Su 7- tiet 8

Chia sẻ bởi Dương Thị Oanh | Ngày 10/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Su 7- tiet 8 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần 4 NS: 20/09/2012
Tiết 8 NG: /09/2012

Bài 6 + 7: CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á (Tiếp theo)
NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS cần nắm:
- Những nét chính về vương quốc Lào.
- Những nét chung nhất của xã hội phong kiến phương Đông: cơ sở kinh tế - xã hội, nhà nước phong kiến.
2. Tư tưởng: Bồi dưỡng cho HS:
- Tình cảm yêu quý và trân trọng truyền thống lịch sử của Lào.
- Mối quan hệ mật thiết của 3 nước ở khu vực Đông Dương.
- Niềm tin và lòng tự hào về truyền thống lịch sử.
- Thành tựu văn hoá và khoa học kĩ thuật mà các dân tộc đạt được trong thời kì phong kiến.
3. Kỹ năng: HS biết lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của lịch sử Lào.
- Làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện và biến cố lịch sử.
- Từ đó, rút ra kết luận và nhận xét cần thiết.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Bản đồ Đông Nam Á và các tư liệu, hình ảnh liên quan bài học.
2. HS: Tư liệu lịch sử về Lào, tư liệu về xã hội phong kiến phương Đông – Tây, bảng phụ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu điều kiện tự nhiên và sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?
- Kể tên các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?
- Sự phát triển của vương quốc Campuchia thời Ăng co được biểu hiện như thế nào?
2. Giới thiệu bài: Campuchia là hai nước anh em cùng ở trên bán đảo Đông Dương với Việt Nam - hiểu được lịch sử của hai nước bạn cũng góp phần hiểu thêm về lịch sử nước mình. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Lào và những nét chung về xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây (vào bài).
3. Bài mới:

Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của vương quốc Lào.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 4/21 cho biết:
H: Cư dân cổ nhất trên đất Lào ngày nay là ai? Họ đã để lại những gì?
HS trả lời.
H: Người Lào Lùm xuất hiện như thế nào?
Hs trả lời.
H: Đời sống của bộ lạc Lào như thế nào?
HS trả lời.
H: Nước Lan Xạng được thành lập như thế nào?
HS trả lời. GV nói thêm về Pha Ngừm.
GV chuẩn kiến thức và giảng: Nước Lạn Xạng là kết quả của sự liên kết các bộ tộc Lào.
H: Vương quốc Lạn – Xạng phát triển thịnh vượng vào khoảng thời gian nào?
HS trả lời.
H: Trình bày những nét chính trong chính sách đối đối ngoại của các vua Lạn Xạng?
HS: rút ra và trả lời theo thông tin đoạn in nghiêng /21.





H: Vì sao vương quốc Lạn Xạng suy yếu?
HS: Do tranh chấp quyền lực trong hoàng tộc …
=>GV chuẩn kiến thức và giảng: Xiêm xâm chiếm và cai trị Lào đến khi thực dân Pháp xâm lược.
*Cuối cùng, GV cho HS quan sát ảnh /21 và trao đổi bàn (2’): Kiến trúc Thạt Luổng của Lào có gì giống và khác với công trình kiến trúc của các nước trong KV?
HS trả lời, GV chuẩn kiến thức và kết luận: Uy nghi, đồ sộ, kiến trúc nhiều tháp tầng, 1 tháp chính và nhiều tháp phụ xung quanh, nhưng không cầi kì và phức tạp bằng các công trình của Campuchia…
Hoạt động 2: Tìm hiểu nền tảng kinh tế và các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin SGK/23 – 24, chia nhóm (2 bàn / nhóm) cho HS thảo luận (2’):
-N 1,3: Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến phương Đông và châu Âu có điểm gì giống và khác nhau?
-N 2,4: Các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến ở phương Đông và châu Âu?
=>Đại diện nhóm HS trình bày – các nhóm nhận xét bổ sung, GV chuẩn kiến thức và chốt lại ở bài học.
*Sau đó, cho HS đàm thoại theo các câu hỏi:
H: Hình thức bóc lột chủ yếu trong xã hội phong kiến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)