Sử 7 (12-13)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Mỹ Ngọc | Ngày 10/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: sử 7 (12-13) thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần 1 Ngày soạn : 10 / 8 / 2012


Tiết 1 Bài 1 : DÂN SỐ
I. Mục tiêu :
Học xong bài này, HS có khả năng :
1. Về kiến thức: Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số Thế giới, nguyên nhân và hậu quả của nó.
2. Về kĩ năng: Đọc và khai thác thông tin từ biểu đồ tháp tuổi và biểu đồ gia tăng dân số.
3. Thái độ : Ủng hộ các chính sách và các hoạt động nhằm đạt tỉ lệ gia tăng dân số hợp lí.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
Phản hồi/ lắng nghe tích cực (HĐ1, HĐ2, HĐ3)
Trình bày/ suy nghĩ, ý tưởng ( HĐ2, HĐ3)
III. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
Thảo luận theo nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút, thuyết giảng tích cực.
IV. Phương tiện dạy học:
- Biểu đồ gia tăng dân số thế giới từ đầu Công nguyên đến năm 2050.
- Ảnh 2 tháp tuổi.
- Bảng phụ, phiếu học tập
V. Tiến trình dạy học:
1/ Khám phá:
GV nêu câu hỏi: các em biết gì về dân số Việt Nam, thế giới, GV cho HS biết vai trò quan trọng của dân số, đó là nguồn lực làm ra của cải, tạo nên sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia
2/ Kết nối
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính

Hoạt động 1: Tìm hiểu dân số, nguồn lao động
*HS làm việc các nhân, nhóm/ Phương pháp thảo luận theo nhóm nhỏ
Bước 1.
GV cho HS đọc thuật ngữ “Dân số”( Tr.186/ sgk) và đoạn kênh chữ “Kết quả điều tra… một địa phương…” SGK/Tr.3
CH: Làm thế nào để người ta biết được tình hình dân số ở một địa phương ?
HS : Tiến hành điều tra dân số
CH : Theo em, công tác điều tra dân số cho chúng ta biết được những đặc điểm gì về dân số ?
HS : Các cuộc điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động, trình độ văn hóa… của một địa phương, một nước.
HS trả lời, GV giới thiệu về ý nghĩa của các cuộc điều tra dân số.
( GV giới thiệu : theo tổng điều tra dân số Thế Giới năm 2000 thì dân số Thế Giới khoảng 6 tỉ người.
Bước 2.
GV định : Dân số là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển KT – XH của một địa phương, và dân số được biểu hiện cụ thể bằng 1 tháp tuổi ( tháp dân số )
GV hướng dẫn HS quan sát 2 tháp tuổi ( H 1.1 sgk/ Tr.4 )
GV cho HS đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4 trên hình 1.1
CH : Dựa vào hình 1.1/ Tr.4, hãy cho biết tên, vị trí mang số 1, 2, 3, 4 trên 2 tháp tuổi?
HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn xác :
1 : độ tuổi ( dọc 3: Nữ ( phải
2 : Nam ( trái 4 : số dân ( ngang
Và số lượng người trong các độ tuổi từ 0 – 4 đến 100+ luôn được biểu diễn bằng một băng dài hình chữ nhật.
Yêu cầu HS cả lớp quan sát và cho biết:
CH : Tháp tuổi được chia thành mấy màu ? Ý nghĩa các màu ?
HS : Tháp tuổi chia thành 3 màu, mỗi màu biểu thị các nhóm tuổi khác nhau :
Đáy tháp ( màu xanh lá cây ) : từ 0 – 14 tuổi : nhóm tuổi những người dưới độ tuổi lao động.
Thân tháp ( màu xanh dương ) : từ 15 – 59 tuổi : nhóm tuổi những người trong độ tuổi lao động.
Đỉnh tháp ( màu cam ) : từ 60 – 100+ tuổi : nhóm tuổi những người trên độ tuổi lao động.
CH : Các em thuộc nhóm tuổi nào ?
Bước 3.
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (3 phút ).Nội dung :
N 1: Trong tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi tháp A, ước tính có bao nhiêu bé trai và bao nhiêu bé gái?
N 2: Trong tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi tháp B, ước tính có bao nhiêu bé trai và bao nhiêu bé gái?
N 3 và N 4 : Hình dạng 2 tháp tuổi khác nhau như thế nào? Tháp tuổi có hình dạng như thế nào thì tỉ lệ người trong tuổi lao động cao ?
HS tiến hành thảo luận
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Mỹ Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)