Sóng cơ (Violet) cuc hay

Chia sẻ bởi Đặng Bá Hùng | Ngày 19/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: Sóng cơ (Violet) cuc hay thuộc Vật lý 12

Nội dung tài liệu:

Bài giảng
Sóng nước:
H 7.1:
Sóng ngang:
Sóng dọc:
Sự truyền sóng:
Vận dụng
Bài 1: Bài 7.2 - SBT - Tr10
Hãy chọn câu đúng. Sóng ngang không truyền được qua các chất
A. rắn, lỏng và khí
B. lỏng và khí
C. rắn và khí
D. rắn và lỏng
Bài 2: Bài 7.3-SBT- Tr10
Hãy chọn câu đúng. Sóng dọc không truyền được trong
A. kim loại.
B. nước.
C. chân không
D. không khí
Bài 3: Bài 7.3-SBT-Tr10
Một sóng có tần số 120Hz truyền trong một môi trường với tốc độ 60m/s, thì bước sóng của nó là bao nhiêu?
A. 0,5m
B. 2,0m
C. 1,0m
D. 0,25m
Bài 4:
Sóng ngang là sóng có phương dao động:
A. song song với phương truyền sóng.
B. vuông góc với phương truyền sóng.
C. theo phương ngang
D. theo phương thẳng đứng.
Bài 5:
Chọn phát biểu đúng.
A.Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động ngược pha.
B. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương phương truyền sóng dao động cùng pha.
C. Bước sóng là quãng đường sóng truyền trong một chu kì.
D. Cả B-C đúng.
TNLT
C7.1:
Một sóng cơ có tần số f lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi với vận tốc v, khi đó bước sóng được tính theo công thức
A. λ = v.f
B. λ = v/f
C. λ = 2v.f
D. λ = 2v/f
C7.2:
Phát biểu nào sau đây không đúng với sóng cơ ?
A. Sóng cơ có thể lan truyền được trong môi trường chất rắn.
B. Sóng cơ có thể lan truyền được trong môi trường chất lỏng.
C. Sóng cơ có thể lan truyền được trong môi trường chất khí.
D. Sóng cơ có thể lan truyền được trong môi trường chân không.
C7.3:
Phát biểu nào sau đây về sóng cơ là không đúng?
A. Sóng cơ là dao động lan truyền trong một môi trường.
B. Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương ngang.
C. Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.
D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ.
C7.4:
Phát biểu nào sau đây về đại lượng đặc trưng của sóng cơ là không đúng?
A. Chu kỳ của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động.
B. Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phần tử dao động.
C. Vận tốc của sóng chính bằng vận tốc dao động của các phần tử dao động.
D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền được trong một chu kỳ.
C7.5:
Sóng cơ học lan truyền trong môi trường đàn hồi với vận tốc v không đổi, khi tăng tần số sóng lên 2 lần thì bước sóng
A. tăng 4 lần.
B. tăng 2 lần.
C. không đổi.
D. giảm 2 lần.
C7.6:
Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào
A. năng lượng sóng.
B. tần số dao động.
C. môi trường truyền sóng.
D. bước sóng
C7.7:
Phát biểu đúng khi nói về sóng cơ học
A.Sóng cơ là quá trình lan truyền vật chất theo thời gian
B.Sóng cơ là sự lan truyền dao động theo thời gian trong môi trường vật chất.
C.Sóng cơ là sự lan truyền vật chất trong không gian
D.Sóng cơ là sự lan truyền biên độ dao động theo thời gian trong môi trường vật chất.
TNBT
B 7.1:
Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy nó nhô lên cao 10 lần trong 18s, khoảng cách giữa hai ngọn sóng kề nhau là 2m. Vận tốc truyền sóng trên mặt biển là:
A. v = 1m/s
B. v = 2m/s.
C. v = 4m/s.
D. v = 8m/s.
B 7.2:
Một người quan sát một chiếc phao trên mặt hồ thấy nó nhô lên cao 10 lần trong 36s, khoảng cách giữa 3 đỉnh sóng lân cận là 24m. Vận tốc truyền sóng trên mặt hồ là:
A. v = 2,0m/s.
B. v = 2,2m/s.
C. v = 3,0m/s.
D. v = 6,7m/s.
B 7.3:
Tại điểm M cách tâm sóng một khoảng d có phương trình latex(u_M) = 4cos(200latex(pi)t-latex(2pid/lambda))cm dao động. Tần số của sóng là
A. f = 200Hz.
B. f = 100Hz.
C. f = 100s.
D. f = 0,01s.
B 7.3:
Cho một sóng ngang có phương trình sóng là u = 8cos2latex(pi)(latex(t/0.1) - latex(d/50)) mm, trong đó d tính bằng cm, t tính bằng giây. Chu kỳ của sóng là
A. T = 0,1s.
B. T = 50s.
C. T = 8s.
D. T = 1s.
B 7.5:
Cho một sóng ngang có phương trình sóng là u = 8cos2latex(pi)(latex(t/0.1)-latex(d/50)) mm, trong đó d tính bằng cm, t tính bằng giây. Bước sóng là
A. λ = 0,1m.
B. λ = 50cm.
C. λ = 8mm.
D. λ = 1m.
B 7.6:
Cho một sóng ngang có phương trình sóng là u = 4cos2latex(pi)(t + latex(d/-5)) mm, trong đó d tính bằng cm, t tính bằng giây. Vận tốc truyền sóng là
A. v = 5m/s.
B. v = - 5m/s.
C. v = 5cm/s.
D. v = - 5cm/s.
B 7.7:
Một sóng truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tần số 500Hz, người ta thấy khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động cùng pha là 80cm. Vận tốc truyền sóng trên dây là
A. v = 400cm/s.
B. v = 16m/s.
C. v = 6,25m/s.
D. v = 400m/s.
B 7.8:
Cho một sóng ngang có phương trình sóng là u = 5coslatex(pi)(latex(t/0.1)-latex(d/2)) mm, trong đó d tính bằng cm, t tính bằng giây. Vị trí của phần tử sóng M cách gốc toạ độ 3m ở thời điểm t = 2s là
A. latex(u_M) = 0mm.
B. latex(u_M) = 5mm.
C. latex(u_M) = 5cm.
D. latex(u_M) = 2,5cm.
B 7.9:
Một sóng cơ học lan truyền với vận tốc 320m/s, bước sóng 3,2m. Chu kỳ của sóng đó là
A. T = 0,01s.
B. T = 0,1s.
C. T = 50s.
D. T = 100s.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Bá Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)