Su 7- tuan 10- tiet 20

Chia sẻ bởi Dương Thị Oanh | Ngày 10/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Su 7- tuan 10- tiet 20 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần 10: NS: 31/10/2012
Tiết 20: NG: 02/11/2012

Bài 12: ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HOÁ (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Trình bày được những chuyển biến về xã hội, văn hóa, giáo dục thời Lý.
2. Tư tưởng: Giáo dục cho HS:
- Lòng tự hào về truyền thống văn hiến của dân tộc.
- Ý thức xây dựng nền văn hoá dân tộc.
3. Kỹ năng: Rèn cho HS biết lập bảng so sánh và vẽ sơ đồ.
II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Tranh ảnh về các thành tựu văn hoá thời Lý.
2. HS: Tư liệu về các thành tựu văn hoá thời Lý.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?
- Nêu tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý?
2. Giới thiệu bài: Ở tiết học trước, chúng ta đã biết được nhờ những biện pháp tích cực mà nhà Lý đã tạo cơ sở cho nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh. Vậy, về xã hội thời Lý có những thay đổi gì, giáo dục và văn hoá đạt được những thành tựu nào ?
3. Bài mới:
II. SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ

Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu những thay đổi về xã hội
GV yêu cầu HS nhắc lại XH thời Đinh – Tiền Lê gồm những tầng lớp nào?
HS suy nghĩ trả lời.
GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 1/47 thảo luận nhóm 3 phút: Hãy nêu các tầng lớp cư dân trong xã hội thời Lý và đời sống của họ?
HS: +Giai cấp thống trị: Sống xa hoa, sung sướng, có nhiều ruộng đất và thế lực về chính trị.
+ Giai cấp bị trị: Lao động làm ra của cải để nuôi sống xã hội, nộp thuế và làm nghĩa vụ cho nhà nước.
+ Nô tì: Thấp kém nhất trong xã hội, phục vụ trong cung điện hoặc các nhà quan, đời sống rất khổ cực.
GV treo sơ đồ giai cấp xã hội thời Lý.
H: So với thời Đinh -Tiền Lê, về mặt xã hội thời Lý có gì thay đổi?
HS: Tầng lớp thống trị thời Đinh -Tiền Lê có một số nhà sư, thời Lý không có song lại có thêm một số địa chủ.
H: So với thời Đinh - Tiền Lê, em nhận xét gì về sự phân biệt giai cấp ở thời Lý?
HS: Sự phân biệt giai cấp ở thời Lý diễn ra sâu sắc hơn (địa chủ tăng -> bóc lột nông dân tá điền ngày càng nhiều hơn)…và chuyển ý: Bên cạnh những thay đổi về mặt xã hội, thời kì này văn hoá giáo dục cũng có những điểm nổi bật (mục 2).
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển của văn hoá và giáo dục.
* GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2 /47 cho biết:
H: Thời Đinh – Tiền Lê, giáo dục phát triển chưa?
HS: chưa phát triển.
H: Nhà Lý có chăm lo phát triển giáo dục không?
HS trả lời.
H: Văn Miếu được xây dựng để làm gì?
HS: Thờ Khổng Tử (tổ đạo Nho) – do ông sáng lập- và dạy học cho con vua.
=>GV chuẩn kiến thức và cho HS quan sát ảnh về Văn Miếu và giới thiệu (chính thức xây dựng vào 9.1070, dài 350 m và chiều ngang là 75 m)…
H: Khoa thi đầu tiên được mở vào thời gian nào và để làm gì?
H: Quốc Tử Giám thành lập thời gian nào?
=>GV chuẩn kiến thức và mở rộng về Quốc Tử giám.
H: Nội dung học tập chủ yếu của nền giáo dục thời Lý là gì? Vì sao?
HS: dạy chữ Hán và đạo Nho.
- Vì việc làm này đã có từ thời Bắc thuộc cho nên sử dụng chữ Hán, học sách Nho trở thành một việc làm thuận tiện đối với giai cấp thống trị.
GV giới thiệu tác phẩm văn học nổi tiếng “Nam quốc sơn hà”.
H: Nêu điểm hạn chế về giáo dục và thi cử thời Lý?
HS dựa vào SGK trả lời.

H: Nêu vị trí đạo Phật dười thời Lý?
HS: rất thịnh hành, phát triển rộng khắp, được xem là quốc giáo.
H: Nêu dẫn chứng thời Lý đạo Phật được sùng bái?
HS trả lời.
=>Gọi HS đọc thông tin đoạn in nghiêng /48 và giới thiệu một số thành tựu văn hoá thời Lý (hình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)