Su 7- tuan 22- tiet 41

Chia sẻ bởi Dương Oanh | Ngày 10/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Su 7- tuan 22- tiet 41 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần 22 NS: 19 /01/2013
Tiết 41 NG: 21/ 01/2013
Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ
(1428 – 1527) (tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được về tình hình kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lê sơ.
- Biết được nét chính về các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
2. Tư tưởng: Giáo dục HS ý thức tự hào về thời kì thịnh trị của đất nước.
3. Kỹ năng: HS biết phân tích và rút ra nhận xét chung.
II. CHUẨN BỊ :
1. GV: Sơ đồ các giai cấp và tầng lớp trong xã hội thời Lê Sơ.
2. HS: Tìm hiểu về các giai tầng thời Lê Sơ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ?
- Cho biết tổ chức quân đội và luật pháp thời Lê Sơ?
2. Giới thiệu bài:
Song song với việc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước, nhà Lê có nhiều biện pháp để khôi phục và phát triển kinh tế. Vậy nền kinh tế - xã hội thời Lê Sơ có điểm gì mới?
3. Bài mới
II – TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu điểm mới về kinh tế.
*GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và thông tin mục 1 /97 đàm thoại:
H: Hậu quả mà nhà Minh để lại cho nhân dân ta sau 20 năm thống trị?
HS trả lời.
H: Để khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp, nhà Lê đã làm gì?
HS trả lời.
=>HS trao đổi bàn (2’): Tại sao nhà Lê lại đặt vấn đề ruộng đất lên hàng đầu?
HS: Vì đất nước vừa trải qua nhiều năm chiến tranh.
H: Nhà Lê giải quyết vấn đề ruộng đất bằng cách nào?
HS trả lời.
=>GV giải thích về nhiệm vụ của Khuyến nông sứ (chiêu tập dân phiêu tán về quê làm ăn), Đồn điền sứ (tổ chức khai hoang), Hà đê sứ (quản lý và xây dựng đê điều) …
H: Ngoài ra, nhà Lê còn thực hiện biện pháp gì?
HS: Định lại chính sách chia ruộng công làng xã.
=>GV chuẩn kiến thức và giảng: 6 năm chia lại ruộng công làng xã, các quan được nhiều ruộng, phụ nữ và người có hoàn cảnh khó khăn cũng được chia ruộng và đây là điểm tiến bộ đảm bảo công bằng xã hội.
H: Lấy dẫn chứng về việc nhà Lê bảo vệ sản xuất?
HS: Cấm giết trâu bò bừa bãi, cấm điều động dân phu vào mùa cấy gặt …
H: Vì sao nhà Lê quan tâm đến việc bảo vệ đê điều?
HS rút ra từ đoạn in nghiêng / 97 (vì chống thiên tai và khai hoang lấn biển) …
*HS trao đổi cặp (1’): Nhận xét về những biện pháp của nhà nước Lê Sơ với nông nghiệp?
=>HS trả lời, GV chuẩn kiến thức và chốt chuyển ý: Nhà nước quan tâm đến phát triển sản xuất -> nền nông nghiệp được khôi phục và đời sống nhân dân cải thiện. Nông nghiệp phát triển đã tạo đà cho thủ công và thương nghiệp phát triển.
H: Nước ta thời kì đó có những ngành thủ công nào phát triển?
HS trả lời.
=>GV chuẩn kiến thức và giảng: Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời (gọi HS kể theo đoạn trích /97) và khẳng định: Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất.
H: Họ sản xuất những nghề gì?
HS: Sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng, khai mỏ …
* HS trao đổi bàn (2’): Nhận xét về tình hình thủ công nghiệp thời Lê Sơ?
(Xuất hiện nhiều ngành nghề thủ công, phường thủ công ra đời – phát triển mạnh và xuất hiện công xưởng mới).
H: Nông nghiệp và thủ công nghiệp có quan hệ ntn?
(giao lưu trao đổi hàng hoá, nông nghiệp phát triển kéo theo nhiều ngành nghề thủ công) …
=> HS trả lời, các HS bổ sung và GV nhận xét - chốt lại.
H: Triều Lê có biện pháp gì phát triển buôn bán trong nước?
HS: Lập chợ và ban hành điều lệ cụ thể.
=>GV chuẩn kiến thức và gọi HS đọc đoạn trích /98 Sgk.
H: Hoạt động buôn bán với nước ngoài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)