Su 7 t39 - t52 (da sua)

Chia sẻ bởi Mai Thi Thai | Ngày 11/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Su 7 t39 - t52 (da sua) thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

HỌC KÌ II

Tuần 20
– Tiết: 39
Soạn:
Dạy:
 BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN
(1418 - 1427)



A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ chỗ bị động đến chủ động tấn công giải phóng đất nước.
-Nắm được những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ trong luyện tập tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học.
3. Tư tưởng:
- Thấy được tinh thần hy sinh vượt qua gian khổ anh dũng bất khuất của nhân dân Lam Sơn.
- Giáo dục học sinh lòng yêu nước tự hào, tự cường dân tộc.
- Bồi dưỡng tinh thần quyết tâm vượt khó để học tập và phấn đấu vươn lên.

B. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên:
- Giáo án, Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn, tài liệu liên quan đến bài học (nếu có).
2. Học sinh
- Học và chuẩn bị bài ở nhà.

C. Tiến trình dạy học:
I. Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ:
H? Trình bày cuộc khởi nghĩa của nhà Hồ & Nguyên nhân thất bại?
III. Bài mới:
Quân Minh đặt ách thống trị trên đất nước ta, nhân dân khắp nơi đứng lên khởi nghĩa chống quân Minh. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng lên mạnh mẽ, trước hết ở vùng miền núi Thanh Hóa.
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung

HS đọc SGK
I. Thời kì ở miền tây Thanh Hoá (1418 – 1423)
1/. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa

GV:Giới thiệu bia Vĩnh Lăng,trên bia là những lời do Nguyễn Trãi soạn thảo ghi tiểu sử và sự nghiệp của Lê Lợi.
- Hãy cho biết vài nét về Lê Lợi?
- Cho biết hiểu biết về Nguyễn Trãi?
- Vì sao các hào kiệt khắp nơi hưởng ứng ngày càng đông?
- Lê lợi cùng bộ chỉ huy đã làm gì?và chọn nơi nào làm căn cứ?





-Lê lợi là người yêu nước thương dân có uy tín lớn.
-Nguyễn Trãi là người học rộng, tài cao,giàu lòng yêu nước.
-1416 Lê Lợi cùng bộ chỉ huy mở hội thề ở Lũng Nhai.
+ 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn,tự xưng là Bình Định Vương.


GV:Trong thời kì đầu của cuộc khởi nghĩa,Nghĩa quân đã gặp những khó khăn gì?
- Trước tình hình đó nghĩa quân đã làm gì?
- Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hòa hoãn với quân Minh?
- Nhận xét tình hình nghĩa quân những năm đầu hoạt động?
- HS thảo luận.
- Luôn luôn trong thế bị động.


HS đọc phần 1.
GV:Tại sao Nguyễn Chích lại đề nghị chuyển quân vào Nghệ An?
GV:-Việc thực hiện kế hoạch đó đem lại kết quả gì?


-Nhận xét kế hoạch của Nguyễn Chích?



GV:Sau khi giải phóng Nghệ An, nghĩa quân tiếp tục giải phóng ở những nơi nào? Kết quả?
HS đọc phần 2


2/. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.
- 1418 nghĩa quân đã rút lên núi Chí Linh.
- Quân Minh huy động lực lượng mạnh để bắt và giết Lê Lợi, Lê Lai cải trang làm Lê Lợi liều chết cứu chủ tướng.


- 1421, rút lên núi Chí Linh.
- 1423, lê lợi hòa hoãn với quân Minh.
- 1424, quân Minh trở mặt tấn công ta.

II / GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HÓA VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC (1424 - 1426)
1/. Giải phóng Nghệ An (1424)
- Nguyễn Chích đưa ra kế hoạch chuyển địa bàn vào Nghệ An.


-12-10-1424 hạ Thành Trà Lân, tập kích ải khả lưu.
- Giải phóng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa

2/. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (1425)
- Tháng 8/1425 Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy ở Nghệ An giải phóng Tân Bình,Thuận Hoá.

- Trong 10 tháng nghĩa quân Lam Sơn giải phóng từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.



IV. Củng cố:
- Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1418 - 1423?
- Giai đoạn từ 1418 - 1423 nghĩa quân ở trong thế như thế nào?
V. Dặn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Thi Thai
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)