Sông Ấn - Hằng
Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Năm |
Ngày 18/03/2024 |
12
Chia sẻ tài liệu: sông Ấn - Hằng thuộc Giáo dục công dân
Nội dung tài liệu:
Tìm hiểu
hệ thống sông Ấn - Hằng
GVHD : Th.s Tạ Thị Ngọc Bích
SVTH :
Trần Thị Hương
Nguyễn Ngọc Năm
Nguyễn Trần Nhật Tiến
Phạm Huyền Trang
Từ dãy núi Hymalaya nhìn về Ấn Độ, 2 dòng sông Ấn-Hằng tuôn chảy xuống đồng bằng như dòng sữa mẹ ngọt ngào nuôi lớn người dân Ấn Độ bằng nguồn phù sa dồi dào. Chính nơi đây đã bắt đầu buổi bình minh sơ khai của đất nước Ấn Độ, là cái nôi văn hóa cổ xưa lâu đời nhất trên thế giới và trường tồn liên tục nhất quán cho đến ngày hôm nay.
Hàng năm tới mùa tuyết tan, nước từ dãy Hymalaya theo hai con sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Ganges) lại đem phù sa tới bồi đắp cho những cánh đồng ở Bắc Ấn.
Sông Hằng
Tên của sông được đặt theo tên vị nữ thần Hindu Ganga.
Là con sông quan trọng nhất của tiểu lục địa Ấn Độ.
Bắt nguồn từ dãy Hymalaya của Bắc Trung Bộ Ấn Độ
Chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal.
Dòng chảy sông Hằng
Sông Hằng được tạo thành bởi hai con sông đầu nguồn là sông Bhagirathi và sông Alaknanda ở dãy núi Himalaya của bang Uttaranchal thuộc Ấn Độ.
Nguồn nước thường được mọi người thừa nhận là Bhagirathi, một con sông bắt nguồn từ một động băng tại độ cao 4.000 m và là con sông nhỏ hơn trong hai chi lưu của sông Hằng.
Sông Alaknanda bắt nguồn từ khu vực nằm dưới đỉnh Nanda Devi (7.817m) gần biên giới Tây Tạng.
Sông Alaknanda được tạo thành từ những khối băng tuyết tan ra từ các địa điểm như Gangotri và các đỉnh như Nanda Devi và Kamet (7.756m).
Hai sông nhánh này chảy về phía Nam qua trung độ Haymalaya đến nơi hội tụ của chúng để tạo nên sông Hằng.
Sau khi chảy hơn 200 km, sông Hằng đến thành phố Haridwar (độ cao 310m), nơi nó xẻ dọc Dãy núi Siwalik và bắt đầu chảy theo hướng nhìn chung là Đông-Nam qua Đồng bằng sông Hằng.
Tại Haridwar, một con đập đã chuyển hướng nước đến Kênh thượng lưu sông Hằng. Giữa Haridwar và Allahabad, một khoảng cách gần 800 km, sông Hằng theo một đường ngoằn ngoèo và không thể lưu thông bằng tàu thuyền được do có nhiều chỗ nông và thác ghềnh.
Tại Allahabad, sông Hằng được sông Yamuna chảy từ Tây Nam nhập vào, sau đó sông Hằng chảy theo hướng Đông qua các thành phố Mirzapur, Varanasi, Patna, và Bhagalpur gần biên giới với Bangladesh.
Tại đoạn này, sông Hằng cũng nhận được nước đổ thêm vào từ sông Son từ phía Nam, sông Gumti, sông Ghaghra, sông Gandak, và sông Kosi từ phía Bắc.
Qua Bhagalpur, sông chạy quanh dãy đồi Rajmahal tại biên giới Bangladesh. Ở đây, qua hướng Nam là Đồng bằng châu thổ sông Hằng, cách Allahabad khoảng 900 km về phía thượng lưu và cách Vịnh Bengal 450 km về phía hạ lưu. Gần Pakaur, Ấn Độ, sông Hằng chia nhánh.
Nhánh Bhagirathi chảy về hướng Nam để tạo nên sông Hugli, là nhánh cực Tây của đồng bằng châu thổ, cũng như là kênh vận chuyển đường thủy chính của khu vực đồng bằng này.
Nhánh chính của sông Hằng tiếp tục chảy qua Bangladesh, nơi có đoạn nó được gọi là sông Padma.
Sông Hằng đã tạo ra nhiều nhánh sông tạo thành một mạng lưới đường thủy cũng như tạo ra một trong những đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu nhất thế giới.
Dòng chính của sông Hằng tiếp tục chảy theo hướng Nam và được nhận thêm nước từ sông Brahmaputra đổ vào và tiếp nữa là từ sông Meghna (tên mà kể từ đoạn này nó được gọi) trước khi đổ vào Vịnh Bengal.
Tại Vịnh Bengal, cửa sông Meghna có bề rộng 30 km.
Lưu lượng nước hàng năm của sông Hằng chỉ xếp sau sông Amazon và sông Congo. Do sông hằng mang theo trong mình lượng phù sa lớn nên vùng đồng bằng châu thổ do nó tạo ra tiếp tục mở rộng về phía vịnh.
Tầm quan trọng về kinh tế của sông Hằng
Lưu vực sông Hằng là khu vực đông dân nhất(35% dân số Ấn Độ), sản xuất nông nghiệp lớn nhất và rộng lớn nhất ở Ấn Độ.
Ở phần phía Tây của đồng bằng sông Hằng, con sông này cung cấp nước tưới và một hệ thống kênh rạch chằng chịt với các kênh huyết mạch chính là Kênh Thượng lưu sông Hằng và Kênh Hạ lưu sông Hằng.
Các loại lương thực và hoa màu trồng trọt và thu hoạch ở khu vực này có: lúa, mía đường, đậu lăng, hạt có dầu, khoai tây và lúa mỳ. Hầu như cả khu vực đồng bằng sông Hằng đã bị khai hoang hết rừng cây và cỏ để phục vụ cho nông nghiệp
Thông thường, hai bên bờ sông Hằng có các vùng đầm lầy và các hồ nước. Ở các khu vực đầm lầy và các khu vực ao hồ này, người ta trồng rau, lúa, ớt, cây mù tạc, vừng (mè) và cây đay. Một số khu vực khác có rừng đước và có cá sấu sinh sống.
Do sông Hằng được cấp nước từ các đỉnh núi phủ băng tuyết, lượng nước của nó vẫn giữ mức cao quanh năm và dòng sông vẫn được sử dụng làm thủy lợi thậm chí vào mùa khô và nóng từ tháng 4 đến tháng 6. Vào mùa mưa mùa Hè, lượng mưa lớn có thể gây lũ lụt hoành hành, đặc biệt là vùng đồng bằng châu thổ.
Sông Hằng ngày nay
Kể từ thập niên 1950, dân số và ngành công nghiệp dọc theo các sông Hằng và sông Hugli đã nhanh chóng phát triển và nước thải công nghiệp và dân cư đã được đổ thẳng vào sông với số lượng khổng lồ.
Ngoài ra, do tầm quan trọng về tôn giáo của sông Hằng, những người Hindu thường hỏa thiêu hai bên bờ sông và rắc tro và than xuống dòng sông, điều này thường được thực hiện ở Varanasi.
Tất cả những điều này đã cùng nhau gây ô nhiễm dòng nước sông Hằng đến mức việc tắm và uống nước sông Hằng đang trở nên nguy hiểm.
Năm 1986, chính phủ Ấn Độ đã phát động một Kế hoạch Hành động sông Hằng, một chương trình giảm ô nhiễm cho sông Hằng ở 40 thành phố. Theo kế hoạch này, nước thải được chặn lại đưa qua các nhà máy xử lý. Các lò thiêu điện cũng được xây dựng và nhiều khu vực hai bên bờ sông đã được quy hoạch lại. Sau một thế kỷ triển khai kế hoạch hành động này, mức độ ô nhiễm sông Hằng đã được giảm xuống phần nào.
Indus (sông Ấn)
Là một con sông Nam Á chảy ngang qua Pakistan. Dọc theo hai bên bờ sông màu mỡ đó, vào khoảng năm 2500 và 1500 trước kỷ nguyên của chúng ta, một trong những nền văn minh đầu tiên của lịch sử đã ra đời.
Sông Ấn Độ gọi tắt là Sông Ấn (Sindh darya), còn được biết đến như là Sindhu trong tiếng Phạn, Sinthos trong tiếng Hy Lạp, và Sindus trong tiếng Latinh, là một con sông chính của Pakistan. Trước khi diễn ra sự chia cắt Ấn Độ thành các quốc gia ngày nay là Ấn Độ và Pakistan năm 1947 thì sông Ấn là con sông lớn thứ hai sau sông Hằng khi xét về khía cạnh tầm quan trọng văn hóa và thương mại của khu vực, và nó là nguồn gốc của tên gọi của Ấn Độ.
Con sông này bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy từ dãy núi Himalaya theo hướng đông bắc - tây nam qua Kashmir, và sau đó chảy theo hướng nam gần như theo toàn bộ đường chiều dài biên giới của Pakistan với Ấn Độ nhưng sâu trong lãnh thổ của Pakistan. Chiều dài của sông này được tính toán theo các nguồn khác nhau dao động từ 2.900 đến 3.200 km. Nền văn minh lưu vực sông Ấn có một số điểm định cư dân kiểu đô thị sớm nhất thế giới.
Dòng sông
Thượng nguồn của sông Ấn nằm ở Tây Tạng;
Nó bắt đầu ở chỗ hợp lưu của hai sông là sông Sengge và sông Gar là các con sông tiêu nước cho các dãy núi Nganglong Kangri và Gangdise Shan.
Sông Gilgit
Sông Gizar
Sông Hunza
Sông Gumal
Sông Zhob
Sông Kabul
Sông Kunar
Sông Sutlej
Sông Shyok
Sông Beas
Sông Chenab
Sông Jhelum
Sông Ravi
Sông Ấn sau đó chảy theo hướng đông bắc-tây nam tới Gilgit-Baltistan ở phía nam của dãy núi Karakoram, sau đó dần dần chuyển hướng theo hướng nam, ra khỏi các vùng núi ở đoạn giữa Peshawar và Rawalpindi.
Nó bị đắp đập ngăn nước ở khu vực này, tạo ra hồ chứa nước Tarbela. Phần còn lại trên hành trình của nó ra tới biển là các khu vực đồng bằng của Punjab và Sind, và dòng chảy của nó bị chậm đi rất nhiều. Nó nối với sông Panjnad tại Mithankot. Chảy qua Hyderabad, nó kết thúc tại khu vực đồng bằng châu thổ lớn ở phía đông nam Karachi.
Sông Ấn là một trong số rất ít sông trên trên thế giới có hiện tượng sóng cồn khi thủy triều dâng.
Sông Ấn, theo lưu lượng, là "sông ngoại lai lớn nhất (dòng chảy chính của nó không chảy qua quốc gia mà nó mang tên) trên thế giới.
Tư liệu tham khảo
http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng_H%E1%BA%B1ng
http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng_%E1%BA%A4n
hệ thống sông Ấn - Hằng
GVHD : Th.s Tạ Thị Ngọc Bích
SVTH :
Trần Thị Hương
Nguyễn Ngọc Năm
Nguyễn Trần Nhật Tiến
Phạm Huyền Trang
Từ dãy núi Hymalaya nhìn về Ấn Độ, 2 dòng sông Ấn-Hằng tuôn chảy xuống đồng bằng như dòng sữa mẹ ngọt ngào nuôi lớn người dân Ấn Độ bằng nguồn phù sa dồi dào. Chính nơi đây đã bắt đầu buổi bình minh sơ khai của đất nước Ấn Độ, là cái nôi văn hóa cổ xưa lâu đời nhất trên thế giới và trường tồn liên tục nhất quán cho đến ngày hôm nay.
Hàng năm tới mùa tuyết tan, nước từ dãy Hymalaya theo hai con sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Ganges) lại đem phù sa tới bồi đắp cho những cánh đồng ở Bắc Ấn.
Sông Hằng
Tên của sông được đặt theo tên vị nữ thần Hindu Ganga.
Là con sông quan trọng nhất của tiểu lục địa Ấn Độ.
Bắt nguồn từ dãy Hymalaya của Bắc Trung Bộ Ấn Độ
Chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal.
Dòng chảy sông Hằng
Sông Hằng được tạo thành bởi hai con sông đầu nguồn là sông Bhagirathi và sông Alaknanda ở dãy núi Himalaya của bang Uttaranchal thuộc Ấn Độ.
Nguồn nước thường được mọi người thừa nhận là Bhagirathi, một con sông bắt nguồn từ một động băng tại độ cao 4.000 m và là con sông nhỏ hơn trong hai chi lưu của sông Hằng.
Sông Alaknanda bắt nguồn từ khu vực nằm dưới đỉnh Nanda Devi (7.817m) gần biên giới Tây Tạng.
Sông Alaknanda được tạo thành từ những khối băng tuyết tan ra từ các địa điểm như Gangotri và các đỉnh như Nanda Devi và Kamet (7.756m).
Hai sông nhánh này chảy về phía Nam qua trung độ Haymalaya đến nơi hội tụ của chúng để tạo nên sông Hằng.
Sau khi chảy hơn 200 km, sông Hằng đến thành phố Haridwar (độ cao 310m), nơi nó xẻ dọc Dãy núi Siwalik và bắt đầu chảy theo hướng nhìn chung là Đông-Nam qua Đồng bằng sông Hằng.
Tại Haridwar, một con đập đã chuyển hướng nước đến Kênh thượng lưu sông Hằng. Giữa Haridwar và Allahabad, một khoảng cách gần 800 km, sông Hằng theo một đường ngoằn ngoèo và không thể lưu thông bằng tàu thuyền được do có nhiều chỗ nông và thác ghềnh.
Tại Allahabad, sông Hằng được sông Yamuna chảy từ Tây Nam nhập vào, sau đó sông Hằng chảy theo hướng Đông qua các thành phố Mirzapur, Varanasi, Patna, và Bhagalpur gần biên giới với Bangladesh.
Tại đoạn này, sông Hằng cũng nhận được nước đổ thêm vào từ sông Son từ phía Nam, sông Gumti, sông Ghaghra, sông Gandak, và sông Kosi từ phía Bắc.
Qua Bhagalpur, sông chạy quanh dãy đồi Rajmahal tại biên giới Bangladesh. Ở đây, qua hướng Nam là Đồng bằng châu thổ sông Hằng, cách Allahabad khoảng 900 km về phía thượng lưu và cách Vịnh Bengal 450 km về phía hạ lưu. Gần Pakaur, Ấn Độ, sông Hằng chia nhánh.
Nhánh Bhagirathi chảy về hướng Nam để tạo nên sông Hugli, là nhánh cực Tây của đồng bằng châu thổ, cũng như là kênh vận chuyển đường thủy chính của khu vực đồng bằng này.
Nhánh chính của sông Hằng tiếp tục chảy qua Bangladesh, nơi có đoạn nó được gọi là sông Padma.
Sông Hằng đã tạo ra nhiều nhánh sông tạo thành một mạng lưới đường thủy cũng như tạo ra một trong những đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu nhất thế giới.
Dòng chính của sông Hằng tiếp tục chảy theo hướng Nam và được nhận thêm nước từ sông Brahmaputra đổ vào và tiếp nữa là từ sông Meghna (tên mà kể từ đoạn này nó được gọi) trước khi đổ vào Vịnh Bengal.
Tại Vịnh Bengal, cửa sông Meghna có bề rộng 30 km.
Lưu lượng nước hàng năm của sông Hằng chỉ xếp sau sông Amazon và sông Congo. Do sông hằng mang theo trong mình lượng phù sa lớn nên vùng đồng bằng châu thổ do nó tạo ra tiếp tục mở rộng về phía vịnh.
Tầm quan trọng về kinh tế của sông Hằng
Lưu vực sông Hằng là khu vực đông dân nhất(35% dân số Ấn Độ), sản xuất nông nghiệp lớn nhất và rộng lớn nhất ở Ấn Độ.
Ở phần phía Tây của đồng bằng sông Hằng, con sông này cung cấp nước tưới và một hệ thống kênh rạch chằng chịt với các kênh huyết mạch chính là Kênh Thượng lưu sông Hằng và Kênh Hạ lưu sông Hằng.
Các loại lương thực và hoa màu trồng trọt và thu hoạch ở khu vực này có: lúa, mía đường, đậu lăng, hạt có dầu, khoai tây và lúa mỳ. Hầu như cả khu vực đồng bằng sông Hằng đã bị khai hoang hết rừng cây và cỏ để phục vụ cho nông nghiệp
Thông thường, hai bên bờ sông Hằng có các vùng đầm lầy và các hồ nước. Ở các khu vực đầm lầy và các khu vực ao hồ này, người ta trồng rau, lúa, ớt, cây mù tạc, vừng (mè) và cây đay. Một số khu vực khác có rừng đước và có cá sấu sinh sống.
Do sông Hằng được cấp nước từ các đỉnh núi phủ băng tuyết, lượng nước của nó vẫn giữ mức cao quanh năm và dòng sông vẫn được sử dụng làm thủy lợi thậm chí vào mùa khô và nóng từ tháng 4 đến tháng 6. Vào mùa mưa mùa Hè, lượng mưa lớn có thể gây lũ lụt hoành hành, đặc biệt là vùng đồng bằng châu thổ.
Sông Hằng ngày nay
Kể từ thập niên 1950, dân số và ngành công nghiệp dọc theo các sông Hằng và sông Hugli đã nhanh chóng phát triển và nước thải công nghiệp và dân cư đã được đổ thẳng vào sông với số lượng khổng lồ.
Ngoài ra, do tầm quan trọng về tôn giáo của sông Hằng, những người Hindu thường hỏa thiêu hai bên bờ sông và rắc tro và than xuống dòng sông, điều này thường được thực hiện ở Varanasi.
Tất cả những điều này đã cùng nhau gây ô nhiễm dòng nước sông Hằng đến mức việc tắm và uống nước sông Hằng đang trở nên nguy hiểm.
Năm 1986, chính phủ Ấn Độ đã phát động một Kế hoạch Hành động sông Hằng, một chương trình giảm ô nhiễm cho sông Hằng ở 40 thành phố. Theo kế hoạch này, nước thải được chặn lại đưa qua các nhà máy xử lý. Các lò thiêu điện cũng được xây dựng và nhiều khu vực hai bên bờ sông đã được quy hoạch lại. Sau một thế kỷ triển khai kế hoạch hành động này, mức độ ô nhiễm sông Hằng đã được giảm xuống phần nào.
Indus (sông Ấn)
Là một con sông Nam Á chảy ngang qua Pakistan. Dọc theo hai bên bờ sông màu mỡ đó, vào khoảng năm 2500 và 1500 trước kỷ nguyên của chúng ta, một trong những nền văn minh đầu tiên của lịch sử đã ra đời.
Sông Ấn Độ gọi tắt là Sông Ấn (Sindh darya), còn được biết đến như là Sindhu trong tiếng Phạn, Sinthos trong tiếng Hy Lạp, và Sindus trong tiếng Latinh, là một con sông chính của Pakistan. Trước khi diễn ra sự chia cắt Ấn Độ thành các quốc gia ngày nay là Ấn Độ và Pakistan năm 1947 thì sông Ấn là con sông lớn thứ hai sau sông Hằng khi xét về khía cạnh tầm quan trọng văn hóa và thương mại của khu vực, và nó là nguồn gốc của tên gọi của Ấn Độ.
Con sông này bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy từ dãy núi Himalaya theo hướng đông bắc - tây nam qua Kashmir, và sau đó chảy theo hướng nam gần như theo toàn bộ đường chiều dài biên giới của Pakistan với Ấn Độ nhưng sâu trong lãnh thổ của Pakistan. Chiều dài của sông này được tính toán theo các nguồn khác nhau dao động từ 2.900 đến 3.200 km. Nền văn minh lưu vực sông Ấn có một số điểm định cư dân kiểu đô thị sớm nhất thế giới.
Dòng sông
Thượng nguồn của sông Ấn nằm ở Tây Tạng;
Nó bắt đầu ở chỗ hợp lưu của hai sông là sông Sengge và sông Gar là các con sông tiêu nước cho các dãy núi Nganglong Kangri và Gangdise Shan.
Sông Gilgit
Sông Gizar
Sông Hunza
Sông Gumal
Sông Zhob
Sông Kabul
Sông Kunar
Sông Sutlej
Sông Shyok
Sông Beas
Sông Chenab
Sông Jhelum
Sông Ravi
Sông Ấn sau đó chảy theo hướng đông bắc-tây nam tới Gilgit-Baltistan ở phía nam của dãy núi Karakoram, sau đó dần dần chuyển hướng theo hướng nam, ra khỏi các vùng núi ở đoạn giữa Peshawar và Rawalpindi.
Nó bị đắp đập ngăn nước ở khu vực này, tạo ra hồ chứa nước Tarbela. Phần còn lại trên hành trình của nó ra tới biển là các khu vực đồng bằng của Punjab và Sind, và dòng chảy của nó bị chậm đi rất nhiều. Nó nối với sông Panjnad tại Mithankot. Chảy qua Hyderabad, nó kết thúc tại khu vực đồng bằng châu thổ lớn ở phía đông nam Karachi.
Sông Ấn là một trong số rất ít sông trên trên thế giới có hiện tượng sóng cồn khi thủy triều dâng.
Sông Ấn, theo lưu lượng, là "sông ngoại lai lớn nhất (dòng chảy chính của nó không chảy qua quốc gia mà nó mang tên) trên thế giới.
Tư liệu tham khảo
http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng_H%E1%BA%B1ng
http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng_%E1%BA%A4n
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Năm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)