Su 7- tuan 13- tiet 25
Chia sẻ bởi Dương Oanh |
Ngày 10/05/2019 |
27
Chia sẻ tài liệu: Su 7- tuan 13- tiet 25 thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Tuần 13: NS: 09/11/2013
Tiết 25: NG: 11/11/2013
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG – NGUYÊN (thế kỉ XIII)- (tiết 3)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được âm mưu xâm lược lần thứ ba của nhà Nguyên.
- Trình bày được trên lược đồ những nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Mông – Nguyên (1287 – 1288).
2. Tư tưởng: Bồi dưỡng cho HS:
- Lòng căm thù giặc xâm lược.
- Lòng yêu nước và niềm tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc trong kháng chiến chống Mông – Nguyên.
- Biết ơn các anh hùng dân tộc.
3. Kĩ năng:
- HS biết sử dụng lược đồ để tóm tắt diễn biến các trận đánh.
- Phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện Lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Lược đồ kháng chiến lần ba chống quân Nguyên.
- Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng – 1288.
- Máy chiếu, tài liệu liên quan.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, bảng phụ, đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
GV đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức của HS.
2. Giới thiệu bài:
Sau thất bại thảm hại trong hai lần xâm lược, vua Nguyên rất tức tối, quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ ba. Vậy lần thứ ba này quân Nguyên tiếp tục có âm mưu gì? Cuộc kháng chiến lần ba chống quân xâm lược Nguyên của nhà Trần diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
3. Bài mới:
III - CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN
(1287 – 1288)
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuẩn bị của nhà Nguyên.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 1/62 cho biết:
H: Nhà Nguyên đánh Đại Việt lần thứ ba để làm gì?
HS trả lời.
H: Nhà Nguyên chuẩn bị cho cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba như thế nào?
HS trả lời.
=>GV bổ sung: Mặc dù chuẩn bị chu đáo nhưng vua Nguyên bắt đầu run, lo sợ và Hốt Tất Liệt dặn con “không được coi Giao Chỉ là nước nhỏ mà khinh thường”.
H: Em có nhận xét gì về câu nói của Hốt Tất Liệt dặn thoát hoan?
HS: sự cảnh giác cao độ, xâm lược Đại Việt không dễ như chúng tưởng.
H: Trước nguy cơ đó, vua Trần làm gì?
HS: khẩn trương chuẩn bị kháng chiến.
H: Trình bày cuộc xâm lược lần thứ ba của nhà Nguyên?
GV dùng lược đồ chỉ hướng xâm lược của giặc.
HS theo dõi.
GV giảng: Đầu năm 1288, Thoát Hoan chiếm đóng Vạn Kiếp, xây dựng căn cứ để đánh lâu dài với quân Trần.
H: Tại sao Thoát Hoan không tiến quân thẳng vào Thăng Long mà lại chiếm đóng Vạn Kiếp?
-> Xây dựng căn cứ vững chắc, định đánh lâu dài với quân Trần.
+ Đợi cánh quân thuỷ đến, để cùng tiến đánh Thăng Long cho chắc thắng.
H: Vậy ta đối phó bằng cách nào?
=>HS trả lời theo đoạn in nghiêng /63.
GV chuyển ý: Ta chia thành các cánh quân và cử tướng giỏi cản giặc. Vậy trận cản giặc của quân dân nhà Trần diễn ra như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu trận đánh tại Vân Đồn.
*GV yêu cầu HS theo dõi mục 2 tiếp tục tìm hiểu:
H: Ô Mã Nhi được giao nhiệm vụ gì?
HS: Bảo vệ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.
H: Tại sao lại tiến về Vạn Kiếp với Thoát Hoan?
HS: Chúng nghĩ quân ta yếu nên không cần bảo vệ đoàn thuyền lương.
H: Khi đoàn thuyền lương đi qua, nhà Trần làm gì?
HS: cử Trần Khánh Dư bố trí mai phục.
GV mở rộng về Trần Khánh Dư.
=>GV chuẩn kiến thức và giảng: Đúng như dự đoán, đoàn thuyền lương của giặc chậm chạp tiến vào Vân Đồn.
H: Khi đó, Trần Khánh Dư làm gì?
HS: Trần Khánh Dư cho quân đánh ra từ nhiều phía.
GV kết hợp chỉ trên lược đồ.
H: Tại sao nhà Trần lại quyết định đánh đoàn thuyền chở lương?
HS: Đánh vào dạ dày của giặc => đói => khó có thể chiến đấu lâu dài -> phá hỏng âm mưu "Cậy lương
Tiết 25: NG: 11/11/2013
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG – NGUYÊN (thế kỉ XIII)- (tiết 3)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được âm mưu xâm lược lần thứ ba của nhà Nguyên.
- Trình bày được trên lược đồ những nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Mông – Nguyên (1287 – 1288).
2. Tư tưởng: Bồi dưỡng cho HS:
- Lòng căm thù giặc xâm lược.
- Lòng yêu nước và niềm tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc trong kháng chiến chống Mông – Nguyên.
- Biết ơn các anh hùng dân tộc.
3. Kĩ năng:
- HS biết sử dụng lược đồ để tóm tắt diễn biến các trận đánh.
- Phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện Lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Lược đồ kháng chiến lần ba chống quân Nguyên.
- Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng – 1288.
- Máy chiếu, tài liệu liên quan.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, bảng phụ, đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
GV đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức của HS.
2. Giới thiệu bài:
Sau thất bại thảm hại trong hai lần xâm lược, vua Nguyên rất tức tối, quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ ba. Vậy lần thứ ba này quân Nguyên tiếp tục có âm mưu gì? Cuộc kháng chiến lần ba chống quân xâm lược Nguyên của nhà Trần diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
3. Bài mới:
III - CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN
(1287 – 1288)
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuẩn bị của nhà Nguyên.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 1/62 cho biết:
H: Nhà Nguyên đánh Đại Việt lần thứ ba để làm gì?
HS trả lời.
H: Nhà Nguyên chuẩn bị cho cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba như thế nào?
HS trả lời.
=>GV bổ sung: Mặc dù chuẩn bị chu đáo nhưng vua Nguyên bắt đầu run, lo sợ và Hốt Tất Liệt dặn con “không được coi Giao Chỉ là nước nhỏ mà khinh thường”.
H: Em có nhận xét gì về câu nói của Hốt Tất Liệt dặn thoát hoan?
HS: sự cảnh giác cao độ, xâm lược Đại Việt không dễ như chúng tưởng.
H: Trước nguy cơ đó, vua Trần làm gì?
HS: khẩn trương chuẩn bị kháng chiến.
H: Trình bày cuộc xâm lược lần thứ ba của nhà Nguyên?
GV dùng lược đồ chỉ hướng xâm lược của giặc.
HS theo dõi.
GV giảng: Đầu năm 1288, Thoát Hoan chiếm đóng Vạn Kiếp, xây dựng căn cứ để đánh lâu dài với quân Trần.
H: Tại sao Thoát Hoan không tiến quân thẳng vào Thăng Long mà lại chiếm đóng Vạn Kiếp?
-> Xây dựng căn cứ vững chắc, định đánh lâu dài với quân Trần.
+ Đợi cánh quân thuỷ đến, để cùng tiến đánh Thăng Long cho chắc thắng.
H: Vậy ta đối phó bằng cách nào?
=>HS trả lời theo đoạn in nghiêng /63.
GV chuyển ý: Ta chia thành các cánh quân và cử tướng giỏi cản giặc. Vậy trận cản giặc của quân dân nhà Trần diễn ra như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu trận đánh tại Vân Đồn.
*GV yêu cầu HS theo dõi mục 2 tiếp tục tìm hiểu:
H: Ô Mã Nhi được giao nhiệm vụ gì?
HS: Bảo vệ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.
H: Tại sao lại tiến về Vạn Kiếp với Thoát Hoan?
HS: Chúng nghĩ quân ta yếu nên không cần bảo vệ đoàn thuyền lương.
H: Khi đoàn thuyền lương đi qua, nhà Trần làm gì?
HS: cử Trần Khánh Dư bố trí mai phục.
GV mở rộng về Trần Khánh Dư.
=>GV chuẩn kiến thức và giảng: Đúng như dự đoán, đoàn thuyền lương của giặc chậm chạp tiến vào Vân Đồn.
H: Khi đó, Trần Khánh Dư làm gì?
HS: Trần Khánh Dư cho quân đánh ra từ nhiều phía.
GV kết hợp chỉ trên lược đồ.
H: Tại sao nhà Trần lại quyết định đánh đoàn thuyền chở lương?
HS: Đánh vào dạ dày của giặc => đói => khó có thể chiến đấu lâu dài -> phá hỏng âm mưu "Cậy lương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Oanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)