Su 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Xuân | Ngày 11/05/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: Su 7 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần: 1 Ngày soạn: 25/08/2007
Tiết phân phối: 1 Ngày dạy: 27/08/2007

Phần một: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
(Thời sơ – trung kì trung đại)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu âu.
- Hiểu khái niệm “ lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến.
- Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế trong thành thị trung đại.
2. Tư tưởng:
- Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người: chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
3. Kĩ năng:
- Biêt xác định vị trí các quốc gia phong kiến châu âu trên bản đồ.
- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để tháy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Bản đồ Châu Âu thời phong kiến.
2. Tranh ảnh mô tả hoạt động trong lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1.Ổn định tổ chức.
2. Nội dung bài giảng:


HOẠT ĐỘNG THẦY – TRÒ

NỘI DUNG BÀI HỌC



Hoạt động 1:

GV: Yêu cầu HS đọc mục 1.

GV: Sử dụng bản đồ kết hợp giảng.
Từ thiên niên kỷ I TCN các quốc gia cổ đại Phương Tây Hy Lạp và Rô Ma phát triển, tồn tại đến thế kỷ V thì bị các bộ tộc người Giéc Man từ Phương Bắc tràn xuốn xâm chiếm và tiêu diệt.

? Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô Ma người Giéc Man đã làm gì? (kể tên một số vương quốc mới).

GV: Chốt. Người Giéc Man đã lập nên vương quốc mới như: Ăng-glô xắc-xông (Anh); Phơ-răng (Pháp); Tây gốt (Tây Ban Nha); Đông gốt (Ialia).

? Sau đó họ đã làm gì?
Gợi ý: Chia ruộng đất, phong tước cho nhau,.v.v..

? Những việc ấy đã làm xã hội Phương Tây biến đổi như thế nào?

HS: -Bộ máy nhà nước chiếm hứu nô lệ sụp đổ.
-Các tầng lớp mới xuất hiện

? Lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của XH cổ đại?

HS: - Tướng lĩnh, quý tộc được chia ruộng đất, phong tước(lãnh chúa phong kiến.
- Nô lệ, nông dân không có ruộng ( nông nô.

GV: Chốt ý: - Do sự xâm nhập của người Giéc Man, XH Tây Âu có những biến đổi lớn: Bộ máy nhà nước của Rô Ma sụp đổ; ruộng đất của chủ nô được chia cho quý tộc; nông dân công xã nên tạo thành những tầng lớp mới trong xã hội (lãnh chúa phong kiến và nông nô).
- Nông nô không có ruộng phải phụ thuộc vào lãnh chúa (( XH phong kiến hình thành ở Châu Âu.

Hoạt động 2:

GV: Yêu cầu HS đọc mục 2.

? Em hiểu thế nào là “Lãnh địa”, “Lãnh chúa”, “nông nô”?

GV: - Lãnh địa: là vùng đất do qúy tộc phong kiến chiếm được.
- Lãnh chúa: Là người đứng đầu lãnh địa.
- Nông nô: Là người phụ thuộc vào lãnh chúa, phải nộp tô thuế cho lãnh chúa.

GV: Yêu cầu HS quan sát H1 SGK và miêu tả, nhận xét về lãnh địa phong kiến ở H1.

HS: Miêu tả: Tường cao, hào sâu, đồ sộ, kiên cố, có đầy đủ nhà cửa, trang trại, nhà thờ như một đất nước thu nhỏ.

? Trình bày đời sống sinh hoạt trong lãnh địa?

? Đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa là gì?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Nêu sự khác nhau giữa XH cổ đại và XH phong kiến.
-XHCĐ: Gồm chủ nô và nô lệ, nô lệ chỉ là công cụ biết nói.
- XHPK: Lãnh chúa và nông nô, nông nô phải nộp tô thuế cho lãnh chúa.

Hoạt động 3:

GV: Yêu cầu HS đọc SGK.

? Đặc điểm của thành thị là gì?

HS: Là nơi giao lưu, buôn bán tập trung đông dân cư...

? Thành thị Trung Đại xuất hiện như thế nào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Xuân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)