SỬ 7

Chia sẻ bởi Phạm Mạnh Hà | Ngày 11/05/2019 | 98

Chia sẻ tài liệu: SỬ 7 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: .................
Ngày dạy……………
PHẦN I
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Tiết 1: Bài 1:
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
(Thời sơ – trung kì trung đại)

*Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: giúp học sinh nắm được:
- Quá trình hình thành XHPK ở Châu Âu, cơ cấu xã hội (lãnh chúa và nông nô)
- Hiểu khái niệm “lãnh địa PK” và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa
- Hiểu thành thị trung đại xuất hiện như thế nào, kinh tế trong thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh địa ra sao
2.Tư tưởng:
Bồi dưỡng nhận thức học sinh về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang XHPK
3.Kĩ năng:
- Biết xác định vị trí các quốc gia PK Châu âu trên bản đồ
- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu lịch sử
*Tài liệu - thiết bị:
-Bản đồ Châu âu thời PK
- Tranh ảnh mô tả hoạt động trong lãnh địa PK và thành thị trung đại
*Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
Giới thiệu: GV chỉ trên bản đồ những nước có chế độ PK ra đời sớm. Sau đó đặt câu hỏi: Ở Châu âu XHPK đã hình thành và phát triển ntn?...

Hoạt động 1:

- Quan sát lược đồ
- GV: từ thiên niên kỉ I TCN, các quốc gia cổ đại Phương tây Hi Lạp và Rô-ma phát triển tồn tại đến thế kỉ V. Từ Phương bắc người Giec-man tràn xuống và tiêu diệt quốc gia này, lập nên nhiều vương quốc mới (kể tên một số quốc gia)
- HS đọc sgk trang 3
? Sau khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giec-man đã làm gì.
+lập nhiều vương quốc mới của họ
+chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ
+phong tước: công tước, bá tước...
? Những việc làm này có tác động ntn đến sự hình thành XHPK ở Châu âu
+hình thành những tầng lớp mới:lãnh chúa - nông nô
+hình thành quan hệ sản xuất PK: nông nô không có ruộng, phụ thuộc vào lãnh chúa
? Lãnh chúa PK và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của XH cổ đại
+lãnh chúa: quí tộc, tướng lĩnh quân sự
+nông nô: nô lệ và nông dân
- GV: lưu ý thuật ngữ: lãnh chúa(sgk/153), nông nô(sgk/154) - bảng tra cứu sgk
- GV: kl: đó là quy luật phát triển tất yếu khách quan từ XHCHNL lên XHPK

Hoạt động 2:
-HS đọc sgk
? Các lãnh chúa sống ở đâu? Em hãy mô tả nơi ở đó.
- GV: lưu ý k/n “lãnh địa”, lãnh chúa, nông nô
+Lãnh địa: là một khu đất rộng lớn mà quý tộc tước đoạt được gồm: đất canh tác, rừng, ao hồ, nhà thờ, lâu đài của lãnh chúa, nhà ở của nông nô...đứng đầu mỗi lãnh địa là một lãnh chúa, có mọi quyền hành trong lãnh địa đó.
- GV: Liên hệ, mở rộng với điền trang, thái ấp ở Việt nam
? Dựa vào bức tranh em có nhận xét gì về lãnh địa của các lãnh chúa.
-> rộng lớn,lâu đài, thành quách... như một quốc gia thu nhỏ
? So sánh cuộc sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa

? Phân biệt sự khác nhau giữa XH cổ đại và XHPK
+XH cổ đại gồm chủ nô và nô lệ, nô lệ chỉ là công cụ biết nói
+XHPK gồm lãnh chúa và nông nô, nông nô phải nộp tô thuế cho lãnh chúa

Hoạt động 3:

? Tình hình kinh tế, sản xuất trong các lãnh địa ntn
->chỉ mua muối, sắt, không trao đổi với bên ngoài, mỗi nông nô vừa là nông dân vừa là thợ thủ công

? Thành thị trung đại xuất hiện trong thời gian nào? Vì sao nó lại xuất hiện

? những ai sống trong các thành thị? họ làm nghề gì
->thị dân: thợ thủ công và thương nhân – buôn bán và sản xuất hàng hoá
? So sánh nền kinh tế trong các thành thị với nền kinh tế trong các lãnh địa

? Qua hình vẽ (H2) em có nhận xét gì về tình hình kinh tế văn hoá và đời sống ở đây
? Thành thị trung đại ra đời có ý nghĩa gì

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Mạnh Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 44
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)