Sóng Điện Từ ( TTLT + 2 Dạng bài tập thêm )
Chia sẻ bởi Minh Trí |
Ngày 26/04/2019 |
316
Chia sẻ tài liệu: Sóng Điện Từ ( TTLT + 2 Dạng bài tập thêm ) thuộc Vật lý 12
Nội dung tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP MẠCH DAO ĐỘNG LC (*)
Môn: Vật Lí 12
Thời gian xx phút (Không kể thời gian giao đề)
------------------------------------
Vấn đề *: Thêm bớt một linh kiện vào mạch dao động:
* Nếu thêm bớt một linh kiện vào mạch dao động tại thời điểm linh kiện đó không mang năng lượng:
( Dùng khóa K thêm 1 tụ C vào mạch dao động khi tụ đó đang có điện tích q = 0 (chưa tích điện) hoặc
dùng khóa K ngắt một tụ ra khỏi mạch khi dòng điện qua L đang cực đại ( tức điện tích trên tụ q = 0))
Mạch thay đổi C hoặc L => ω thay đổi và I0, U0, Q0 thay đổi
Năng lượng của mạch không đổi:
Wtrước = Wsau => I0s, U0s, Q0s.
* Nếu thêm bớt một linh kiện tại thời điểm linh kiện đó mang một năng lượng ∆E:
( Dùng khóa K thêm 1 tụ C vào mạch dao động khi tụ đó đang có điện tích q≠ 0 hoặc dùng khóa K ngắt(hoặc nối tắt) một tụ ra khỏi mạch khi dòng điện qua L đang có giá trị |i| < I0 ( tức điện tích trên tụ q≠ 0)):
Mạch thay đổi C hoặc L => ω thay đổi và I0, U0, Q0 thay đổi
Năng lượng của mạch thay đổi: (cộng khi thêmlinh kiện vào, trừ khi ngắt linh kiện ra)
Wsau = Wtrước ± ∆E =
=> I0s, U0s, Q0s.
* Lưu ý: trường hợp mạch có tụ bị đánh thủng (trở thành vật dẫn) tại một thời điểm nó đang có năng lượng ∆E thì năng lượng của tụ đó mất đi và năng lượng của mạch bị giảm một lượng bằng phần năng lượng mất đi đó. trường hợp này cũng làm giống trường hợp ngắt tụ ra khỏi mạch.
SÓNG ĐIỆN TỪ
1. Mối liên hệ giữa điện trường biến thiên và từ trường biến thiên, điện từ trường:
Từ trường biến thiên và điện trường xoáy
Điện trường biến thiên và từ trường xoáy
+ Xung quanh khoảng không gian có từ trường biến thiên xuất hiện điện trường xoáy
+ Xung quanh khoảng không gian có điện trường biến thiên xuất hiện từ trường xoáy
Điện trường xoáy
điện trường tĩnh
Từ trường xoáy
Từ trường tĩnh
- Đường sức khép kín, bao xung quanh các đượng sức từ
- Nguồn gốc: từ trường biến thiên
- Đường sức không kín, ra dương vào âm
- Nguồn gốc: tồn tại xung quanh điện tích
- Đường sức luôn khép kín, bao xung quanh các đượng sức điện
- Nguồn gốc: điện trường biến thiên
- Đường sức khép kín hoặc vô hạn
- Nguồn gốc: sinh ra xung quanh điện tích chuyển động
+ Chiều đường sức điện trường xoáy:
Chiều của đường sức điện trường xoáy xác định giống chiều của dòng điện cảm ứng
+ Chiều đường sức từ trường xoáy:
- Tụ nạp điện dòng tới bản dương, điện trường tăng; Tụ phóng điện dòng tới bản âm và điện trường giảm
- Chiều của từ trường xoáy tuân theo quy tác nắm bàn tay phải với chiều của dòng điện qua tụ.
Vai trò điện trường xoáy: đẩy các điện tích tự do chuyển động thành dòng khép kín sinh ra dòng điện cảm ứng
Vai trò của từ trường xoáy: Tương đương với một dòng điện (dòng điện dịch) đi qua tụ C => khép kín dòng điện trong mạch dao động
Điện từ trường: Là một trường thống nhất gồm hai yếu tố: điện trường biến thiên và từ trường biến thiên. Hai yếu tố của điện từ trường có mối quan hệ mật thiết chuyển hóa qua lại lẫn nhau.
2. Sóng điện từ:
*/ Định nghĩa sóng điện từ: Là một điện từ trường biến thiên (hay một dao động điện từ) lan truyền trong không gian.
*/ Các đặc điểm và tính chất của sóng điện từ:
+ Truyền trong mọi môi trường vật chất và truyền trong cả chân không.
+ Trong chân không sóng điện từ truyền đi với tốc độ bằng tốc độ ánh sáng: c = 3.108m/s => có bước sóng: λ = c/f
+ Hai thành phần của sóng điện từ là (điện trường biến thiên) và (từ trường biến thiên) luôn biến thiên cùng tần số, cùng pha và trong hai mặt phẳng vuông góc với nhau.
+ Sóng điện từ là sóng ngang: và theo thứ tự tạo thành tam diện thuận
+ Sóng điện từ tuân theo định luật truyền thảng, phản xạ, khúc xạ như ánh sáng
+ Sóng điện từ mang năng lượng, tần số càng lớn (bước song càng nhỏ) năng lượng càng lớn; năng lượng của sóng điện từ tỉ lễ với lũy thừa bậc 4 của
Môn: Vật Lí 12
Thời gian xx phút (Không kể thời gian giao đề)
------------------------------------
Vấn đề *: Thêm bớt một linh kiện vào mạch dao động:
* Nếu thêm bớt một linh kiện vào mạch dao động tại thời điểm linh kiện đó không mang năng lượng:
( Dùng khóa K thêm 1 tụ C vào mạch dao động khi tụ đó đang có điện tích q = 0 (chưa tích điện) hoặc
dùng khóa K ngắt một tụ ra khỏi mạch khi dòng điện qua L đang cực đại ( tức điện tích trên tụ q = 0))
Mạch thay đổi C hoặc L => ω thay đổi và I0, U0, Q0 thay đổi
Năng lượng của mạch không đổi:
Wtrước = Wsau => I0s, U0s, Q0s.
* Nếu thêm bớt một linh kiện tại thời điểm linh kiện đó mang một năng lượng ∆E:
( Dùng khóa K thêm 1 tụ C vào mạch dao động khi tụ đó đang có điện tích q≠ 0 hoặc dùng khóa K ngắt(hoặc nối tắt) một tụ ra khỏi mạch khi dòng điện qua L đang có giá trị |i| < I0 ( tức điện tích trên tụ q≠ 0)):
Mạch thay đổi C hoặc L => ω thay đổi và I0, U0, Q0 thay đổi
Năng lượng của mạch thay đổi: (cộng khi thêmlinh kiện vào, trừ khi ngắt linh kiện ra)
Wsau = Wtrước ± ∆E =
=> I0s, U0s, Q0s.
* Lưu ý: trường hợp mạch có tụ bị đánh thủng (trở thành vật dẫn) tại một thời điểm nó đang có năng lượng ∆E thì năng lượng của tụ đó mất đi và năng lượng của mạch bị giảm một lượng bằng phần năng lượng mất đi đó. trường hợp này cũng làm giống trường hợp ngắt tụ ra khỏi mạch.
SÓNG ĐIỆN TỪ
1. Mối liên hệ giữa điện trường biến thiên và từ trường biến thiên, điện từ trường:
Từ trường biến thiên và điện trường xoáy
Điện trường biến thiên và từ trường xoáy
+ Xung quanh khoảng không gian có từ trường biến thiên xuất hiện điện trường xoáy
+ Xung quanh khoảng không gian có điện trường biến thiên xuất hiện từ trường xoáy
Điện trường xoáy
điện trường tĩnh
Từ trường xoáy
Từ trường tĩnh
- Đường sức khép kín, bao xung quanh các đượng sức từ
- Nguồn gốc: từ trường biến thiên
- Đường sức không kín, ra dương vào âm
- Nguồn gốc: tồn tại xung quanh điện tích
- Đường sức luôn khép kín, bao xung quanh các đượng sức điện
- Nguồn gốc: điện trường biến thiên
- Đường sức khép kín hoặc vô hạn
- Nguồn gốc: sinh ra xung quanh điện tích chuyển động
+ Chiều đường sức điện trường xoáy:
Chiều của đường sức điện trường xoáy xác định giống chiều của dòng điện cảm ứng
+ Chiều đường sức từ trường xoáy:
- Tụ nạp điện dòng tới bản dương, điện trường tăng; Tụ phóng điện dòng tới bản âm và điện trường giảm
- Chiều của từ trường xoáy tuân theo quy tác nắm bàn tay phải với chiều của dòng điện qua tụ.
Vai trò điện trường xoáy: đẩy các điện tích tự do chuyển động thành dòng khép kín sinh ra dòng điện cảm ứng
Vai trò của từ trường xoáy: Tương đương với một dòng điện (dòng điện dịch) đi qua tụ C => khép kín dòng điện trong mạch dao động
Điện từ trường: Là một trường thống nhất gồm hai yếu tố: điện trường biến thiên và từ trường biến thiên. Hai yếu tố của điện từ trường có mối quan hệ mật thiết chuyển hóa qua lại lẫn nhau.
2. Sóng điện từ:
*/ Định nghĩa sóng điện từ: Là một điện từ trường biến thiên (hay một dao động điện từ) lan truyền trong không gian.
*/ Các đặc điểm và tính chất của sóng điện từ:
+ Truyền trong mọi môi trường vật chất và truyền trong cả chân không.
+ Trong chân không sóng điện từ truyền đi với tốc độ bằng tốc độ ánh sáng: c = 3.108m/s => có bước sóng: λ = c/f
+ Hai thành phần của sóng điện từ là (điện trường biến thiên) và (từ trường biến thiên) luôn biến thiên cùng tần số, cùng pha và trong hai mặt phẳng vuông góc với nhau.
+ Sóng điện từ là sóng ngang: và theo thứ tự tạo thành tam diện thuận
+ Sóng điện từ tuân theo định luật truyền thảng, phản xạ, khúc xạ như ánh sáng
+ Sóng điện từ mang năng lượng, tần số càng lớn (bước song càng nhỏ) năng lượng càng lớn; năng lượng của sóng điện từ tỉ lễ với lũy thừa bậc 4 của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Minh Trí
Dung lượng: |
Lượt tài: 32
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)