ Việt Nam ở thế kỉ XVI để xác định những nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân và trình bày diễn biến chính.
2. Tư tưởng: Giáo dục HS:
- Thấy rõ sức mạnh quật khởi của nông dân Đàng Ngoài.
- Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân.
3. Kỹ năng:
HS biết đánh giá hiện tượng đấu tranh giai cấp qua tư liệu về phong trào nông dân.
II. CHUẨN BỊ :
1. GV: Lược đồ diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng Ngoài (TK XVI- XVIII)
2. HS: Tư liệu về các cuộc khởi nghĩa có trong bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tình hình tôn giáo ở nước ta thế kỉ XVI- XVIII như thế nào ? Vì sao chữ Quốc ngữ ra đời ?
- Trình bày đôi nét về văn học và nghệ thuật thời kì này ?
2. Giới thiệu bài:
Dưới quyền cai trị của chúa Trịnh, ở Đàng Ngoài nền sản xuất bị trì trệ, kìm hãm và không phát triển. Tình trạng đói kéo dài ắt dẫn tới cảnh điêu đứng và khổ cực của quần chúng nhân dân. Quy luật tất yếu đã xảy ra – có áp bức thì có đấu tranh, nông dân Đàng Ngoài đã vùng lên đấu tranh lật đổ chính quyền họ Trịnh thối nát.
3. Bài mới
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình chính trị Đàng Ngoài.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 1/116 đàm thoại:
H: Cho biết tình hình chính quyền phong kiến Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII?
HS: Ngày càng suy sụp.
H: Sự suy sụp đó được thể hiện như thế nào?
HS: Vua Lê chỉ là bóng mờ - bù nhìn trong cung cấm, chúa Trịnh quanh năm hội tiệc, quan lại đục khoét của nhân dân ...
=>GV gọi HS đọc đoạn trích /116 và chốt lại: Từ vua chúa đến quan lại đều ra sức ăn chơi hưởng lạc phè phỡn, không còn kỉ cương phép tắc.
H: Nhận xét của em về chính quyền phong kiến Đàng Ngoài thế kỉ XVIII ?
HS: Mục nát và suy tàn.
=>GV chuẩn kiến thức, sau đó chia nhóm (2 bàn / nhóm) yêu cầu HS thảo luận (3’):
-N1,3: Chính quyền phong kiến mục nát dẫn đến hậu quả gì? Do đâu mà có hậu quả đó?
(Các đê sông Hồng và Mã vỡ liên tục, các huyện bị ngập trôi nhà cửa, phố chợ điêu tàn) ...
N2,4: Cho biết đời sống nhân dân?
(Nhân dân bị đẩy đến đường cùng, hàng vạn nông dân chết đói nhất là 1740 – 1741, nông dân phải bỏ làng phiêu tán)..
=>Đại diện nhóm HS trả lời – các nhóm HS bổ sung, GV chuẩn kiến thức - giới thiệu đoạn viết của nhà sử học Phan Huy Chú về cảnh nhân dân chịu tô thuế bất công /117 và nhấn mạnh, chuyển ý: Đây là nét đen tối nhất trong bức tranh lịch sử nửa sau TK XVIII, cuộc sống thê thảm đã thúc đẩy người nông dân vùng lên chống lại chế độ phong kiến và các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những cuộc khởi nghĩa lớn.
*GV treo lược đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài TK XVIII cho HS quan sát, sau đó yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2/117 để xác định tên và địa bàn bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.
H: Nhận xét về phong trào nông dân Đàng Ngoài?
HS nhận xét theo sự hướng dẫn của GV.
H: Kể tên những cuộc khởi nghĩa lớn ở Đàng Ngoài?
=>HS rút ra từ đoạn trích /117 – 118, GV gọi HS xác định các địa điểm đó trên lược đồ và chốt lại trong đó có 2 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu và giảng kĩ về 2 cuộc khởi nghĩa đó.
*HS trao đổi bàn (2’): Cho biết kết quả các cuộc khởi nghĩa? Nguyên nhân thất bại? Tuy thất bại nhưng có ý nghĩa gì?
=>HS: Các cuộc khởi nghĩa thất bại vì bị quân Trịnh đàn áp, rời rạc chưa liên kết thành phong trào lớn (thủ lĩnh bị bắt và xử tử) ... và nhấn mạnh: Các cuộc khởi nghĩa đã tạo điều
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Oanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)