Su 6

Chia sẻ bởi Lê Thị Phương | Ngày 10/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Su 6 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Giáo án Lịch sử 6- GV Lê Thị Phương- THCS Sốp Cộp
Ngày soạn:5/9/2010 Ngày giảng: 6A:.../9/2010
6B:.../9/2010
6C:.../9/2010

Tiết 4 Bài 4. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG

1/ MỤC TIÊU: Qua tiết học, HS có thể:
a. Kiến thức.
Học sinh hiểu được:
- Sau khi xã hội nguyên thủy tan rã, xã hội có giai cấp và Nhà nước ra đời.
- Những Nhà nước đầu tiên ra đời ở phương Đông là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc (từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN).
- Nền tảng kinh tế: Nông nghiệp.
- Thể chế Nhà nước: Quân chủ chuyên chế.
b. Kĩ năng.
Quan sát tranh ảnh và hiện vật, rút ra những nhận xét cần thiết.
c. Thái độ.
Học sinh cần hiểu được: Xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thủy, xã hội này bắt đầu có sự bất bình đẳng, phân chia giai cấp phân biệt giàu nghèo, đó là nhà nước Quân chủ chuyên chế.
2/CHUẨN BỊ:
a. GV: Soạn giáo án, tham khảo tài liệu, sử dụng bản đồ( hoặc lược đồ).
b. HS: Vở ghi, SGK, học bài và trả lời câu hỏi SGK.
3/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
a. Kiểm tra bài cũ (5`)
* Câu hỏi: Em hãy cho biết công cụ kim loại có tác dụng như thế nào đối với đời sống con người?
* Đáp án:
- Diện tích canh tác tăng.
- Sản xuất phát triển.
- Dư thừa sản phẩm.
- Phân biệt kẻ giàu người nghèo.
-> Xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp hình thành và Nhà nước ra đời.
b. Bài mới.
* Giới thệu bài: Các em đã biết lí do vì sao mà xã hội nguyên thuỷ tan rã và hình thành một xã hội có giai cấp. Như vậy Nhà nước ra đời như thế nào? Bao giờ và ở đâu? Thể chế Nhà nước đó như thế nào? Cô cùng các em tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS


GV: Dùng lược đồ các quốc gia cổ đại (hình 10 SGK), giới thiệu cho HS rõ ranh giới, các kí hiệu trên lược đồ.
? Quan sát lược đồ và cho biết: Vị trí của các quốc gia này có điểm gì chung?






? Đất đai ở đây có đặc điểm gì ?





? Nền sản xuất ở các quốc gia này là gì?


GV: Hướng dẫn HS xem hình 8 SGK.
- Hình trên: người nông dân đập lúa.
- Hình dưới người nông dân cắt lúa.
GV: Những đường nét trong bức tranh trên thể hiện sinh động các hoạt động, sinh hoạt đời thường của con người, trong đó có cảnh làm ruộng của người Ai Cập cổ ở lưu vực sông Nin. Chu kì lên xuống của dòng sông Nin cũng là chu kì lao động của người Ai Cập cổ đại. Hàng năm vào tháng 11-> tháng 2 năm sau khi nước sông rút đi để lại những lớp phù sa màu mỡ cũng bắt đầu mùa gieo hạt. Người ta dùng cây gỗ do cừu kéo để làm đất, người tra hạt đi sau tra hạt vào chỗ chân cừu để lại...( Góc 1/4 bên trái tranh). Đến mùa thu hoạch cư dân dùng liềm cắt lúa cho vào sọt hai người khiêng ( phần tranh dưới). Gặt xong, lúa được đem về đập, xảy hạt lép, phơi khô cất giữ ( góc phải bức tranh), một phần nộp cho quý tộc( phần giữa phía trên bức tranh) -> Như vậy, ở thê kỉ XIV TCN kỹ thuật làm ruộng của người Ai Cập đã đạt đến trình độ cao.
? Để chống lũ lụt, ổn định sản xuất nông dân phải làm gì?
GV: Giải thích: Thuỷ lợi: Những công trình ngăn, dẫn nước tưới tiêu cho đồng ruộng.
? Khi sản xuất phát triển, lúa gạo nhiều, của cải dư thừa sẽ dẫn đến tình trạng gì?
GV: Hướng dẫn HS trả lời:


? Các quốc gia này được hình thành vào thời gian nào?






? Em có nhận xét gì về sự xuất hiện của các quốc gia này?
GV: Kết luận:
GV: Chuyển



GV: gọi HS đọc trang 8 SGK và sau đó đặt câu hỏi
? Kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì? Ai là người chủ yếu tạo ra của cải vật chất nuôi sống xã hội)?



? Nông dân canh tác thế nào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)