SỬ 7-T1

Chia sẻ bởi Hoàng Ngọc Nam | Ngày 11/05/2019 | 93

Chia sẻ tài liệu: SỬ 7-T1 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tiết
01

Phần I:
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Bài 1:
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU.
(Thời kỳ trung kỳ trung đại)

Ngày soạn:



Ngày dạy:





A. Mục tiêu:



1. Kiến thức:
Giáo dục học sinh hiểu sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Châu Âu


2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỉ năng phân tích – so sánh - chứng minh...


3. Thái độ:
Giáo dục học sinh hiểu được quy luật phát triển của xã hội loại người

B. Phương pháp:
Phân tích - Chứng minh - thảo luận nhóm.



C. Chuẩn bị:



1. Giáo viên:
Giáo án – SGK – SGV – Tài liệu khác


2. Học sinh:
Vở - SGK.

D. Tiến trình:



I. Ổn định: ( 1 phút )
Kiểm tra sĩ số.


II. Bài cũ: ( 4 phút )
Hệ thống kiến thức lớp 6


III. Bài mới:



1. Đặt vấn đề:
Kế tiếp lịch sử cổ đại là lịch sử chế độ phong kiến. Cân hiểu được quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến


2. Triển khai:




Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức

Hoạt động 1.( 15 phút)


Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành như thế nào?

Hãy kể tên những quốc gia phong kiến tiêu biểu ở Châu Âu và đặc điểm kinh tế xã hội của nó?

Những quốc gia cổ đại phương Tây: Hy lạp, Rô ma. Khởi nghĩa Xpát ta cút đã làm suy yếu chế độ chiếm hữu nô lệ…
1.Sự hình thàng xã hội phong kiến ở Châu Âu:
a. Thời gian:Vào cuối thế kỷ V
b.Nguyên nhân:Người bộ tộc Gíec Man (tiêu diệt đế quốc RôMa( lập nên những quốc gia phong kiến đầu tiên
c.Những quốc gia:
+Ăng gô xắc xông ( của người Anh)
+Vương quốc Phrăng (của người Pháp)
+Vương quốc Tây gốt (của người Tây ban nha)
+Vương quốc Đông gốt (Y ta ly a)
d.Kinh tế:
+Ruộng đất nằm trong tai bọn tướng lĩnh và quý tộc ( công tước , hầu tước,bá tước ). Họ trở thành lãnh chúa
+Nông nô ( nô lệ và nông dân)
e. Xã hội: có 2 giai cấp
+Lãnh chúa : Chiếm mọi đặc lợi kinh tế, chính trị ,văn hóa..
+Nông nô: Phụ thuộc hoàn toàn vào lãnh chúa

Hoạt động 2.(10 phút)
Lãnh địa là khu vực đất đai rộng lớn có: ruộng đất trồng trọt, đồng cỏ,rừng núi ,ao ,hồ,đầm lầy,bãi hoang v.v…có lâu đài ,nhà thờ, có làng xóm của nông dân.Lâu đài được xây dựng kiên cố, có tường cao ,hào sâu,có bãi đất rộng ,có cối xay gió,lò rèn ,tháp canh, lỗ châu mai…
Em hiểu thế nào là lãnh địa, lãnh chúa phong kiến và những sinh họat ,đặc điểm của nó ?
2.Lãnh địa phong kiến:
a. Lãnh địa phong kiến:Là khu đất thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa phong kiến
b. Lãnh chúa phong kiến:Người đứng đầu lãnh địa. Mỗi lãnh chúa phong kiến có thể có nhiều lãnh địa.
c. Sinh hoạt trong lãnh địa phong kiến:
+ Lãnh chúa: Không phải nộp thuế, sống sung sướng,ở trong những lâu đài lộng lẫy, được kẻ hầu ,người hạ…
+Nông nô : Nộp tô thuế nặng nề, lao động khổ cực..
d. Đặc điểm của kinh tế lãnh địa:
+Quan hệ sản xuất phong kiến( nông nô và lãnh chúa)
+Kỹ thuật canh tác: thô sơ ,lạc hậu
+Tính chất :tự cung ,tự cấp ,tự túi

Hoạt động 3.(10 phút)

Vì sao thành thị xuất hiện? Sự khác nhau cơ bản giữa thành thị và lãnh địa phong kiến như thế nào?

Vai trò của thành thị trong nền kinh tế trung đại và hiện đại?( Trung đại: phá vỡ nền kinh tế tự cung tự cấp, hiện đại : thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển)
3. Sự xuất hiện thành thị:
a. Thời gian:Khoảng cuối thế kỷ XI
b.Nguyên nhân:
( Do nhu cầu sản xuất,
( Sự tập trung sản xuất của những người thợ thủ công,
(
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Ngọc Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)