Su 7- tuan 12- tiet 23
Chia sẻ bởi Dương Thị Oanh |
Ngày 10/05/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: Su 7- tuan 12- tiet 23 thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Tuần 12: NS: 10/11/2012
Tiết 23: NG: 12/11/2012
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG – NGUYÊN (thế kỉ XIII)- (tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS biết:
- Sức mạnh quân sự của quân Mông – Nguyên và quyết tâm xâm lược Đại Việt của chúng qua
những tư liệu lịch sử cụ thể.
- Những nét chính về diễn biến kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân
Trần theo lược đồ trận đánh quyết định ở Đông Bộ Đầu.
2. Tư tưởng: Giáo dục HS:
- Ý chí kiên cường, bất khuất và mưu trí dũng cảm của quân dân ta trong kháng chiến.
- Lòng tự hào về truyền thống của dân tộc ta.
3. Kỹ năng: Rèn cho HS biết:
- Học diễn biến các trận đánh bằng cách chỉ lược đồ.
- Đọc và vẽ lược đồ.
- Phân tích, đánh giá và nhận xét các sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ.
2. HS: Tìm hiểu chiến thuật của nhà Trần trong lần thứ nhất.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những biện pháp của nhà Trần để xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng?
- Nhà Trần đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế?
2. Giới thiệu bài:
Ngay sau khi lên nắm chính quyền, nhà Trần rất quan tâm đến việc xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng. Đầu năm 1258, 3 vạn quân Mông Cổ tràn vào nước ta. Vậy, âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ là gì? Nhà Trần đã tiến hành chuẩn bị và kháng chiến chống quân xâm lược ra sao? (Vào bài).
3. Bài mới:
I - CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG CỔ (1258)
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ:
GV giới thiệu đôi nét về sức mạnh quân Mông Cổ.
H: Vào năm nào thì quân Mông Cổ tiến đánh Nam Tống? Nhằm mục đích gì?
HS trả lời.
H: Để đạt được tham vọng đó, vua Mông Cổ đã làm gì?
HS trả lời. GV giới thiệu về tướng Ngột Lương Hợp Thai.
H: Tại sao vua Mông Cổ lại đánh Đại Việt trước?
HS suy nghĩ trả lời. GV chỉ trên lược đồ để HS theo dõi.
H: Trước khi kéo quân vào nước ta, tướng Mông Cổ đã làm gì?
HS: cho sứ giả đưa thư đe dọa, dụ hàng vua Trần.
H: Vua Trần đã làm gì khi sứ giả Mông Cổ đến?
HS: ra lệnh bắt giam vào ngục.
H: Việc làm trên thể hiện thái độ gì của vua Trần?
HS: kiên quyết chống quân xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc (dù quân Mông Cổ rất mạnh và hiếu chiến).
GV kết luận và chuyển ý.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự chuẩn bị tiến hành kháng chiến của nhà Trần.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2/56 đàm thoại:
H: Được tin quân Mông Cổ xâm lược nước ta, vua Trần đã làm gì?
=>HS trả lời.
H: Qua việc huy động toàn dân tham gia kháng chiến, em có nhận xét gì về chủ trương đánh giặc của nhà Trần?
HS: đó là chủ trương đúng đắn, biết sử dụng sức mạnh của toàn dân trong việc chống giặc ngoại xâm.
GV liên hệ trong thời kì kháng chiến chống Pháp, Đảng và Bác Hồ cũng kêu gọi toàn dân tham gia k/c => thể hiện sự tiếp nối truyền thống đấu tranh giữ nước.
GV chuyển ý.
H: Cho biết thời gian, lực lượng quân Mông Cổ tiến vào nước ta?
HS trả lời.
H: Quân giặc tiến vào nước ta theo đường nào?
HS trả lời.
GV sử dụng lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần I để trình bày lực lượng cũng như đường tiến quân của chúng và giảng: Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy và trận đánh quyết liệt đã diễn ra.
H: Trước thế giặc mạnh vua Trần đã làm gì?
HS: Cho lui quân để bảo toàn lực lượng, rời kinh thành Thăng Long về Thiên Mạc (Hà Nam).
H: Theo lệnh triều đình, nhân dân làm gì?
HS: Nhân dân ta tạm rút khỏi kinh thành.
H: Em hiểu chủ trương “vườn không nhà trống” là thế nào?
HS suy nghĩ
Tiết 23: NG: 12/11/2012
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG – NGUYÊN (thế kỉ XIII)- (tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS biết:
- Sức mạnh quân sự của quân Mông – Nguyên và quyết tâm xâm lược Đại Việt của chúng qua
những tư liệu lịch sử cụ thể.
- Những nét chính về diễn biến kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân
Trần theo lược đồ trận đánh quyết định ở Đông Bộ Đầu.
2. Tư tưởng: Giáo dục HS:
- Ý chí kiên cường, bất khuất và mưu trí dũng cảm của quân dân ta trong kháng chiến.
- Lòng tự hào về truyền thống của dân tộc ta.
3. Kỹ năng: Rèn cho HS biết:
- Học diễn biến các trận đánh bằng cách chỉ lược đồ.
- Đọc và vẽ lược đồ.
- Phân tích, đánh giá và nhận xét các sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ.
2. HS: Tìm hiểu chiến thuật của nhà Trần trong lần thứ nhất.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những biện pháp của nhà Trần để xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng?
- Nhà Trần đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế?
2. Giới thiệu bài:
Ngay sau khi lên nắm chính quyền, nhà Trần rất quan tâm đến việc xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng. Đầu năm 1258, 3 vạn quân Mông Cổ tràn vào nước ta. Vậy, âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ là gì? Nhà Trần đã tiến hành chuẩn bị và kháng chiến chống quân xâm lược ra sao? (Vào bài).
3. Bài mới:
I - CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG CỔ (1258)
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ:
GV giới thiệu đôi nét về sức mạnh quân Mông Cổ.
H: Vào năm nào thì quân Mông Cổ tiến đánh Nam Tống? Nhằm mục đích gì?
HS trả lời.
H: Để đạt được tham vọng đó, vua Mông Cổ đã làm gì?
HS trả lời. GV giới thiệu về tướng Ngột Lương Hợp Thai.
H: Tại sao vua Mông Cổ lại đánh Đại Việt trước?
HS suy nghĩ trả lời. GV chỉ trên lược đồ để HS theo dõi.
H: Trước khi kéo quân vào nước ta, tướng Mông Cổ đã làm gì?
HS: cho sứ giả đưa thư đe dọa, dụ hàng vua Trần.
H: Vua Trần đã làm gì khi sứ giả Mông Cổ đến?
HS: ra lệnh bắt giam vào ngục.
H: Việc làm trên thể hiện thái độ gì của vua Trần?
HS: kiên quyết chống quân xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc (dù quân Mông Cổ rất mạnh và hiếu chiến).
GV kết luận và chuyển ý.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự chuẩn bị tiến hành kháng chiến của nhà Trần.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2/56 đàm thoại:
H: Được tin quân Mông Cổ xâm lược nước ta, vua Trần đã làm gì?
=>HS trả lời.
H: Qua việc huy động toàn dân tham gia kháng chiến, em có nhận xét gì về chủ trương đánh giặc của nhà Trần?
HS: đó là chủ trương đúng đắn, biết sử dụng sức mạnh của toàn dân trong việc chống giặc ngoại xâm.
GV liên hệ trong thời kì kháng chiến chống Pháp, Đảng và Bác Hồ cũng kêu gọi toàn dân tham gia k/c => thể hiện sự tiếp nối truyền thống đấu tranh giữ nước.
GV chuyển ý.
H: Cho biết thời gian, lực lượng quân Mông Cổ tiến vào nước ta?
HS trả lời.
H: Quân giặc tiến vào nước ta theo đường nào?
HS trả lời.
GV sử dụng lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần I để trình bày lực lượng cũng như đường tiến quân của chúng và giảng: Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy và trận đánh quyết liệt đã diễn ra.
H: Trước thế giặc mạnh vua Trần đã làm gì?
HS: Cho lui quân để bảo toàn lực lượng, rời kinh thành Thăng Long về Thiên Mạc (Hà Nam).
H: Theo lệnh triều đình, nhân dân làm gì?
HS: Nhân dân ta tạm rút khỏi kinh thành.
H: Em hiểu chủ trương “vườn không nhà trống” là thế nào?
HS suy nghĩ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Thị Oanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)