SỬ 7.T15

Chia sẻ bởi Hoàng Ngọc Nam | Ngày 11/05/2019 | 86

Chia sẻ tài liệu: SỬ 7.T15 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tiết
15

Bài 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075-1077)

II.GIAI ĐỌAN THỨ II (1076-1077)

Ngày soạn:



Ngày dạy:





A. Mục tiêu:



1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được giai đoạn thứ II của cuộc kháng chiến chống quân Tống.


2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỉ năng phân tích – so sánh - chứng minh...


3. Thái độ:
Giáo dục tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

B. Phương pháp:
Phân tích - Chứng minh - thảo luận nhóm.



C. Chuẩn bị:



1. Giáo viên:
Giáo án – SGK – SGV – Tài liệu khác


2. Học sinh:
Vở - SGK.

D. Tiến trình:



I. Ổn định: ( 1 phút )
Kiểm tra sĩ số.


II. Bài cũ: ( 4 phút )
1.Trình bày âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống ?


III. Bài mới:



1. Đặt vấn đề:
Giai đoạn thứ II là giai đoạn kết thúc của kháng chiến của quân và dân Đại Việt chống quân Tống với thắng lợi trên dòng sông Như Nguyệt - kết thúc kháng chiến.


2. Triển khai:




Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức

Hoạt động 1.
Trình bày công việc chuẩn bị của ta ?






Bộ: 10 vạn bộ binh – 1 vạn ngựa do Quách Quỳ - Triệu Tiết chỉ huy.
Thủy: Hòa Mâu chỉ huy.



1.Kháng chiến bùng nổ:
a. Chuẩn bị của ta:
+ Các địa phương chuẩn bị bố phòng.
+ Các tổ trưởng cho quân mai phục.
+ Cử Lý Kế Nguyên chỉ huy quân thủy, đóng tại Đông Kinh.
+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân bộ - phòng tuyến Như Nguyệt.
b. Kháng chiến bùng nổ:
+ 10 – 1076 bộ
thủy
+ 1 – 1077 quân Tống vượt ải Nam quan, tiến sát vào nước ta.
(Chúng lại bị chặn tại bờ Bắc sông Như Nguyệt
(Quân thủy bị Lý Kế Nguyên chặn đánh hơn 10 trận, không tiến sâu vào nước ta được.

Hoạt động 2.
Quân Tống ?

Quân ta ?



Ý nghĩa ?


Nguyên nhân thắng lợi ?

2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt:
+ Quân Tống: Ào ạt vượt sông, tấn công vào nước ta ( Lý Thường Kiệt tấn công ( Quân Tống bị đẩy lùi (
+ Quân ta: Xuân 1077 mở cuộc tổng tiến công ( Quân Tống đại bại ( Ta chủ động giảng hòa ( Quách Quỳ đồng ý ( Chiến tranh kết thúc ( Nên độc lập Đại Việt được giữ vững.
+ Ý nghĩa: Là trang sử vẻ vang của dân tộc, Lý Thường Kiệt xứng đáng là vị tướng của dân tộc, niềm tự hào của dân tộc.
+ Nguyên nhân thắng lợi: Sự đoàn kết của quân và dân Đại Việ, sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt.







IV. Củng cố: ( 3 phút )
Bài có hai nội dung cơ bản.
Hướng dẫn và trả lời câu hỏi SGK.





V. Dặn dò: ( 2 phút )
Đọc và trả lời SGK.
Đọc trước bài 22





VI. Bổ sung:



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Ngọc Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)