Su 7 ( 12-38)
Chia sẻ bởi Trần An |
Ngày 11/05/2019 |
44
Chia sẻ tài liệu: Su 7 ( 12-38) thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Tuần 9
Tiết 17
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG
II/ GIAI ĐOẠN THỨ HAI( 1076-1077)
NS: 11/10/09
ND:
Mục tiêu bài học
1/ Kiến thức : Diển biến cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn thứ hai, ý nghĩa chiến thắng chống Tống
2/ Tư tưởng tình cảm :Giáo dục tinh thần yêu nước
3/ kĩ năng :Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ
Đồ dùng dạy học :
Thầy : Bản đồ phòng tuyến như nguyệt
Trò :Vẽ lược đồ hình 4 trang 43 (SGK)
C Tiến trình dạy và học :
1.Kiểm tra bài cũ :
Trước âm mưu xâm lược của nhà tống, nhà lý có kế hoạch đối phó như thế nào ?
2.Giới thiệu :
Sau cuộc tấn công phòng vệ năm 1075. nhà Tống gấp rút chuẩn bị xâm lược nước ta, nhân dân Đại Việt tiến hành kháng chiến chống quân xâm lược tống như thế nào?
3.Hoạt động dạy và học bài mới
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:Kháng chiến bùng nổ
GV cho học sinh tiểu mục 1trang 40 SGK
GV: Sau cuộc tấn công phòng vệ năm 1075,nhà lý đã làm gì để chuẩn bị kháng chiến ?
HS: Đem quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng
Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt.
GV: Sử dụng lược đồ H4 trang 43 SGK mô tả phòng tuyến sông Như Nguyệt
GV: Tại sao Lý Thường Kiệt chọn Sông Như Nguyệt làm phòng tuyến ?
HS :Phòng tuyến Như Nguyệt án ngữ mọi con đường từ phía bắc về thăng long .
GV:Nhà tống gấp rút xâm lược nước ta gặp phải khó khăng gì?
HS: Lương thực khí giới thiếu thốn
GV: Miêu tả sự khó khăn của quân tống khi tiến vào nước ta , quân tống bị chặng đánh ở nhiều nơi, cuối cùng bị chặn lại ở phòng tuyến Như Nguyệt.
* Thảo luận : Vì sao quân ta chỉ đánh những trận nhỏ ? ( Nhử chúng theo ý đồ của ta )
Hoạt động 2:Cuộc chiến đấu phòng tuyến Như Nguyệt.
GV cho HS đọc tiểu mục số 2 trang 41 SGK
GV: Sử dụng lược đồ hình 21 trang 43 SGK mô tả cuộc chiến đấu tại phòng tuyến Như Nguyệt.
GV: Bị chặn lại ở phòng tuyến Như Nguyệt giặc tống gặp phải khó khăn gì ?
HS: Lương thực cạn, binh lính ốm đau, mệt mõi.
GV:Cho học sinh đọc bài thơ “Nam quốc sơn hà”
GV: Nêu ý chính của bài thơ.
GV:Nêu cuộc tấn công của Lý Thường Kiệt vào trại giặc tống vào năm 1077.
GV:Em hãy nêu cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt ?.( Chủ động tiến công để tự vệ, chủ động giảng hòa )
* Thảo luận : Vì sao LTK lại chủ động giảng hòa ? ( Thể hiện tính nhân đạo của dan tộc, ta không muốn có chiến tranh Giảng hoà để đảm bảo mối quan hệ hoà hiếu giữa hai nước sau chiến tranh ).
GV: Cho học sinh nêu ý nghĩa thắng lợi cuộc kháng chiến chống tống .
II/ Giai đoạn thứ hai (1076-1077)
1/ Kháng chiến bùng nổ
a/ Chuẩn bị của nhà Lý
Đêm quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng
Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt.
b/ Kháng chiến bùng nổ:
Cưối năm 1076 nhà tống huy động lực lượng lớn tấn vào nước ta.
Tháng 01-1077 giặc Tống bị chặn lại ở phòng tuyến Như nguyệt
2/ Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
-Quân tống gặp nhiều khó khăn .
- cuối xuân1077LýThường Kiệt mở cuộc tấn công vào doanh trại quân Tống - giặc Tống bị bại.
Lý Thường kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hoà.
*Ý nghĩa: Bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ của dân tộc
4/ Củng cố bài : Trả lời nhanh các câu hỏi
a/ Lý Thường Kiệt sáng tác bài thơ Thần để làm gì ?
b/ Vì sao Quách Quỳ hạ lệnh cho các tướng sĩ “ ai bàn đánh sẽ bị chém”?
c/ Quân ta chiến thắng nhưng Lý Thường Kiệt vẫn chủ động giảng hòa ?
5/ Dặn dò :Hướng dẩn HS các nội dung chuẩn bị tiết Bài tập lịch sử
-Phần sử thế giới :Lịch sử phong kiến Châu Âu ,phong kiến phương Đông.
- Phần sử việt nam: Nước ta qua các triều đại Ngô – Đinh -Tiền Lê – Lý.
..............................................
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần An
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)