Sử 7 - Thi HKII - 09.10
Chia sẻ bởi Trường Thcs Ngũ Phụng |
Ngày 16/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Sử 7 - Thi HKII - 09.10 thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II
PHÚ QUÝ Năm học: 2009 – 2010
Môn thi: Lịch sử 7
Thời gian: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang)
ĐỀ:
Câu 1: (3 điểm)
Sau khi đánh thắng quân Minh, vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đã có những biện pháp gì để phục hồi và phát triển nông nghiệp?
Câu 2: (1 điểm)
Kể tên một số danh nhân văn hóa tiêu biểu của dân tộc thời Lê sơ.
Câu 3: (2 điểm)
Nêu hậu quả của cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.
Câu 4: (4 điểm)
Em hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
--------- HẾT ---------
Họ và tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: ………….
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN: LỊCH SỬ 7
Câu 1: Biện pháp : (3 điểm) ( mỗi ý 0,5 điểm)
Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh.
Kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.
Đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Hà đê sứ, Đồn điền sứ.
Định lại chính sách chia lại ruộng đất công làng xã gọi là phép quân điền.
Cấm giết trâu bò bừa bãi, cấm điều động dân phu trong mùa cấy, gặt.
Khuyến khích khai hoang, đào sông, đắp đê.
Câu 2: Một số danh nhân văn hóa thời Lê sơ: (1 điểm)
Nguyễn Trãi
Lê Thánh Tông
Ngô Sĩ Liên
Lương Thế Vinh
Câu 3: Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài: Gây bao tai họa và đau thương cho dân tộc, chia cắt đất nước, tổn hại cho sự phát triển của đất nước. (2 điểm)
Câu 4: (4 điểm)
* Nguyên nhân thắng lợi: (2 điểm)
- Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta.
- Được sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
* Ý nghĩa lịch sử: (2 điểm)
- Phong trào Tây Sơn đã lật đổ các tập đoàn phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
- Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh , bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
PHÚ QUÝ Năm học: 2009 – 2010
Môn thi: Lịch sử 7
Thời gian: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang)
ĐỀ:
Câu 1: (3 điểm)
Sau khi đánh thắng quân Minh, vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đã có những biện pháp gì để phục hồi và phát triển nông nghiệp?
Câu 2: (1 điểm)
Kể tên một số danh nhân văn hóa tiêu biểu của dân tộc thời Lê sơ.
Câu 3: (2 điểm)
Nêu hậu quả của cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.
Câu 4: (4 điểm)
Em hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
--------- HẾT ---------
Họ và tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: ………….
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN: LỊCH SỬ 7
Câu 1: Biện pháp : (3 điểm) ( mỗi ý 0,5 điểm)
Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh.
Kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.
Đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Hà đê sứ, Đồn điền sứ.
Định lại chính sách chia lại ruộng đất công làng xã gọi là phép quân điền.
Cấm giết trâu bò bừa bãi, cấm điều động dân phu trong mùa cấy, gặt.
Khuyến khích khai hoang, đào sông, đắp đê.
Câu 2: Một số danh nhân văn hóa thời Lê sơ: (1 điểm)
Nguyễn Trãi
Lê Thánh Tông
Ngô Sĩ Liên
Lương Thế Vinh
Câu 3: Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài: Gây bao tai họa và đau thương cho dân tộc, chia cắt đất nước, tổn hại cho sự phát triển của đất nước. (2 điểm)
Câu 4: (4 điểm)
* Nguyên nhân thắng lợi: (2 điểm)
- Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta.
- Được sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
* Ý nghĩa lịch sử: (2 điểm)
- Phong trào Tây Sơn đã lật đổ các tập đoàn phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
- Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh , bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trường Thcs Ngũ Phụng
Dung lượng: 5,48KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)