Sóng thần
Chia sẻ bởi Đoàn Kim Thiết |
Ngày 26/04/2019 |
91
Chia sẻ tài liệu: Sóng thần thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Sóng thần
Sóng thần tràn vào Malé, thủ đô quần đảo Maldives ngày 26 tháng 12 năm 2004
Sóng thần (tsunami) là một loạt các đợt sóng được hình thành khi một thể tích nước, như một đại dương, bị chuyển dịch nhanh chóng trên một quy mô lớn. Các trận động đất, các dịch chuyển địa chất lớn bên trên hay bên dưới mặt nước, các cuộc núi lửa phun và những vụ va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần. Những hậu quả của sóng thần có thể ở mức không nhận ra được tới mức gây thiệt hại to lớn.
Thuật ngữ tsunami (sóng thần) bắt nguồn từ tiếng Nhật có nghĩa "cảng" (津 tsu, "tân") và "sóng" (波 nami, "ba"). Thuật ngữ này do các ngư dân đặt ra dù họ không thể nhận biết được các đợt sóng ở ngoài biển khơi. Một sóng thần là một hiện tượng bên dưới đáy biển sâu; ở ngoài khơi, sóng có biên độ (chiều cao sóng) khá nhỏ (thường dài hàng trăm kilômét), điều này giải thích tại sao ở ngoài biển chúng ta khó nhận ra nó, và khi ở ngoài khơi nó chỉ đơn giản là một gồ sóng chạy ngang biển.
Sóng thần trước kia từng được coi là sóng thuỷ triều bởi vì nó tiến vào bờ, và nó có tính chất của một đợt thuỷ triều mạnh đang tiến vào hơn là một loại sóng có mũ sóng hình thành do hoạt động của gió trên đại dương (loại sóng chúng ta thường gặp). Tuy nhiên, vì trên thực tế nó không liên quan tới thuỷ triều, thuật ngữ này đã bị chứng minh là sai (dù không phải trận sóng thần nào cũng xảy ra ở cảng) và các nhà hải dương học đã không sử dụng nó nữa.
Các nguyên nhân
Sự hình thành sóng thần
Các trận sóng thần có thể hình thành khi đáy biển, đột ngột bị biến dạng theo chiều dọc, chiếm chỗ của lượng nước nằm trên nó. Những sự di chuyển lớn theo chiều dọc như vậy của vỏ Trái Đất có thể xảy ra tại các rìa mảng lục địa. Những trận động đất do nguyên nhân va chạm mảng đặc biệt hay tạo ra các cơn sóng thần. Khi một mảng đại dương va chạm với một mảng lục địa, đôi khi nó làm rìa mảng lục địa chuyển động xuống dưới. Cuối cùng, áp suất quá lớn tác dụng lên rìa mảng khiến nó nhẩy giật lùi lại (snaps back) tạo ra các đợt sóng chấn động vào vỏ Trái Đất, khiến xảy ra cơn địa chấn dưới lòng biển, được gọi là động đất tại đáy biển.
Những vụ lở đất dưới đáy biển (thỉnh thoảng xảy ra vì nguyên nhân động đất) cũng như những vụ sụp đổ của núi lửa cũng có thể làm chấn động cột nước khiến trầm tích và đá trượt xuống theo sườn núi rơi xuống đáy biển. Tương tự như vậy, một vụ phun trào núi lửa mạnh dưới biển cũng có thể tung lên một cột nước để hình thành sóng thần.
Các con sóng được hình thành khi khối lượng nước bị dịch chuyển vị trí chuyển động dưới ảnh hưởng của trọng lực để lấy lại thăng bằng và tỏa ra trên khắp đại dương như các gợn sóng trên mặt ao.
Trong thập kỷ 1950 người ta đã khám phá ra rằng những cơn sóng thần lớn có thể xuất hiện từ các vụ lở đất, hoạt động phun trào núi lửa và các vụ va chạm thiên thạch. Những hiện tượng đó khiến một lượng nước lớn nhanh chóng bị chuyển chỗ, khi năng lượng từ một thiên thạch hay một vụ nổ chuyển vào trong nước nơi xảy ra va chạm. Các cơn sóng thần với xuất hiện từ những nguyên nhân đó, khác với những trận sóng thần do động đất gây ra, thường nhanh chóng tan rã và hiếm khi lan tới những bờ biển quá xa vì diện tích xảy ra sự kiện nhỏ. Các hiện tượng đó có thể gây ra các cơn sóng địa chấn lớn chỉ trong một khu vực, như vụ lở đất ở Vịnh Lituya tạo ra một sóng nước ước tính tới 50-150 m và tràn tới độ cao 524 m trên các ngọn núi ở đó. Tuy nhiên, một vụ lở đất cực lớn có thể gây ra một trận sóng thần cực lớn gây ảnh hưởng trên toàn bộ đại dương.
Các đặc điểm
Thường có một quan niệm sai rằng sóng thần cũng hoạt động như một đợt sóng hình thành do gió thông thường hay các cơn sóng cồn (với gió phía sau, như trong bức tranh khắc gỗ thế kỷ 19 nổi tiếng của Hokusai này). Trên thực tế, một cơn sóng thần được hiểu đúng hơn là một đợt dâng cao bất thần của nước biển, như một hay nhiều đợt nước. Lưỡi sóng thần đặc biệt giống với một đợt sóng đang tan ra nhưng có cơ chế khác hẳn: mức nước biển đột ngột tăng, tựa như những khối nước biển khổng lồ có lực còn lớn hơn nhiều.
Sóng thần diễn biến rất khác biệt tùy theo
Sóng thần tràn vào Malé, thủ đô quần đảo Maldives ngày 26 tháng 12 năm 2004
Sóng thần (tsunami) là một loạt các đợt sóng được hình thành khi một thể tích nước, như một đại dương, bị chuyển dịch nhanh chóng trên một quy mô lớn. Các trận động đất, các dịch chuyển địa chất lớn bên trên hay bên dưới mặt nước, các cuộc núi lửa phun và những vụ va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần. Những hậu quả của sóng thần có thể ở mức không nhận ra được tới mức gây thiệt hại to lớn.
Thuật ngữ tsunami (sóng thần) bắt nguồn từ tiếng Nhật có nghĩa "cảng" (津 tsu, "tân") và "sóng" (波 nami, "ba"). Thuật ngữ này do các ngư dân đặt ra dù họ không thể nhận biết được các đợt sóng ở ngoài biển khơi. Một sóng thần là một hiện tượng bên dưới đáy biển sâu; ở ngoài khơi, sóng có biên độ (chiều cao sóng) khá nhỏ (thường dài hàng trăm kilômét), điều này giải thích tại sao ở ngoài biển chúng ta khó nhận ra nó, và khi ở ngoài khơi nó chỉ đơn giản là một gồ sóng chạy ngang biển.
Sóng thần trước kia từng được coi là sóng thuỷ triều bởi vì nó tiến vào bờ, và nó có tính chất của một đợt thuỷ triều mạnh đang tiến vào hơn là một loại sóng có mũ sóng hình thành do hoạt động của gió trên đại dương (loại sóng chúng ta thường gặp). Tuy nhiên, vì trên thực tế nó không liên quan tới thuỷ triều, thuật ngữ này đã bị chứng minh là sai (dù không phải trận sóng thần nào cũng xảy ra ở cảng) và các nhà hải dương học đã không sử dụng nó nữa.
Các nguyên nhân
Sự hình thành sóng thần
Các trận sóng thần có thể hình thành khi đáy biển, đột ngột bị biến dạng theo chiều dọc, chiếm chỗ của lượng nước nằm trên nó. Những sự di chuyển lớn theo chiều dọc như vậy của vỏ Trái Đất có thể xảy ra tại các rìa mảng lục địa. Những trận động đất do nguyên nhân va chạm mảng đặc biệt hay tạo ra các cơn sóng thần. Khi một mảng đại dương va chạm với một mảng lục địa, đôi khi nó làm rìa mảng lục địa chuyển động xuống dưới. Cuối cùng, áp suất quá lớn tác dụng lên rìa mảng khiến nó nhẩy giật lùi lại (snaps back) tạo ra các đợt sóng chấn động vào vỏ Trái Đất, khiến xảy ra cơn địa chấn dưới lòng biển, được gọi là động đất tại đáy biển.
Những vụ lở đất dưới đáy biển (thỉnh thoảng xảy ra vì nguyên nhân động đất) cũng như những vụ sụp đổ của núi lửa cũng có thể làm chấn động cột nước khiến trầm tích và đá trượt xuống theo sườn núi rơi xuống đáy biển. Tương tự như vậy, một vụ phun trào núi lửa mạnh dưới biển cũng có thể tung lên một cột nước để hình thành sóng thần.
Các con sóng được hình thành khi khối lượng nước bị dịch chuyển vị trí chuyển động dưới ảnh hưởng của trọng lực để lấy lại thăng bằng và tỏa ra trên khắp đại dương như các gợn sóng trên mặt ao.
Trong thập kỷ 1950 người ta đã khám phá ra rằng những cơn sóng thần lớn có thể xuất hiện từ các vụ lở đất, hoạt động phun trào núi lửa và các vụ va chạm thiên thạch. Những hiện tượng đó khiến một lượng nước lớn nhanh chóng bị chuyển chỗ, khi năng lượng từ một thiên thạch hay một vụ nổ chuyển vào trong nước nơi xảy ra va chạm. Các cơn sóng thần với xuất hiện từ những nguyên nhân đó, khác với những trận sóng thần do động đất gây ra, thường nhanh chóng tan rã và hiếm khi lan tới những bờ biển quá xa vì diện tích xảy ra sự kiện nhỏ. Các hiện tượng đó có thể gây ra các cơn sóng địa chấn lớn chỉ trong một khu vực, như vụ lở đất ở Vịnh Lituya tạo ra một sóng nước ước tính tới 50-150 m và tràn tới độ cao 524 m trên các ngọn núi ở đó. Tuy nhiên, một vụ lở đất cực lớn có thể gây ra một trận sóng thần cực lớn gây ảnh hưởng trên toàn bộ đại dương.
Các đặc điểm
Thường có một quan niệm sai rằng sóng thần cũng hoạt động như một đợt sóng hình thành do gió thông thường hay các cơn sóng cồn (với gió phía sau, như trong bức tranh khắc gỗ thế kỷ 19 nổi tiếng của Hokusai này). Trên thực tế, một cơn sóng thần được hiểu đúng hơn là một đợt dâng cao bất thần của nước biển, như một hay nhiều đợt nước. Lưỡi sóng thần đặc biệt giống với một đợt sóng đang tan ra nhưng có cơ chế khác hẳn: mức nước biển đột ngột tăng, tựa như những khối nước biển khổng lồ có lực còn lớn hơn nhiều.
Sóng thần diễn biến rất khác biệt tùy theo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Kim Thiết
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)