SU 11
Chia sẻ bởi Son Xu |
Ngày 10/05/2019 |
47
Chia sẻ tài liệu: SU 11 thuộc Lịch sử 11
Nội dung tài liệu:
Chủ đề:
+ Sự kiện lịch sử “Chiến dịch Berlin”
+ Nhân vật lịch sử “Stalin”
1) Trần Thị Diễm Trang (39)
2) Nguyễn Tuấn Kiệt (19)
3) Nguyễn Trọng Hiếu (13)
4) Đỗ Hoàng Trung Hiếu (12)
5) Lê Anh Nam (23)
6) Hoàng Khang (17)
7) Vương Ngọc Minh Anh (2)
8) Mai Ngọc Trâm Anh (1)
Chiến dịch Berlin
Một phần của Mặt trận Xô-Đức trong
Chiến tranh thế giới thứ hai
1/ Vị trí – thời gian:
- Chiến dịch Berlin là chiến dịch tấn công cuối cùng của quân đội Xô Viết trong Chiến tranh Xô-Đức. Tại chiến dịch này – diễn ra từ ngày 16 tháng 4 đến 9 tháng 5 năm 1945 – Hồng quân Xô Viết đã đánh tan lực lượng vũ trang Đức bảo vệ thành phố Berlin, chiếm thủ đô Đức Quốc Xã, buộc lãnh tụ (Führer) Quốc Xã Adolf Hitler phải tự sát vào ngày 30 tháng 4 năm 1945. Nước Đức quốc xã bị đánh bại hoàn toàn và đã đầu hàng vô điều kiện, chấm dứt Thế chiến thứ hai trên chiến trường châu Âu.
2/ Diễn biến:
Phía Xô Viết để tấn công dứt điểm Berlin huy động 2,5 triệu quân; 41.600 súng cối và đại bác; 3.255 dàn pháo binh phản lực Kachiusa; 6.250 xe tăng và pháo tự hành; 7.500 máy bay.
- Từ phía bắc xuống phía nam quân đội XôViết bố trí 3 phương diện quân để tham gia chiến dịch:
Phương diện quân Belarus 2 của nguyên soái Konstantin Konstantinovich Rokossovsky gồm: tập đoàn quân xung kích số 2, các tập đoàn quân số 19, 49, 65, 70; tập đoàn quân không quân số 4; ba quân đoàn xe tăng cận vệ số 1, 3, 8; quân đoàn cơ giới cận vệ số 8.
Phương diện quân Belarus 1 của nguyên soái G.K. Zhukov là lực lượng chủ công đánh chiếm Berlin lực lượng gồm: các tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 1, 2; các tập đoàn quân không quân số 16, 18; tập đoàn quân cận vệ số 8; các tập đoàn xung kích số 3,5; các tập đoàn quân số 3, 33, 47, 61, 69; tập đoàn quân Ba Lan số 1; các quân đoàn xe tăng số 9, 11; các quân đoàn kỵ binh cận vệ số 2, 7.
Phương diện quân Ukraina 1 của nguyên soái I.S. Konev gồm tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 3, 4; tập đoàn quân không quân số 2; các tập đoàn quân cận vệ số 3, 5; các tập đoàn quân số 13, 28, 52; tập đoàn quân Ba Lan số 2; quân đoàn xe tăng cận vệ số 4 và 25; quân đoàn cơ giới cận vệ số 7; quân đoàn kỵ binh cận vệ số 1.
- Ngày 16 /4/1945 Hồng quân tổng tấn công Berlin.
- Ngày 24/4/1945 mũi tấn công của tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 1 và tập đoàn quân cận vệ số 8 của Zhukov đã gặp tập đoàn quân xe tăng số 3 và tập đoàn quân số 28 của Konev tại phía đông Berlin
và đã hoàn thành việc bao vây cô lập khối quân Đức phòng thủ ngoại vi phía đông và đông nam Berlin.
- Ngày hôm sau 25 tháng 4 hai phương diện quân Xô Viết của Zhukov và Konev lại hợp vây tại phía tây Berlin và hoàn thành việc bao vây toàn bộ khối quân Đức phòng thủ trong nội đô Berlin, số phận Đế chế thứ Ba chỉ còn tính từng ngày. Cùng ngày tập đoàn quân cận vệ số 5 của phương diện quân Konev phát triển mạnh về phía tây đã gặp tập đoàn quân số 1 của Mỹ tại Torgau trên sông Elber.
Không quân Xô Viết làm chủ bầu trời Berlin
- Hơn 10 ngày cuối cùng từ 26 tháng 4 đến 9 tháng 5 Hồng quân thủ tiêu nốt các ổ kháng cự tại Berlin. Với việc thành phố đã bị vây bọc hoàn toàn thì Berlin không thể cầm cự được lâu dài. Việc đánh chiếm Berlin được phương diện quân Belarus 1 tiến hành đồng thời với việc tiêu diệt khối quân Đức bị vây bên ngoài tại phía đông và đông nam thành phố, đến ngày 1 tháng 5 năm 1945 khối quân này gồm tập đoàn quân số 9, tập đoàn quân xe tăng số 4 về cơ bản đã bị tiêu diệt.
Quân đội Liên Xô cắm cờ trên ban công Tòa nhà Đế chế, trước cổng Brandenburg
- Ngày 29 tháng 4 đã diễn ra trận đánh cuối cùng chiếm khu Nhà quốc hội Đức: sau các đợt bắn phá dữ dội bằng pháo binh và không quân các đơn vị Xô Viết xung phong cận chiến đánh chiếm Reichstag, chiến sự cực kỳ ác liệt và không khoan nhượng hai bên giành giật từng căn phòng, từng đoạn cầu thang, từng tầng lầu.
- Việc đánh chiếm nội đô Berlin diến ra phức tạp hơn rất nhiều, quân Đức chống cự một cách tuyệt vọng đến cùng. Hai bên đánh nhau giành giật từng khu phố từng ngôi nhà. Tại đây loại súng chống tăng không giật vác vai Panzerfaust của Đức được phát rộng rãi xuống cho dân Đức và các lực lượng bán vũ trang đã phát huy tác dụng rất tốt: trong các trận đánh đường phố: gần 2.000 xe tăng và cơ giới các loại của Liên Xô đã bị phá hủy chỉ tính riêng trong nội đô Berlin.
- Đến ngày 30 tháng 4 hầu hết lính Đức và SS tại đây đều đã chết. Hai người lính trinh sát Xô Viết của trung đoàn 756, sư đoàn bộ binh 150 thuộc tập đoàn quân xung kích số 3, phương diện quân Belorussia 1: trung sỹ Mikhail Alekseyvich Egorov người Nga và hạ sỹ Meliton Varlamovich Kantarya người Gruzia đại diện cho các dân tộc Xô Viết chiến thắng đã cắm quốc kỳ Liên Xô lên mái vòm Reichchtag.
Chiến dịch Berlin kết thúc, binh sĩ Quân đội Đức Quốc xã nộp vũ khí đầu hàng Quân đội Liên Xô
3/ Kết quả:
Ngày 2 tháng 5 năm 1945 không còn gì để tiếp tục chiến đấu tư lệnh phòng thủ thành phố Berlin trung tướng pháo binh Đức Helmuth Weidling đã ra lệnh đầu hàng, tuy rằng trong thành phố vẫn còn nhiều trung tâm kháng cự của SS tiếp tục chiến đấu nhưng về cơ bản Berlin đã thất thủ.
- Ngày 7 tháng 5 năm 1945 tại Rheims (Pháp) đại tướng Alfred Jold tổng tham mưu trưởng bộ tư lệnh hành quân Đức thay mặt chính phủ Đế chế của đô đốc Karl Dönitz đã ký biên bản đầu hàng các quân đội Đồng Minh cùng Hồng quân Xô Viết trước các đại diện quân đội Anh, Pháp, Mỹ.
- Đêm 8 tháng 5 năm 1945, trước các đại diện quân đội Đồng Minh Anh, Pháp, Mỹ, nguyên soái Liên Xô Georgy Konstantinovich Zhukov thay mặt phía Liên Xô chủ trì nghi lễ ký và tiếp nhận sự đầu hàng chính thức của Đức Quốc Xã.
- Ngày 9 tháng 5 năm 1945, sự đầu hàng của Đức có hiệu lực, Chiến tranh Xô-Đức đã chấm dứt.
Thống chế Đức Wilhelm Keitel Tổng tư lệnh lục quân Đức ký biên bản đầu hàng không điều kiện tại Berlin
- Stalin sinh ngày 21 tháng 12 năm 1878 theo lịch Gregory (tức ngày 6 tháng 12 năm 1878 theo lịch Julius) trong một gia đình công nhân đóng giày ở thành phố Gori của Gruzia (thuộc đế quốc Nga), với tên Gruzia là Ioseb Besarionisdze Dzhugashvili (იოსებ ბესარიონის ძე ჯუღაშვილი, Ио́сиф Джугашви́ли).
Tiểu sử
- Lên 10 tuổi Stalin mới bắt đầu học trường dòng nơi học sinh người Gruzia được dạy tiếng Nga. Năm 16 tuổi, ông được nhận học bổng vào một Chủng viện Chính thống giáo Gruzia.
- Năm 1898, Iosef Jughashvili bị đuổi học sau khi lỡ mất kỳ thi cuối khóa. Hồ sơ của chủng viện cho thấy ông đã không thể đóng tiền học nhưng theo tài liệu chính thức của nhà nước Xô Viết thì ông bị đuổi vì tội đọc tài liệu cấm và vì tội thành lập một nhóm nghiên cứu Dân chủ Xã hội.
- Lên 10 tuổi Stalin mới bắt đầu học trường dòng nơi học sinh người Gruzia được dạy tiếng Nga. Năm 16 tuổi, ông được nhận học bổng vào một Chủng viện Chính thống giáo Gruzia.
- Sau khi rời khỏi chủng viện, ông đọc được những tác phẩm của Lenin và quyết định trở thành một người cách mạng Mác-xít. Ông gia nhập đảng Bolshevik năm 1903 và lấy tên là “Stalin” (Ста́лин), tức là “Ông mạnh như thép” trong tiếng Nga. Trong tiếng Nga, tên đầy đủ của ông là Ио́сиф Виссарио́нович Ста́лин, được chuyển tự là Iosif Vissarionovich Stalin. Tên ông cũng được viết là Xtalin trong tiếng Việt hoặc Xít Ta Lin, phiên âm Hán Việt là Tư Đại Lâm.
- Từ năm 1902 cho đến năm 1913 Stalin bị bắt tất cả 7 lần, nhiều lần bị đày sang Xibia, trong đó 5 lần vượt ngục. Trong Cách mạng Nga (1905), ông chiến đấu cho phe Bolshevik.[2]
- Tháng 1 năm 1912, trong Hội nghị toàn Nga lần VI của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Stalin đã được cử vắng mặt vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Năm 1917, Cách mạng Tháng Hai thắng lợi ở Nga, Sa hoàng Nikolai II thoái vị, chế độ quân chủ chuyên chế Sa hoàng bị lật đổ. Theo lệnh của Chính phủ lâm thời, các tù nhân chính trị được phóng thích và Stalin trở về thủ đô Sankt-Peterburg.[1] Tháng 2 năm 1917, Stalin được bổ sung vào Chủ tịch đoàn Ban Chấp hành trung ương Đảng và vào Ban biên tập báo Sự thật.
- Tháng 7 năm 1917, Stalin được bầu làm ủy viên Bộ chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng.
Sau Cách mạng Tháng Mười Stalin giữ chức ủy viên nhân dân Bộ Dân tộc (Bộ trưởng Bộ Dân tộc) trong Hội đồng ủy viên nhân dân (Chính phủ cách mạng) do Vladimir Ilyich Lenin đứng đầu.
- Stalin là ủy viên Hội đồng quân sự cách mạng trong thời gian nội chiến và chống sự can thiệp quân sự của nước ngoài.
Bảo tàng về cuộc đời Stalin tại thành phố Gori
- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông giữ chức tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên Xô và chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng Nhà nước; nguyên soái (1943), đại nguyên soái (1945). Có người cho rằng khi Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, Stalin trở nên bất ngờ và không có tinh thần trong những ngày đầu của cuộc chiến. Tuy nhiên, không lâu sau đó ông đã lấy lại được tinh thần và kêu gọi nhân dân Liên Xô đánh đuổi Đức Quốc Xã ra khỏi bờ cõi nước nhà.
Dưới sự lãnh đạo của Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô, quân và dân Liên Xô đã đánh bại phát xít Đức trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức (1941 – 1945), đánh bại đế quốc Nhật Bản[7] và giải phóng nhiều nước ở Trung Âu và Đông Âu thoát khỏi chủ nghĩa phát xít. Cuộc giải phóng này dẫn đến việc hệ thống xã hội chủ nghĩa được thành lập.[16]
- Trong thời chiến, Stalin cùng Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt (từ tháng 4 năm 1945 là Harry Truman) thành lập Mặt trận Đồng minh chống phe Trục.
- Tên tuổi Stalin gắn liền với chủ nghĩa Stalin là các luận điểm chính trị, kinh tế, tư tưởng và phong cách điều hành nhà nước theo phong cách Stalin. Ông cũng hay tự ví von mình với các vị Hoàng đế lớn trong lịch sử. Ông ngưỡng mộ Thành Cát Tư Hãn và Augustus – vị Hoàng đế La Mã đầu tiên đã che giấu bản chất chuyên chế của mình bằng việc từ chối ngôi vua cũng như Stalin chọn cho mình cái chức vị không chính thức nhất là Lãnh tụ. Ngoài ra, ông cũng nể phục các Sa hoàng Ivan Lôi đế và Pyotr Đại đế. Theo ông, một trong những sai lầm của Ivan Lôi đế là đã không diệt trừ năm gia đình quý tộc phong kiến lớn tại Nga, dẫn tới “thời kỳ lộn xộn” trong lịch sử Nga[8].
Cảm ơn Cô và các bạn đã chú ý theo dõi!!! The end
+ Sự kiện lịch sử “Chiến dịch Berlin”
+ Nhân vật lịch sử “Stalin”
1) Trần Thị Diễm Trang (39)
2) Nguyễn Tuấn Kiệt (19)
3) Nguyễn Trọng Hiếu (13)
4) Đỗ Hoàng Trung Hiếu (12)
5) Lê Anh Nam (23)
6) Hoàng Khang (17)
7) Vương Ngọc Minh Anh (2)
8) Mai Ngọc Trâm Anh (1)
Chiến dịch Berlin
Một phần của Mặt trận Xô-Đức trong
Chiến tranh thế giới thứ hai
1/ Vị trí – thời gian:
- Chiến dịch Berlin là chiến dịch tấn công cuối cùng của quân đội Xô Viết trong Chiến tranh Xô-Đức. Tại chiến dịch này – diễn ra từ ngày 16 tháng 4 đến 9 tháng 5 năm 1945 – Hồng quân Xô Viết đã đánh tan lực lượng vũ trang Đức bảo vệ thành phố Berlin, chiếm thủ đô Đức Quốc Xã, buộc lãnh tụ (Führer) Quốc Xã Adolf Hitler phải tự sát vào ngày 30 tháng 4 năm 1945. Nước Đức quốc xã bị đánh bại hoàn toàn và đã đầu hàng vô điều kiện, chấm dứt Thế chiến thứ hai trên chiến trường châu Âu.
2/ Diễn biến:
Phía Xô Viết để tấn công dứt điểm Berlin huy động 2,5 triệu quân; 41.600 súng cối và đại bác; 3.255 dàn pháo binh phản lực Kachiusa; 6.250 xe tăng và pháo tự hành; 7.500 máy bay.
- Từ phía bắc xuống phía nam quân đội XôViết bố trí 3 phương diện quân để tham gia chiến dịch:
Phương diện quân Belarus 2 của nguyên soái Konstantin Konstantinovich Rokossovsky gồm: tập đoàn quân xung kích số 2, các tập đoàn quân số 19, 49, 65, 70; tập đoàn quân không quân số 4; ba quân đoàn xe tăng cận vệ số 1, 3, 8; quân đoàn cơ giới cận vệ số 8.
Phương diện quân Belarus 1 của nguyên soái G.K. Zhukov là lực lượng chủ công đánh chiếm Berlin lực lượng gồm: các tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 1, 2; các tập đoàn quân không quân số 16, 18; tập đoàn quân cận vệ số 8; các tập đoàn xung kích số 3,5; các tập đoàn quân số 3, 33, 47, 61, 69; tập đoàn quân Ba Lan số 1; các quân đoàn xe tăng số 9, 11; các quân đoàn kỵ binh cận vệ số 2, 7.
Phương diện quân Ukraina 1 của nguyên soái I.S. Konev gồm tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 3, 4; tập đoàn quân không quân số 2; các tập đoàn quân cận vệ số 3, 5; các tập đoàn quân số 13, 28, 52; tập đoàn quân Ba Lan số 2; quân đoàn xe tăng cận vệ số 4 và 25; quân đoàn cơ giới cận vệ số 7; quân đoàn kỵ binh cận vệ số 1.
- Ngày 16 /4/1945 Hồng quân tổng tấn công Berlin.
- Ngày 24/4/1945 mũi tấn công của tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 1 và tập đoàn quân cận vệ số 8 của Zhukov đã gặp tập đoàn quân xe tăng số 3 và tập đoàn quân số 28 của Konev tại phía đông Berlin
và đã hoàn thành việc bao vây cô lập khối quân Đức phòng thủ ngoại vi phía đông và đông nam Berlin.
- Ngày hôm sau 25 tháng 4 hai phương diện quân Xô Viết của Zhukov và Konev lại hợp vây tại phía tây Berlin và hoàn thành việc bao vây toàn bộ khối quân Đức phòng thủ trong nội đô Berlin, số phận Đế chế thứ Ba chỉ còn tính từng ngày. Cùng ngày tập đoàn quân cận vệ số 5 của phương diện quân Konev phát triển mạnh về phía tây đã gặp tập đoàn quân số 1 của Mỹ tại Torgau trên sông Elber.
Không quân Xô Viết làm chủ bầu trời Berlin
- Hơn 10 ngày cuối cùng từ 26 tháng 4 đến 9 tháng 5 Hồng quân thủ tiêu nốt các ổ kháng cự tại Berlin. Với việc thành phố đã bị vây bọc hoàn toàn thì Berlin không thể cầm cự được lâu dài. Việc đánh chiếm Berlin được phương diện quân Belarus 1 tiến hành đồng thời với việc tiêu diệt khối quân Đức bị vây bên ngoài tại phía đông và đông nam thành phố, đến ngày 1 tháng 5 năm 1945 khối quân này gồm tập đoàn quân số 9, tập đoàn quân xe tăng số 4 về cơ bản đã bị tiêu diệt.
Quân đội Liên Xô cắm cờ trên ban công Tòa nhà Đế chế, trước cổng Brandenburg
- Ngày 29 tháng 4 đã diễn ra trận đánh cuối cùng chiếm khu Nhà quốc hội Đức: sau các đợt bắn phá dữ dội bằng pháo binh và không quân các đơn vị Xô Viết xung phong cận chiến đánh chiếm Reichstag, chiến sự cực kỳ ác liệt và không khoan nhượng hai bên giành giật từng căn phòng, từng đoạn cầu thang, từng tầng lầu.
- Việc đánh chiếm nội đô Berlin diến ra phức tạp hơn rất nhiều, quân Đức chống cự một cách tuyệt vọng đến cùng. Hai bên đánh nhau giành giật từng khu phố từng ngôi nhà. Tại đây loại súng chống tăng không giật vác vai Panzerfaust của Đức được phát rộng rãi xuống cho dân Đức và các lực lượng bán vũ trang đã phát huy tác dụng rất tốt: trong các trận đánh đường phố: gần 2.000 xe tăng và cơ giới các loại của Liên Xô đã bị phá hủy chỉ tính riêng trong nội đô Berlin.
- Đến ngày 30 tháng 4 hầu hết lính Đức và SS tại đây đều đã chết. Hai người lính trinh sát Xô Viết của trung đoàn 756, sư đoàn bộ binh 150 thuộc tập đoàn quân xung kích số 3, phương diện quân Belorussia 1: trung sỹ Mikhail Alekseyvich Egorov người Nga và hạ sỹ Meliton Varlamovich Kantarya người Gruzia đại diện cho các dân tộc Xô Viết chiến thắng đã cắm quốc kỳ Liên Xô lên mái vòm Reichchtag.
Chiến dịch Berlin kết thúc, binh sĩ Quân đội Đức Quốc xã nộp vũ khí đầu hàng Quân đội Liên Xô
3/ Kết quả:
Ngày 2 tháng 5 năm 1945 không còn gì để tiếp tục chiến đấu tư lệnh phòng thủ thành phố Berlin trung tướng pháo binh Đức Helmuth Weidling đã ra lệnh đầu hàng, tuy rằng trong thành phố vẫn còn nhiều trung tâm kháng cự của SS tiếp tục chiến đấu nhưng về cơ bản Berlin đã thất thủ.
- Ngày 7 tháng 5 năm 1945 tại Rheims (Pháp) đại tướng Alfred Jold tổng tham mưu trưởng bộ tư lệnh hành quân Đức thay mặt chính phủ Đế chế của đô đốc Karl Dönitz đã ký biên bản đầu hàng các quân đội Đồng Minh cùng Hồng quân Xô Viết trước các đại diện quân đội Anh, Pháp, Mỹ.
- Đêm 8 tháng 5 năm 1945, trước các đại diện quân đội Đồng Minh Anh, Pháp, Mỹ, nguyên soái Liên Xô Georgy Konstantinovich Zhukov thay mặt phía Liên Xô chủ trì nghi lễ ký và tiếp nhận sự đầu hàng chính thức của Đức Quốc Xã.
- Ngày 9 tháng 5 năm 1945, sự đầu hàng của Đức có hiệu lực, Chiến tranh Xô-Đức đã chấm dứt.
Thống chế Đức Wilhelm Keitel Tổng tư lệnh lục quân Đức ký biên bản đầu hàng không điều kiện tại Berlin
- Stalin sinh ngày 21 tháng 12 năm 1878 theo lịch Gregory (tức ngày 6 tháng 12 năm 1878 theo lịch Julius) trong một gia đình công nhân đóng giày ở thành phố Gori của Gruzia (thuộc đế quốc Nga), với tên Gruzia là Ioseb Besarionisdze Dzhugashvili (იოსებ ბესარიონის ძე ჯუღაშვილი, Ио́сиф Джугашви́ли).
Tiểu sử
- Lên 10 tuổi Stalin mới bắt đầu học trường dòng nơi học sinh người Gruzia được dạy tiếng Nga. Năm 16 tuổi, ông được nhận học bổng vào một Chủng viện Chính thống giáo Gruzia.
- Năm 1898, Iosef Jughashvili bị đuổi học sau khi lỡ mất kỳ thi cuối khóa. Hồ sơ của chủng viện cho thấy ông đã không thể đóng tiền học nhưng theo tài liệu chính thức của nhà nước Xô Viết thì ông bị đuổi vì tội đọc tài liệu cấm và vì tội thành lập một nhóm nghiên cứu Dân chủ Xã hội.
- Lên 10 tuổi Stalin mới bắt đầu học trường dòng nơi học sinh người Gruzia được dạy tiếng Nga. Năm 16 tuổi, ông được nhận học bổng vào một Chủng viện Chính thống giáo Gruzia.
- Sau khi rời khỏi chủng viện, ông đọc được những tác phẩm của Lenin và quyết định trở thành một người cách mạng Mác-xít. Ông gia nhập đảng Bolshevik năm 1903 và lấy tên là “Stalin” (Ста́лин), tức là “Ông mạnh như thép” trong tiếng Nga. Trong tiếng Nga, tên đầy đủ của ông là Ио́сиф Виссарио́нович Ста́лин, được chuyển tự là Iosif Vissarionovich Stalin. Tên ông cũng được viết là Xtalin trong tiếng Việt hoặc Xít Ta Lin, phiên âm Hán Việt là Tư Đại Lâm.
- Từ năm 1902 cho đến năm 1913 Stalin bị bắt tất cả 7 lần, nhiều lần bị đày sang Xibia, trong đó 5 lần vượt ngục. Trong Cách mạng Nga (1905), ông chiến đấu cho phe Bolshevik.[2]
- Tháng 1 năm 1912, trong Hội nghị toàn Nga lần VI của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Stalin đã được cử vắng mặt vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Năm 1917, Cách mạng Tháng Hai thắng lợi ở Nga, Sa hoàng Nikolai II thoái vị, chế độ quân chủ chuyên chế Sa hoàng bị lật đổ. Theo lệnh của Chính phủ lâm thời, các tù nhân chính trị được phóng thích và Stalin trở về thủ đô Sankt-Peterburg.[1] Tháng 2 năm 1917, Stalin được bổ sung vào Chủ tịch đoàn Ban Chấp hành trung ương Đảng và vào Ban biên tập báo Sự thật.
- Tháng 7 năm 1917, Stalin được bầu làm ủy viên Bộ chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng.
Sau Cách mạng Tháng Mười Stalin giữ chức ủy viên nhân dân Bộ Dân tộc (Bộ trưởng Bộ Dân tộc) trong Hội đồng ủy viên nhân dân (Chính phủ cách mạng) do Vladimir Ilyich Lenin đứng đầu.
- Stalin là ủy viên Hội đồng quân sự cách mạng trong thời gian nội chiến và chống sự can thiệp quân sự của nước ngoài.
Bảo tàng về cuộc đời Stalin tại thành phố Gori
- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông giữ chức tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên Xô và chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng Nhà nước; nguyên soái (1943), đại nguyên soái (1945). Có người cho rằng khi Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, Stalin trở nên bất ngờ và không có tinh thần trong những ngày đầu của cuộc chiến. Tuy nhiên, không lâu sau đó ông đã lấy lại được tinh thần và kêu gọi nhân dân Liên Xô đánh đuổi Đức Quốc Xã ra khỏi bờ cõi nước nhà.
Dưới sự lãnh đạo của Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô, quân và dân Liên Xô đã đánh bại phát xít Đức trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức (1941 – 1945), đánh bại đế quốc Nhật Bản[7] và giải phóng nhiều nước ở Trung Âu và Đông Âu thoát khỏi chủ nghĩa phát xít. Cuộc giải phóng này dẫn đến việc hệ thống xã hội chủ nghĩa được thành lập.[16]
- Trong thời chiến, Stalin cùng Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt (từ tháng 4 năm 1945 là Harry Truman) thành lập Mặt trận Đồng minh chống phe Trục.
- Tên tuổi Stalin gắn liền với chủ nghĩa Stalin là các luận điểm chính trị, kinh tế, tư tưởng và phong cách điều hành nhà nước theo phong cách Stalin. Ông cũng hay tự ví von mình với các vị Hoàng đế lớn trong lịch sử. Ông ngưỡng mộ Thành Cát Tư Hãn và Augustus – vị Hoàng đế La Mã đầu tiên đã che giấu bản chất chuyên chế của mình bằng việc từ chối ngôi vua cũng như Stalin chọn cho mình cái chức vị không chính thức nhất là Lãnh tụ. Ngoài ra, ông cũng nể phục các Sa hoàng Ivan Lôi đế và Pyotr Đại đế. Theo ông, một trong những sai lầm của Ivan Lôi đế là đã không diệt trừ năm gia đình quý tộc phong kiến lớn tại Nga, dẫn tới “thời kỳ lộn xộn” trong lịch sử Nga[8].
Cảm ơn Cô và các bạn đã chú ý theo dõi!!! The end
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Son Xu
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)