Su 7- tuan 15- tiet 29

Chia sẻ bởi Dương Thị Oanh | Ngày 10/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Su 7- tuan 15- tiet 29 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần 15: NS: 01/12/2012
Tiết 29: NG: /12/2012

Bài 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV
(Tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS cần nắm:
- Tình hình kinh tế thời Trần.
- Trình bày trên lược đồ những cuộc khwoir nghãi nông dân nửa cuối thế kỉ XIV.
2. Tư tưởng:
- Bồi dưỡng tình cảm yêu thương dân lao động.
- Thấy được vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử.
3. Kỹ năng: HS biết phân tích, đánh giá và nhận xét về các sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Lược đồ khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV, tư liệu về các cuộc khởi nghĩa có trong bài học.
2. HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III .TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày vài nét về tình hình văn hoá và văn học thời Trần.
- Nêu dẫn chứng vè sự phát triển giáo dục và khoa học – kĩ thuật thời Trần?
2. Giới thiệu bài: Sau các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, tình hình kinh tế - xã hội thời Trần đạt nhiều thành tựu rực rỡ và đóng góp cho sự phát triển đất nước. Nhưng đến cuối thế kỉ XIV – nhà Trần sa sút nghiêm trọng và tạo tiền đề cho triều đại mới lên thay. Vậy biểu hiện của sự suy sụp ấy là gì? Những nguyên nhân nào dân đến sự suy sụp đó của nhà Trần? (Vào bài).
3. Bài mới
I – TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình hình kinh tế.
*GV dẫn dắt: Đầu TK XIV, nền kinh tế phát triển trở lại và xã hội tương đối ổn định. Để bù lại trong chiến tranh phải chịu nhiều khó khăn – các vương hầu tìm mọi cách gia tăng tài sản …
H: Tình hình kinh tế nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIV ntn?
HS: KT bắt đầu đình trệ, suy sụp.
H: Tại sao có tình trạng đó?
HS: nhà nước không quan tâm.....; địa chủ, quý tộc chiềm nhiều Rđ, bóc lột nặng nề dân chúng.
H: Hậu quả của những việc làm này?
HS trả lời.
HS đọc đoạn in nghiêng SGK.
H: Theo em, 4 câu thơ đó nói lên điều gì?
HS: sự hoang tàn của nền KT nông nghiệp; đời sống nhân dân đói khổ, co cực do nạn đói và tình trạng vơ vét, bóc lột dã man của quan lại.
GV mở rộng: Trần Dụ Tông bắt dân đào hồ lớn trong hoàng thành, chất đá giữa hồ làm núi, bắt dân chở nước mặn từ biển về nuôi hải sản. Trần Khánh Dư nói “tướng là chim ưng, dân là vịt, lấy vịt nuôi chim ưng thì có gì là lạ”.
H: Em nhận xét gì về kinh tế và đời sống nhân dân ta cuối TK XIV?
HS trả lời, GV chuẩn kiến thức và chuyển mục 2.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tình hình xã hội cuối thời Trần
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2 /74 đàm thoại:
H: Trước đời sống nhân dân như vậy, vua quan nhà Trần làm gì?
HS trả lời theo dẫn chứng của đoạn trích / 74.
H: Lợi dụng cơ hội đó, vương hầu quý tộc làm gì?
HS trả lời.
=>GV gọi HS đọc đoạn trích /75 và cho biết việc làm của Chu Văn An chứng tỏ điều gì?
HS: Ông là vị quan thanh liêm, không vụ lợi, biết đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết.
H: Lúc này nhà Trần gặp phải những khó khăn gì?
HS: Trần Dụ Tông chết (1369), Dương Nhật Lễ nắm quyền.
=>GV giới thiệu về Dương Nhật Lễ qua đoạn trích /75.
H: Chính sách đối ngoại của nhà Trần?
HS trả lời.
H: Vì sao nông dân, nô tì đấu tranh?
=>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và giảng: Mâu thuẫn nhân dân với giai cấp thống trị sâu sắc, quy luật tất yếu “có áp bức thì có đấu tranh”, giữa TK XIV – nông dân và nô tì đã nổi dậy khởi nghĩa.
*GV treo lược đồ khởi nghĩa nông dân nửa cuối TK XIV cho HS quan sát và yêu cầu HS xác định trên lược đồ địa điểm nổ ra của các cuộc khởi nghĩa cũng như tìm hiểu về diễn biến và kết quả các cuộc khởi nghĩa đó, sau đó chia nhóm (2 bàn / nhóm) yêu cầu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)