Sử 6 t30

Chia sẻ bởi Lê Viên | Ngày 10/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: sử 6 t30 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:


Tuần : 16 Ngày soạn : 25/11/2010
Tiết : 15 Ngày dạy : 29/11/2010
Tên bài soạn :
Bài 14. NƯỚC ÂU LẠC
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Giúp Học sinh thấy rõ tinh thần bảo vệ đất nước của nhân dân ta, nắm được bước tiến mới trong xây dựng đất nước dưới thời An Dương Vương.
2. Kỹ năng.
- Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ lịch sử.
- Bồi dưỡng kỹ năng đánh giá sự kiện, rút ra bài học lịch sử, so sánh.
3. Tư tưởng.
- Giáo dục lòng yêu nước và ý thức cảnh giác đối với kẻ thù.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch Sử lớp 6.
- Một số câu chuyện.
- Câu hỏi vấn đề.
- Lược đồ, sơ đồ, lưỡi cày đồng phục chế.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị, xem trước bài.
- Tìm hiểu bài, so sánh với thời Văn Lang.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Trình bày những nét chính về tình hình nông nghiệp và thủ công nghiệp của cư dân văn Lang?
3. Dạy bài mới.
- Giới thiệu bài: Đến cuối thế kỉ III TCN, nhà nước Văn Lang bước sang giai đoạn suy yếu đã tạo cơ hội cho nhà Tần xâm lược nước ta. Nhân dân ta đã đứng lên chiến đấu kiên cường và xây dựng lại một nhà nước mới. Nước Âu lạc.


Hoạt động của Thầy và Trò


Kiến thức cần nắm

Giáo viên: Sử dụng lược đồ giới thiệu về nhà Tần
Thời chiến quốc, nhà Tần đã đánh bại 06 nước ở Trung Quốc(Yên, Tề, Sở, Triệu, Ngụy, Hàn) và bành trướng xuống phía Nam.
Giáo viên: Nhà nước Văn Lang đến thế kỉ III TCN như thế nào?
Học sinh:





Giáo viên: Cuộc xâm lược của quân Tần bắt đầu từ năm nào?.
Học sinh:

Giáo viên: Quân tần đã chiếm được vùng nào?
Học sinh: Phía Bắc Văn Lang(Nam sông Trường Giang).
Giáo viên: Khi thủ lĩnh người Tây Âu bị giết thì cuộc kháng chiến có kết thúc không?
Học sinh: Không, tiếp tục.
Giáo viên: Hai bộ lạc Tây Âu và Lạc Việt đã chiến đấu như thế nào?
Học sinh:
Giáo viên: Để tổ chức chiến đấu tốt, người Việt đã chọn người tuấn kiệt lên làm thủ lĩnh. Vị tướng đó là ai?
Học sinh: Thục Phán.
Giáo viên: Cuộc chiến đấu quyết liệt của người Việt đã gây khó khăn gì cho quân Tần?
Học sinh: Quân Tần như đóng binh ở đất vô dụng, tiến thoái, lưỡng nan.
Giáo viên: Kết quả cuối cùng như thế nào?
Học sinh:
Giáo viên: Em có suy nghĩ gì về tinh thần chiến đấu của người Tây Âu và Lạc Việt?
Học sinh: Dùng cảm, kiên cường
Giáo viên: Chúng ta phải làm gì để phát huy truyền thống đó?
Học sinh:
Giáo viên: Trong cuộc kháng chiến chống quân Tần, ai là người có công nhất?
Học sinh: Thục Phán.
Giáo viên: Quá trình thành lập nhà nước Âu Lạc có phải là một cuộc chiến tranh tiêu diệt nhau không?
Học sinh: Không
Giáo viên: Đó là quá trình hợp nhất dân cư và đất đai của AL và VL. Vì vậy, AL là bước kế tục và phát triển mới của Nhà nước Văn Lang.
Giáo viên: Thục Phán đã xây dựng nhà nước Âu Lạc như thế nào?
Học sinh:


Giáo viên: Dựa vào sơ đồ hãy trình bày tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc?
Học sinh:
Giáo viên: Dùng sơ đồ:









Giáo viên: Bộ máy nhà nước có gì giống và khác với bộ máy nhà nước Văn Lang?
Học sinh: Không có gì thay đổi, tuy nhiên quyền hành nhà nước cao hơn, chặt chẻ hơn, vua có quyền thế hơn.

Giáo viên: Yêu cầu Học sinh đọc SGK.
Giáo viên: Trong nông nghiệp có bước phát triển gì?
Học sinh:
Giáo viên: Giới thiệu lưỡi cày phục chế.

Giáo viên: Nghề thủ công có gì đáng chú ý?
Học sinh:
Giáo viên: Theo em vì sao có sự tiến bộ trên?
Học sinh: Nhờ lao động và sự sáng tạo của con người.
Giáo viên: Khi sản phẩm xã hội tăng, sản phẩm dư thừa sẽ dẫn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Viên
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)