Su 7- tuan 13- tiet 26
Chia sẻ bởi Dương Oanh |
Ngày 10/05/2019 |
26
Chia sẻ tài liệu: Su 7- tuan 13- tiet 26 thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Tuần 13: NS: 10/11/2013
Tiết 26: NG: 14/11/2013
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG – NGUYÊN (thế kỉ XIII)- (tiết 4)
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được guyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
2. Tư tưởng: Bồi dưỡng cho HS:
- Niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.
- Bài học kinh nghiệm lịch sử về tinh thần đoàn kết dân tộc.
3. Kỹ năng: HS biết phân tích, so sánh sự kiện và nhân vật lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Bản đồ đế quốc Mông – Nguyên thế kỉ XIII.
2. HS: Tư liệu về nhân vật tiêu biểu trong ba lần kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tường thuật trận đánh tại Vân Đồn?
- Trình bày chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 bằng lược đồ?
2. Giới thiệu bài: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần đã diễn ra trong điều kiện vô cùng gian khó nhưng đã giành thắng lợi vẻ vang, vì sao vậy?
Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến thắng lợi đó như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
3. Bài mới:
IV – NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu những nguyên nhân thắng lợi
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 1/66 cho biết:
H: Những nguyên nhân nào làm cho cả ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên đều thắng lợi?
HS: Rút ra và trình bày theo SGK /66 – 67.
=>GV cùng HS phân tích cụ thể từng nguyên nhân:
H: Dẫn chứng về tinh thần đoàn kết của dân tộc?
HS: Chủ trương “vườn không nhà trống”, ý chí muôn dân cùng đánh (hội nghị Diên Hồng), quân sĩ thích vào tay …
H: Nêu những việc làm của nhà Trần chuẩn bị cho ba lần kháng chiến?
HS trả lời.
HS tham khảo phần in nghiêng SGK/66.
H: Theo em, trong cuộc kháng chiến, ai là người có công lớn?
H: Những đóng góp của Trần Quốc Tuấn là gì?
HS trả lời.
=>GV hướng dẫn HS quan sát ảnh /67 và giảng: Để ghi nhớ công lao của Trần Quốc Tuấn, nhân dân ta đã dựng tượng đài ở Nam Định.
*HS trao đổi bàn (2’): Nêu cách đánh sáng tạo của nhà Trần trong cả ba lần kháng chiến?
=>HS trả lời và bổ sung, GV cùng HS chốt lại: Kế hoạch “vườn không nhà trống”, chớp thời cơ (tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu), biết phát huy lợi thế của quân ta buộc địch phải theo … và khẳng định: Cuộc chiến thắng lợi là do những nguyên nhân trên - đó là những nguyên nhân cơ bản
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến.
*GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và thông tin mục 3 /67 – 68 cho biết:
H: Nhắc lại lực lượng Mông – Nguyên khi sang Đại Việt xâm lược ở cả ba lần?
HS: Lần 1 năm 1258 – 3 vạn quân, lần 2 năm 1285 – 50 vạn quân và lần 3 năm 1287 – 1288 là 30 vạn quân.
=>GV khẳng định: Với lực lượng mạnh như vậy nhưng cả ba lần xâm lược quân Nguyên đều thất bại.
H: Những thắng lợi của quân dân ta trong hoàn cảnh như vậy có ý nghĩa gì?
=>HS trả lời và bổ sung theo SGK /67, GV chuẩn kiến thức kết hợp giảng: Ta đã đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới bấy giờ trong khi nhiều nước đã bị đánh bại và nô dịch.
H: So sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch đã khẳng định điều gì?
HS: Sức mạnh của dân tộc Việt Nam, nâng cao lòng tự hào và tự cường dân tộc và củng cố niềm tin nhân dân …
=>GV bổ sung: Truyền thống của một nước nhỏ luôn phải chống lại kẻ thù mạnh hơn đến xâm lược.
H: Bài học kinh nghiệm nào được rút ra từ cuộc chiến?
HS trả lời.
=>GV khẳng định: Không chỉ trong thời chiến mà sang thời bình lại càng cần đến tinh thần đoàn kết vì “dễ trăm lần không dân cũng chịu – khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
H
Tiết 26: NG: 14/11/2013
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG – NGUYÊN (thế kỉ XIII)- (tiết 4)
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được guyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
2. Tư tưởng: Bồi dưỡng cho HS:
- Niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.
- Bài học kinh nghiệm lịch sử về tinh thần đoàn kết dân tộc.
3. Kỹ năng: HS biết phân tích, so sánh sự kiện và nhân vật lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Bản đồ đế quốc Mông – Nguyên thế kỉ XIII.
2. HS: Tư liệu về nhân vật tiêu biểu trong ba lần kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tường thuật trận đánh tại Vân Đồn?
- Trình bày chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 bằng lược đồ?
2. Giới thiệu bài: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần đã diễn ra trong điều kiện vô cùng gian khó nhưng đã giành thắng lợi vẻ vang, vì sao vậy?
Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến thắng lợi đó như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
3. Bài mới:
IV – NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu những nguyên nhân thắng lợi
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 1/66 cho biết:
H: Những nguyên nhân nào làm cho cả ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên đều thắng lợi?
HS: Rút ra và trình bày theo SGK /66 – 67.
=>GV cùng HS phân tích cụ thể từng nguyên nhân:
H: Dẫn chứng về tinh thần đoàn kết của dân tộc?
HS: Chủ trương “vườn không nhà trống”, ý chí muôn dân cùng đánh (hội nghị Diên Hồng), quân sĩ thích vào tay …
H: Nêu những việc làm của nhà Trần chuẩn bị cho ba lần kháng chiến?
HS trả lời.
HS tham khảo phần in nghiêng SGK/66.
H: Theo em, trong cuộc kháng chiến, ai là người có công lớn?
H: Những đóng góp của Trần Quốc Tuấn là gì?
HS trả lời.
=>GV hướng dẫn HS quan sát ảnh /67 và giảng: Để ghi nhớ công lao của Trần Quốc Tuấn, nhân dân ta đã dựng tượng đài ở Nam Định.
*HS trao đổi bàn (2’): Nêu cách đánh sáng tạo của nhà Trần trong cả ba lần kháng chiến?
=>HS trả lời và bổ sung, GV cùng HS chốt lại: Kế hoạch “vườn không nhà trống”, chớp thời cơ (tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu), biết phát huy lợi thế của quân ta buộc địch phải theo … và khẳng định: Cuộc chiến thắng lợi là do những nguyên nhân trên - đó là những nguyên nhân cơ bản
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến.
*GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và thông tin mục 3 /67 – 68 cho biết:
H: Nhắc lại lực lượng Mông – Nguyên khi sang Đại Việt xâm lược ở cả ba lần?
HS: Lần 1 năm 1258 – 3 vạn quân, lần 2 năm 1285 – 50 vạn quân và lần 3 năm 1287 – 1288 là 30 vạn quân.
=>GV khẳng định: Với lực lượng mạnh như vậy nhưng cả ba lần xâm lược quân Nguyên đều thất bại.
H: Những thắng lợi của quân dân ta trong hoàn cảnh như vậy có ý nghĩa gì?
=>HS trả lời và bổ sung theo SGK /67, GV chuẩn kiến thức kết hợp giảng: Ta đã đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới bấy giờ trong khi nhiều nước đã bị đánh bại và nô dịch.
H: So sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch đã khẳng định điều gì?
HS: Sức mạnh của dân tộc Việt Nam, nâng cao lòng tự hào và tự cường dân tộc và củng cố niềm tin nhân dân …
=>GV bổ sung: Truyền thống của một nước nhỏ luôn phải chống lại kẻ thù mạnh hơn đến xâm lược.
H: Bài học kinh nghiệm nào được rút ra từ cuộc chiến?
HS trả lời.
=>GV khẳng định: Không chỉ trong thời chiến mà sang thời bình lại càng cần đến tinh thần đoàn kết vì “dễ trăm lần không dân cũng chịu – khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
H
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Oanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)