Su 7 -tuan 11 -tiet 21
Chia sẻ bởi Dương Thị Oanh |
Ngày 10/05/2019 |
40
Chia sẻ tài liệu: su 7 -tuan 11 -tiet 21 thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Tuần 11: NS: 03/11/2012
Tiết 21: NG: 06/11/2012
Chương III: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (Thế kỉ XIII – XIV)
Bài 13: NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XIII (tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được bối cảnh thành lập triều đại Trần.
- Biết được những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước và luật pháp thời Trần.
2. Tư tưởng: Giáo dục HS:
- Ý thức tự lập và tự cường của cha ông ta thời Trần.
- Lòng tự hào về lịch sử dân tộc.
3. Kỹ năng: HS biết vẽ sơ đồ, so sánh, đối chiếu và nhận xét sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Sơ đồ bộ máy nhà nước Lý - Trần, tư liệu về Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh, máy chiếu, bảng phụ.
2. HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày đôi nét về xã hội thời Lý? So với thời Đinh – Tiền Lê, xã hội thời Lý có gì thay đổi?
- Nêu những thành tựu về giáo dục, văn hóa thời Lý?
2. Giới thiệu bài: Nhà Lý khi mới thành lập vua rất quan tâm đến việc phát triển đất nước và đời sống nhân dân. Vì vậy, nhân dân hăng hái tham gia sản xuất và đạt nhiều thành tựu rực rỡ. Nhưng đến cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. Vậy, nguyên nhân nhà Lý sụp đổ là gì? Nhà Trần thành lập và xây dựng bộ máy nhà nước, pháp luật như thế nào? (Vào bài).
3. Bài mới.
I. NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thành lập nhà Trần.
*GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và thông tin mục 1/50 đàm thoại:
H: Nhà Lý lên ngôi năm nào?
HS nhắc lại: 1009.
=>GV chuẩn kiến thức và giảng: Nhà Lý thành lập và trải qua 8 đời vua, nhưng đến đời vua thứ 9 ngày càng suy yếu nghiêm trọng.
H: Nguyên nhân nào dẫn đến nhà Lý suy yếu như vậy?
HS trả lời.
=>GV chuẩn kiến thức và giảng: Đời vua thứ 8 – Lý Huệ Tông chỉ sinh được con gái và mắc bệnh cuồng nên phải nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Lợi dụng cơ hội đó, các đại thần trong triều tranh chấp quyền hành và quan lại bên dưới quấy nhiễu bóc lột nhân dân…
Gọi HS đọc đoạn in nghiêng “Bấy giờ… việc gì” và cho biết: Những việc làm trên của nhà Lý dẫn đến hậu quả gì?
=>GV chuẩn kiến thức và nhấn mạnh: Trước tình hình đó, một số thế lực địa phương đánh giết lẫn nhau chống lại triều đình và một số nước phía Nam thỉnh thoảng lại đem quân cướp phá Đại Việt -> nhà Lý càng khó khăn.
H: Trước tình hình đó, nhà Lý đã làm gì?
HS: Nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để củng cố cũng như chống lại lực lượng nổi loạn.
H: Nhân cơ hội đó, nhà Trần làm gì?
HS: Nhà Trần ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi.
H: Em biết gì về Trần Cảnh?
HS: đọc và rút ra theo thông tin đoạn in nghiêng /51.
H: Vậy nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào?
HS: Nhà Lý suy yếu.
=>GV chuyển ý: Sau khi lên nắm chính quyền, nhà Trần đã dẹp yên rối loạn và xây dựng bộ máy nhà nước.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc làm của nhà Trần để củng cố chế độ phong kiến tập quyền.
*GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và thông tin mục 2/51 cho biết:
H: Bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức như thế nào?
HS trả lời.
=>GV chuẩn xác.
Thảo luận nhóm 2’: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần?
GV dùng sơ đồ câm để HS lên điền kết quả thảo luận. GV dặn HS về nhà vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần vào vở.
Thảo luận nhóm 3’: So với bộ máy nhà nước thời Lý, thời Trần có gì giống và khác? Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần?
=>GV chuẩn kiến thức và nhấn mạnh: Ngoài ra, nhà Trần còn quy định cụ thể việc thưởng phạt quan lại (HS đọc đoạn in nghiêng /51).
H: Để khích lệ tinh thần đoàn kết, nhà Trần làm gì?
HS
Tiết 21: NG: 06/11/2012
Chương III: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (Thế kỉ XIII – XIV)
Bài 13: NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XIII (tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được bối cảnh thành lập triều đại Trần.
- Biết được những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước và luật pháp thời Trần.
2. Tư tưởng: Giáo dục HS:
- Ý thức tự lập và tự cường của cha ông ta thời Trần.
- Lòng tự hào về lịch sử dân tộc.
3. Kỹ năng: HS biết vẽ sơ đồ, so sánh, đối chiếu và nhận xét sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Sơ đồ bộ máy nhà nước Lý - Trần, tư liệu về Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh, máy chiếu, bảng phụ.
2. HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày đôi nét về xã hội thời Lý? So với thời Đinh – Tiền Lê, xã hội thời Lý có gì thay đổi?
- Nêu những thành tựu về giáo dục, văn hóa thời Lý?
2. Giới thiệu bài: Nhà Lý khi mới thành lập vua rất quan tâm đến việc phát triển đất nước và đời sống nhân dân. Vì vậy, nhân dân hăng hái tham gia sản xuất và đạt nhiều thành tựu rực rỡ. Nhưng đến cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. Vậy, nguyên nhân nhà Lý sụp đổ là gì? Nhà Trần thành lập và xây dựng bộ máy nhà nước, pháp luật như thế nào? (Vào bài).
3. Bài mới.
I. NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thành lập nhà Trần.
*GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và thông tin mục 1/50 đàm thoại:
H: Nhà Lý lên ngôi năm nào?
HS nhắc lại: 1009.
=>GV chuẩn kiến thức và giảng: Nhà Lý thành lập và trải qua 8 đời vua, nhưng đến đời vua thứ 9 ngày càng suy yếu nghiêm trọng.
H: Nguyên nhân nào dẫn đến nhà Lý suy yếu như vậy?
HS trả lời.
=>GV chuẩn kiến thức và giảng: Đời vua thứ 8 – Lý Huệ Tông chỉ sinh được con gái và mắc bệnh cuồng nên phải nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Lợi dụng cơ hội đó, các đại thần trong triều tranh chấp quyền hành và quan lại bên dưới quấy nhiễu bóc lột nhân dân…
Gọi HS đọc đoạn in nghiêng “Bấy giờ… việc gì” và cho biết: Những việc làm trên của nhà Lý dẫn đến hậu quả gì?
=>GV chuẩn kiến thức và nhấn mạnh: Trước tình hình đó, một số thế lực địa phương đánh giết lẫn nhau chống lại triều đình và một số nước phía Nam thỉnh thoảng lại đem quân cướp phá Đại Việt -> nhà Lý càng khó khăn.
H: Trước tình hình đó, nhà Lý đã làm gì?
HS: Nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để củng cố cũng như chống lại lực lượng nổi loạn.
H: Nhân cơ hội đó, nhà Trần làm gì?
HS: Nhà Trần ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi.
H: Em biết gì về Trần Cảnh?
HS: đọc và rút ra theo thông tin đoạn in nghiêng /51.
H: Vậy nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào?
HS: Nhà Lý suy yếu.
=>GV chuyển ý: Sau khi lên nắm chính quyền, nhà Trần đã dẹp yên rối loạn và xây dựng bộ máy nhà nước.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc làm của nhà Trần để củng cố chế độ phong kiến tập quyền.
*GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và thông tin mục 2/51 cho biết:
H: Bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức như thế nào?
HS trả lời.
=>GV chuẩn xác.
Thảo luận nhóm 2’: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần?
GV dùng sơ đồ câm để HS lên điền kết quả thảo luận. GV dặn HS về nhà vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần vào vở.
Thảo luận nhóm 3’: So với bộ máy nhà nước thời Lý, thời Trần có gì giống và khác? Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần?
=>GV chuẩn kiến thức và nhấn mạnh: Ngoài ra, nhà Trần còn quy định cụ thể việc thưởng phạt quan lại (HS đọc đoạn in nghiêng /51).
H: Để khích lệ tinh thần đoàn kết, nhà Trần làm gì?
HS
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Thị Oanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)