Sóc trăng 20 năm...
Chia sẻ bởi Khoa Dang |
Ngày 26/04/2019 |
103
Chia sẻ tài liệu: sóc trăng 20 năm... thuộc Giáo dục công dân 11
Nội dung tài liệu:
Câu 1: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định chia tách tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh: Sóc Trăng và Cần Thơ vào ngày, tháng, năm nào? Tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động vào tháng, năm nào? Ý nghĩa của việc tái lập tỉnh Sóc Trăng?
Tỉnh Sóc Trăng khi được tái lập có bao nhiêu đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, kể tên? Hiện nay tỉnh Sóc Trăng có bao nhiêu đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, kể tên?
Trả lời:
Trong kỳ hợp lần thứ 10 (khóa VIII) Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 26 tháng 12 năm 1991, quyết định tách tỉnh Hậu Giang thành 02 tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ. Tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 4/1992 có 7 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh gồm: Mỹ Tú, Kế Sách, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu và thị xã Sóc Trăng.
Ngày 11 tháng 01năm 2002, chính phủ ban hành Nghị định số 04/2002/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Phú và thành lập thêm huyện Cù Lao Dung; Ngày 31-10-2003, Chính Phủ ban hành Nghị định số 127/2003/NĐ-CP điều chỉnh địa giới huyện Thạnh Trị và thành lập thêm huyện Ngã Năm; Ngày 08/02/2007, Chính phủ ban hành nghị định số 22/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng ngày nay; Ngày 24/09/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mỹ Tú và thành lập thêm huyện Châu Thành; Ngày 23/12/2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 64/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính hai huyện Mỹ Xuyên, Long Phú và thành lập thêm huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Tính đến nay, tỉnh có 09 huyện, 01 thành phố, 01 thị xã(với 109 xã, phường, thị trấn): Thành phố Sóc Trăng, Kế Sách, Long Phú, Cù lao Dung, Mỹ Tú, Châu Thành, Thạnh Trị, Ngã Năm, Mỹ Xuyên, Thị xã Vĩnh Châu, Trần Đề.
Ý nghĩa của việc tái lập tỉnh Sóc Trăng: Hậu Giang là một tỉnh nông nghiệp, có diện tích lớn, địa bàn khá rộng, đặc điểm tự nhiên chia thành 2 vùng khá rõ rệt (vùng ngọt và vùng mặn hoặc ảnh hưởng mặn, vùng có đông đồng bào dân tộc và vùng có đông đồng bào các tôn giáo…) nếu không chia ra thì việc chỉ đạo khó sâu sát từng vùng, nhất là sâu sát cơ sở. Khi tái lập, tỉnh Sóc Trăng có quy mô, diện tích vừa phải phù hợp khả năng lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ hiện có, chắc chắn việc lãnh đạo quản lý sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
Nhìn chung, sự kiện tái lập tỉnh Sóc Trăng có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thực hiện công cuộc đổi mới ở địa phương được sâu rộng và đạt nhiều thành tựu
Hiện nay tỉnh Sóc trăng có 11 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh (1 Thành Phố, 1 thị xã 09 huyện) gồm: Thành phố Sóc Trăng, Thị xã Vĩnh Châu, Huyện Cù Lao Dung, Huyện Kế Sách, Huyện Châu Thành, Huyện Mỹ Tú, Huyện Mỹ Xuyên, Huyện Ngã Năm, Huyện Trần Đề, Huyện thạnh Trị, Huyện Long Phú
Câu 2: Từ khi tái lập đến nay, tỉnh Sóc Trăng có bao nhiêu di tích được công nhận cấp quốc gia, kể tên và cho biết ngày tháng năm công nhận của từng di tích? Nêu tóm tắt nội dung của một di tích trong các di tích đã kể tên?
Trả lời:
Từ khi tái lập đến nay, tỉnh Sóc Trăng có 8 di tích được công nhận cấp quốc gia
1/ Chùa Kh’Leang:
- Loại hình: Kiến trúc Nghệ thuật.
-Quyết định xếp hạng: Số 84/QĐ-BVHTT, ngày 27 tháng 4 năm 1990 của Bộ Văn hóa Thông tin.
- Địa điểm di tích: Khóm 5 phường 6, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng ( nay là thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng).
2/ Di tích lịch sử Căn Cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng: - Loại hình: Lịch sử cách mạng - Quyết định xếp hạng : Số 734/QĐ-BVHTT, ngày 16/6/1992 của Bộ Văn hóa Thông tin - Địa điểm di tích: Ấp An B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
3/ Di tích lịch sử Trường TaBerd - Loại hình: Lịch sử cách mạng - Quyết định xếp hạng: Số 734/QĐ-BVHTT, ngày 16/6/1992 của Bộ Văn hóa Thông tin - Địa điểm di tích
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Khoa Dang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)