Sử 7 t30

Chia sẻ bởi Lê Viên | Ngày 10/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: sử 7 t30 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:


Tuần : 01 Ngày soạn : 14/8/2010
Tiết : 01 Ngày dạy : 16/8/2010
Tên bài soạn :
PHẦN I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Bài 1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN
Ở CHÂU ÂU
( Thời sơ - trung kì trung đại )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Xã hội phong kiến ở Châu Âu đã được hình thành như thế nào?
- Thế nào là lãnh địa phong kiến? Những đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa.
- Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? Nền kinh tế trong thành thị trung đại có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa?
2. Kỹ năng:
- Biết sử dụng bản đồ Châu Âu và xác định được vị trí các quốc gia phong kiến.
- Giúp học sinh biết vận dụng phương pháp so sánh nhận xét giữa hai chế độ xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến, các bức tranh trong sách giáo khoa.
3. Tư tưởng:
- Sự ra đời của xã hội phong kiến tiến bộ hơn xã hội chiếm hữu nô lệ và đó là sự phát triển phù hợp với quy luật phát triển của xã hội loài người.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Một số câu chuyện.
- Câu hỏi vấn đề.
- Thầy: Bản đồ Châu Âu thời phong kiến.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị, xem trước bài.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh.
3. Dạy bài mới.
- Giới thiệu bài:
Ở châu Âu xã hội phong kiến đã xuất hiện như thế nào, có những giai cấp nào ? Lãnh địa phong kiến được hình thành và Lãnh địa có những đặc điểm chính nào về kinh tế. Có gì giống hay khác phương Đông hay không; bài hôm nay chúng ta tìm hiểu.


Hoạt động của Thầy và Trò


Kiến thức cần nắm

Xã hộiphong kiến ở châu Âu đã hình thành như thế nào. Học sinh đọc mục 1 trong sgk.
? Tại sao cuối Tkỷ V xã hội Tây Âu lại có những biến đổi lớn?
- Là do sự xâm nhập của các bộ tộc người Giec- Man
? Hãy nêu những nội dung biến đổi trong xã hội phương Tây cuối Tkỷ thứ V khi bị các tộc người Giec - man tràn xuống xâm lược
- Học sinh: thảo luận nhóm
N1: Bộ máy nhà nước của Rôma bị phá vỡ
N2: Ruộng đất của chủ nô Rôma bị chia cho các quý tộc, tướng lĩnh…người Giec-man và cùng được phong các tước vị
Giáo viên: Quá trình phong kiến hoá xã hội Châu Âu bởi chế độ xã hội phong kiến được hình thành, tồn tại là do sự kết hợp giữa nền tưởng cũ (của người Rôma) với yếu tố mới (của người Giec-man)
? Như vậy xã hội đã hình thành hai giai cấp cơ bản ? Đó là những giai cấp ? Và quan hệ sản xuất mới xuất hiện ra sao ?
Vậy cơ sở tồn tại của xã hộiphong kiến châu Âu là gì, ta tìm hiểu. Học sinh đọc mục 2
- Nông nô: Cư dân cơ bản bị thống trị( thuật ngữ 2(154))
- Lãnh chúa: Chúa phong kiến ở Châu Âu có lãnh địa riêng và toàn quyền lãnh địa đó.
? Qua phần tìm hiểu ở nhà kết hợp với sách giáo khoa em hãy cho biết thế nào là lãnh địa phong kiến ?
? Chú ý vào hình 1 trong sách giáo khoa
Dựa vào đó em hãy môt tả lãnh địa phong kiến?
- Lãnh địa được xây dựng: như pháo đài kiên cố có hào sâu, tường cao bao quanh, có dinh thự, nhà thờ và có cả nhà kho, chuồng trại
- Phần đất đai ở xung quanh lâu đài bao gồm đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy.
? Em hãy trình bày cuộc sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa?
? Em hãy nêu cụ thể mức tô và các loại thuế mà nông nô phải nộp cho lãnh chua?
- Mức tô: Phải nộp ½ số sản phẩm thu được.
- Mức thuế: Thuế thân, thuế cưới xin, thuế thừa kế tài sản…
GIÁO VIÊN: Một lãnh chúa có thể có một hoặc nhiều lãnh địa, mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập, các lãnh chúa buộc nhà vua phải cho họ nắm toàn quyền về ctrị tư pháp, tài chính và qsự như một nước nhỏ. Như vậy dưới chế độ phong kiến phân quyền như thế quyền lực của nhà vua
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Viên
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)