Su 7- tuan 20- tiet 37

Chia sẻ bởi Dương Thị Oanh | Ngày 10/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Su 7- tuan 20- tiet 37 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần 20 NS: 05/ 01/2013
Tiết 37 NG: 07 01/2013

Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN
(1418 – 1427) (tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được nét chính về Lê Lợi và Nguyễn Trãi là những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Tóm tắt được diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418 – 1423.
2. Tư tưởng:
- HS thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua mọi gian khổ, anh dũng bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn.
- Giáo dục HS lòng yêu nước và biết ơn người có công với nước (Lê Lợi, Nguyễn Trãi).
3. Kỹ năng: HS biết nhận xét nhân vật và sự kiện lịch sử tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn.
II. CHUẨN BỊ :
1. GV: Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn. Tư liệu về Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
Ảnh về bia Vĩnh Lăng và Nguyễn Trãi.
2. HS: Đọc và chuẩn bị bài theo nội dung câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các chính sách cai trị của nhà Minh với nhân dân ta?
- Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu chống quân Minh?
2. Giới thiệu bài:
Quân Minh đã đánh bại nhà Hồ và đặt ách thống trị lên đất nước ta và nhân dân khắp nơi đã đứng lên chống giặc Minh. Ngay sau khi cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng bị dập tắt, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã bùng lên mạnh mẽ, trước hết ở vùng núi miền Tây Thanh Hoá.
3. Bài mới:
I. THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HOÁ (1418 – 1423)

Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về Lê Lợi và Nguyễn Trãi
*GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức sưu tầm ở nhà kết hợp SGK đàm thoại:
H: Trình bày những hiểu biết của em về Lê Lợi?
HS trả lời. GV mở rộng về Lê Lợi.
H: Trước cảnh nước mất nhà tan, ông đã làm gì?
HS trả lời.
H: Qua đó, em thấy Lê Lợi là người như thế nào?
HS: Ông là người yêu nước thương dân.
H: Cho biết vài nét về căn cứ Lam Sơn?
HS trả lời.
=>GV giảng: Lam Sơn là căn cứ đầu tiên cuộc khởi nghĩa, là quê hương của Lê Lợi và chính quyền địch còn non yếu chưa kiểm soát được …
H: Gọi HS đọc đoạn trích /85 và cho biết câu nói của ông thể hiện điều gì?
HS: Đó là ý thức tự chủ của người dân Đại Việt, “ông không ham phú quý mà vì muốn ngàn đời sau biết rằng ta không chịu thần phục giặc”.
H: Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, nhân dân có thái độ như thế nào?
HS: Nhiều người yêu nước về hội tụ, có Nguyễn Trãi.
H: Em biết gì về Nguyễn Trãi?
HS: rút ra và trả lời theo thông tin đoạn in nghiêng /85.
=>GV giảng: Lực lượng nghĩa quân ngày càng đông và Lê Lợi đọc lời thề quyết cùng nhau sống chết với giặc Minh.
*HS trao đổi bàn (1’): Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn?
HS: Quyết tâm đánh đuổi giặc Minh xâm lược.
=>GV chốt chuyển ý: Để tỏ rõ quyết tâm đó, Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa và tự xưng là Bình Định Vương.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2 /86 đàm thoại:
H: Thời kì đầu nghĩa quân Lam Sơn gặp những khó khăn gì?
HS trả lời.
=>GV trích dẫn nhận xét của Nguyễn Trãi “cơm ăn sớm tối không được hai bữa, áo mặc đông hè chỉ có một manh, quân lính độ vài nghìn, khí giới thì tay không” ...
H: Khi quân Minh tấn công, nghĩa quân làm gì?
HS: Rút lui và liên tiếp chống lại sự vây quét của giặc.
=>GV bổ sung: Đường tiếp tế bị cắt đứt, ta khó khăn và quân Minh vây hòng bắt Lê Lợi.
H: Nghĩa quân nghĩ ra cách gì để giải vây?
HS: Lê Lai cải trang làm Lê Lợi và toán quân cảm tử hi sinh
=>GV giảng: Quân Minh tưởng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
H: Em biết gì về Lê Lai và em có suy nghĩ gì trước gương hy sinh của Lê Lai?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)