Su 7- tuan 16- tiet 31

Chia sẻ bởi Dương Oanh | Ngày 10/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Su 7- tuan 16- tiet 31 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần 16: NS: 31/11/2013
Tiết 31: NG: 02/12/2013
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Nắm được một số di tích khảo cổ ở Lâm Đồng: thời tiền sử và trong các thời kì lịch sử.
2. Tư tưởng:
Giáo dục HS thêm yêu làng xóm, yêu quê hương đất nước và tự hào về lịch sử Lâm Đồng.
3. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng miêu tả và kể chuyện về di tích lịch sử Lâm Đồng.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Tài liệu về di tích lịch sử Lâm Đồng thời tiền sử và các thời kì lịch sử, tranh ảnh liên quan.
2. HS: sưu tầm tài liệu di tích Lâm Đồng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly?
2. Giới thiệu bài:
Ở lớp 6, chúng ta đã tìm hiểu khái quát về tỉnh Lâm Đồng (điều kiện tự nhiê, dân tộc, dân cư, các đơn vị hành chính). Lên lớp 7, chúng ta sẽ tìm hiểu lịch sử Lâm Đồng trên những phương diện khác. Đầu tiên là tìm hiểu vè các di tích khảo cổ ở Lâm Đồng ở tiết học hôm nay.
3. Bài mới
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt

HĐ1: Tìm hiểu các di tích khảo cổ thời tiền sử:

GV giới thiệu các di tích thời kỳ hậu kỳ đồ đá.
HS lắng nghe.










Hoạt động 2: Tìm hiểu các di tích khảo cổ trong thời kỳ lịch sử.
Giáo viên giới thiệu sơ qua vài nét về di tích ở Cát Tiên.
HS lắng nghe.






















GV giới thiệu đôi nét về các loại hình di tích khác.
HS lắng nghe.


H: Là một HS, em phải làm gì với các di tích lịch sử của đất nước ta?
HS suy nghĩ trả lời. GV giáo dục HS.
I. Các di tích khảo cổ thời tiền sử:
1. Các di tích khảo cổ hậu kì thời đá cũ:
- Công cụ đá ghè đẽo phát hiện ở Ðạ Ðờn (huyện Lâm Hà), đồi Giàng (huyện Bảo Lộc) và Lạc Xuân (huyện Ðơn Dương).
2. Di tích cuối thời đại đá mới, đầu thời đại đồng thau:
- Công cụ lao động: rìu, đục, cuốc,...
- Vòng trang sức bằng đá phát hiện ở Dronto.
3. Di tích khảo cổ thời đại đồng thau phát triển:
- Trước đây, trên đất Lâm Ðồng chưa phát hiện được những di vật đồng tiêu biểu cho giai đoạn phát triển của thời đại đồng thau như rìu, đục, dáo đồng,...
- Đến năm 1996, một di chỉ cư trú thuộc giai đoạn này đã được phát hiện trên lưu vực sông Ðồng Nai ở xã Phù Mỹ, huyện Cát Tiên.
II. Các di tích khảo cổ trong thời kỳ lịch sử:
1. Di tích Cát Tiên:
- Biết đến vào năm 1985.
- Di vật: bộ ngẫu tượng linga – yony, tượng Ganesa, các hạt đá thạch anh màu trắng, hiện vật đồng, chất liệ sắt(giáo, đinh sắt, bàn đinh sắt...)
- Kĩ thuật điêu khắc.
- Kiến trúc đền tháp.
- Khu thánh địa Cát Tiên.
2. Các khu mộ cổ
a. Khu mộ cổ Ðại Làng (thị xã Bảo Lộc):
- Qua đối chiếu so sánh trên các loại hình, có thể xác định niên đại những ngôi mộ này vào thế kỷ XVII - XVIII hoặc sớm muộn nhưng không đáng kể.
- Hiện vật: đồ gốm sứ, sành gốm thô, đồ sắt công cụ sản xuất, đồ đồng trang sức..
b. Khu mộ cổ Ðại Lào (thị xã Bảo Lộc):
- Được khảo sát bước đầu và khai quật năm 1993.
- Hiện vật: đồ gốm, đồ đồng....
c. Khu mộ cổ Ðạ Ðờn (Lâm Hà)
- Toàn bộ ngôi mộ nằm gọn trong một thung lũng hẹp và phẳng chạy dài theo hướng bắc nam với chiều ngang khoảng 20m, xung quanh là hệ thống đồi bao bọc.
d. Khu mộ cổ Lạc Xuân (Đơn Dương)
- Theo truyền thuyết địa phương, người Cơ Ho nhận đây là mộ tổ của họ chôn cất cách đây hàng trăm năm.
3. Các loại hình di tích khác
- Địa điểm Pró (Đơn Dương): dấu vết hầm gạch chạy dài.
- Phế tích biến táng ở Đạ Huoai với bộ ngẫu tượng linga- yony đơn lẻ.
- Di vật lịch sử của Cham-pa tại làng Sopmadrong (Đơn Dương).

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)