Sống chết mặc bay- NV 7

Chia sẻ bởi Phạm Linh Chi | Ngày 10/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Sống chết mặc bay- NV 7 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:



Bài 26

Tiết 105.

Văn học.





Dạy lớp:7A13.






A.Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức.
Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của tác phẩm-một trong những truyện ngắn được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam đầu thế kỉ XX.
2.Tích hợp với tập làm văn ở cách làm văn giải thích,Luyện tập nghị luận giả thích và bài viết tập làm văn giải thích.Với phần Tiếng Việt ở bài Luyện tập sử dụng các cụm chủ-vị làm thành phần trong câu.
3.Kĩ năng.
Đọc,kể,tóm tắt truyện,phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập-tương phản và tăng cấp.
B.Thiết kế bài dạy học.
1.Ổn định tổ chức lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.
CH:Em hiểu thế nào về luận điểm:
Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.Chẳng những thế,văn chương còn sáng tạo ra sự sống.Cho ví dụ.
→-Hình dung với nghĩa là sự phản ánh bằng hình ảnh-hình tượng nghệ thuật,một cách thể hiện rất đặc trưng,đặc thù của văn chương nghệ thuật.Đối tượng của văn chương chính là thiên nhiên,vạn vật và chủ yếu là cuộc sống của con người,thế giới tâm hồn của con người qua cảm nhận của nhà văn,rồi tái hiện trên trang giấy hay thành văn chương truyền miệng.
Vd: Văn bản “Mùa xuân của tôi”-Vũ Bằng không chỉ nói đến cảnh thiên nhiên Bắc Việt mà còn nói đến phong tục tập quán,những món ăn của người Bắc.
-Văn chương sáng tạo ra sự sống,nghĩa là thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của nhà văn cũng sống động,linh hoạt,phức tạp với những đặc điểm riêng không hoan toàn giống như cuộc đời hiện thực.
Vd: Văn bản “Dế Mèn phiêu lưu kí”- thế giới loài vật với mong ước một thế giới đại đồng,muôn loài chung sống hòa bình,không có chiến tranh,áp bức.
3.Dẫn vào bài:
Thủy,Hỏa Đạo,Tặc,trong 4 thứ giặc ấy nhân dân xếp giặc nước,giặc lụt lên hàng đầu.Điều này vô cùng dễ hiểu những trận lụt của nước ta gần đây chắc các em cũng đã được cứng kiến qua các phương tiện truyền thông và chúng ta có thể thấy sức tàn phá của lũ.Cho đến nay đã hàng bao thế kỉ người dân vùng châu thổ sông Hồng miền Bắc Việt Nam đã phải đối mặt với cảnh:đê vỡ, nhà trôi,người chết...Mặc dù hệ thống đê điều vẫn được gia cố hàng năm,nhưng nhiều đoạn đê vẫn không chống nổi sức nước hung bạo.Thêm vào đó là sự vô trách nhiệm,của không ít tên quan lại cầm quyền,thiên nạn ấy càng thêm thê thảm.Truyện ngắn của Phạm Duy Tốn đã dựng lại bức tranh đau lòng và đáng giận ấy.




Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt

Hoạt động 1:Tìm hiểu chung về tác giả,tác phẩm.

CH:Dựa vào phần chú thích trong SGK hãy nêu hiểu biết của em về tác giả Phạm Duy Tốn?
GV nói thêm:Ông có 5 người con.Con cả là Phạm Duy Khiêm là giáo sư,thạc sĩ và đã từng lam đại sứ Việt Nam tại Pháp.Con út là nhạc sĩ Phạm Duy nổi tiếng với những bài hát;Tình ca,Gánh lúa...Phạm Duy Tốn vừa là một nhà báo vừa là một doanh nhân tiến bộ từng viết những đoản văn đầu tiên của thể loại truyện ngắn theo lối Tây phương.
Ông cũng là một trong số những người Việt đầu tiên húi tóc ngắn và mặc Âu phục,một trong số những người sáng lập phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hàn Nội năm 1907.Ông cùng một số chí sĩ yêu nước đã từng dạy ở trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Năm 1924,ông qua đời vì bệnh lao.






Gv: đọc mẫu một đoạn sau đó gọi học sinh đọc tiếp.nhận xét.
-Phân biệt giọng kể,tả của tác giả.
-Giọng hách dịch của quan phụ mẫu.
-Giọng sự sệt,khúm núm của thầy đề dân phu.


CH:Sau khi nghe cô và các bạn đọc toàn bài,bạn nào có thể tóm tắt ngắn gọn cho câu truyện?
Tóm tắt:Gần một giờ đêm,trời mưa tầm tã.Nước ở con sông Nhị Hà lên rất to,một số đoạn đê khó có thể chống đỡ nổi vì sức nước quá mạnh.Hàng nghìn dân phu đang ra cố
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Linh Chi
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)