Su 7 HKII CKTKN
Chia sẻ bởi Phạm Thị Thùy Dung |
Ngày 10/05/2019 |
34
Chia sẻ tài liệu: su 7 HKII CKTKN thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Tuần : 20 Ngày soạn : 09/01/2011
Tiết : 37 Ngày dạy : 11/01/2011
Bài 19
CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN <1418-1427>
I . Thời kì ở miền tây Thanh Hoá <1418-1423>.
I - Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức:
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hoá đã phát triển rộng khắp cả nước.
- Tầng lớp quý tộc Trần, Hồ đã suy yếu không đủ sức lãnh đạo khởi nghĩa, chỉ có tầng lớp địa chủ mới do Lê Lợi lãnh đạo có đủ uy tín tập hợp khởi nghĩa .
2. Kĩ năng:
- Đánh giá, nhận xét nhân vật lịch sử tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa.
3.Tư tư:
- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, biết ơn người có công với nước: Lê Lợi, Nguyễn Trẫi.
II - Chuẩn bị .
1 . Giáo viên :
- Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn.
- Bia Vĩnh Lăng, chân dung Nguyễn Trãi.
2 . Học sinh :
- Sưu tầm tài liệu có liên quan .
- Trả lời câu hỏi sgk .
III - Tiến trình tổ chức dạy – học :
1 . Kiểm tra bài cũ:
2 . Giới thiệu bài :
Quân Minh đã đánh bại nhà Hồ đặt ách cai trị lên đất nước ta, chúng đề ra chính sách áp bức bóc lột nhân dân ta một cách vô cùng dã man. Ngay sau khi cuộc kháng chiến của nhà Hồ và các quý tộc Trần bị dập tắt, cuộc khởi nghĩa mới đã xuất hiện ở Lam Sơn- Thanh Hoá được đông đảo nhân dân ủng hộ, cuộc khởi nghĩa trải qua các giai đoạn phát triển đầy khó khăn gian khổ cuối cùng...
3 . Bài mới :
Hoạt động của Thầy- trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : Cá nhân / Nhóm .
? Nêu những hiểu biết của em về Lê Lợi ?
( Lợi là 1 hào trưởng có uy tín lớn , ông đã chiêu tập nghĩa sĩ , bí mật liên lac với các hào kiệt , chọn Lam Sơn xây dựng lực lượng … )
.. Ông thường nói “Bậc trượng phu sinh ở đời phải cứu nạn lớn, lập công to để tiếng thơm hàng nghìn thủa chứ đâu lại đi xun xoe phục dịch người khác”. Ông tuyên bố “Ta dấy quân đánh giặc không phải vì tham phú quý mà muốn cho ngàn đời sau biết rằng ta không chịu thuần phục quân giặc tàn ngược”-> thể hiện ý thức tự chủ của người dân Đại Việt .
? Tại sao Lê Lợi chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa ?
( - Địa thế hiểm trở , có thể mở rộng hoạt đông hoặc rút lui khi cần thiết , là nơI giao tiếp của các dân tộc Việt , Mường , TháI …
- Ở căn cứ này chính quyền địch non yếu không kiểm soát được )
? Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn tham gia khởi nghĩa ?
(- Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh, người người oán hận và sẵn sàng tham gia kháng chiến trong đó có Nguyễn TrãI )
? Nêu hiểu biết của em về Nguyễn Trãi ?
( - Đỗ tiến sĩ thời Trần làm quan Trời Hồ , khi Hồ sụp đổ bị giam lỏng ở Đông Quan , bỏ trốn theo Nghĩa quân Lam Sơn )
Thảo luận nhóm :
? Để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Lê Lợi cùng bộ chỉ huy đã làm gì ?
Hs : Thảo luận theo nhóm -> đại diện nhóm trả lời. ( Tổ chức hội thề ở Lũng Nhai )
Gv : Nhận xét , kết luận .
GV: Trình bày hội thề Lũng Nhai, đọc bài văn thề trong sách ( tinh thần quyết tâm khởi nghĩa chống giặc của Lê Lợi và mọi người .
? Việc Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa có ý nghĩa gì ?
- Mặc dù giặc khủng bố dã man nhưng không tiêu diệt được tinh thần yêu nước bất khuất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Thùy Dung
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)