Sổ tay nghiệp vụ môn Lý

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Trà | Ngày 19/03/2024 | 3

Chia sẻ tài liệu: Sổ tay nghiệp vụ môn Lý thuộc Vật lý

Nội dung tài liệu:


UBND TỈNH QUẢNG NGÃI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG

(











MỤC LỤC
Phần I: Tiểu sử các nhà bác học Vật Lý 4
1. Acsimet 5
2. Ampere 15
3. Bernuolli 24
4. Copernicus 26
5. Pierre Curie 35
6. Einstein 39
7. Euler 67
8. Faraday 71
9. Galile 73
10. Gauss 88
11. Kepler 94
12. Newton 102
13. Nobel 117
14. Ohm 121
15. Pascal 122
16. Toixenli 134
Phần II: Lịch sử Vật Lý 139
1. Vật Lý cổ điển 140
2. Vật lý hiện đại 177
Phần III: Vật lý trong dân gian 238
Phần IV: Danh sách các nhà Vật lý đạt gải Nobel 250
Phần V: Những câu hỏi tại sao 264
Phần VI: Các hiện tượng Vật lý 305


 ACSIMET (287-212 TCN)
HUYỀN THOẠI VỀ ACSIMET
“Ơrêka – ta tìm ra rồi!”
Ngày nay còn ai không biết định luật Acsimet ? Định luật này không những đúng đối với các chất lỏng , mà còn đúng đối với cả các chất khí. Các kĩ sư khi chế tạo tàu thuyền, khí cầu v.v... đều phải ứng dụng định luật Acsimet.
Cách đây ba bốn nghìn năm, các thuyền buôn Ai Cập, Phênixi, sau đó là các thuyền buôn Hi Lạp, La Mã, đã chở các hàng hóa đủ loại, đi lại trên Địa Trung Hải. Đã có bao lần, khi chất hàng lên thuyền, các thuỷ nhìn thấy thuyền lún dần xuống nước do sức nặng của hàng hóa. Nhưng vì sao chiếc thuyền nổi trên mặt nước ?
Đã có bao nhiêu người, trước Acsimet, cố công tìm kiếm định luật về sự nổi của các vật nhưng không thành công. Chỉ đến Acsimet, với óc quan sát tinh tế của nhà bác học thiên tài, định luật đó mới được tìm ra.
Một huyền thoại kể rằng có lần đức vua Hiêrôn sai một người thợ kim hoàn chế tạo một mũ miện bằng vàng.
Ngờ rằng người thợ thiếu lương tâm kia đã biển thủ một số vàng và thay vào đó một số bạc, nhà vua cho gọi Acsimet đến và phán: Đây là chiếc vương miện của trẫm. Không được làm hỏng mũ, nhà ngươi phải tìm ra trong này có pha bạc không ?
Acsimet lo lắng, ngày đêm suy nghĩ tìm cách giải bài toán hóc hiểm này. Lúc ăn ông cũng nghĩ đến nó, lúc đi dạo ông cũng nghĩ đến nó, thậm chí lúc tắm ông cũng nghĩ đến nó.
Một hôm, Acsimet vào tắm trong nhà tắm công cộng, mà đầu óc vẫn đang bị chiếc vương miện ám ảnh. Khi thả mình vào bồn tắm, ông bỗng nhận xét thấy một điều mà lâu nay không ai để ý đến. Ông cảm thấy khi dìm mình trong nước, thân thể mình có vẻ nhẹ nhõm hơn, tựa như có cái gì đấy nó từ dưới, nâng nó lên cao. Một ý nghĩa mới mẻ loé sáng trong đầu ông. Quên cả mặc áo quần, ông phấn khởi nhảy ra khỏi bồn tắm, chạy thẳng ra ngoài phố và mừng rỡ reo vang : « Ơrêka ! Ơrêka ! » (nghĩa là : ta tìm ra rồi, ta tìm ra rồi !).
Ông đã tìm ra một định luật mới cho phép giải bài toán của Hiêrôn. Đó là định luật về sức đẩy của một chất lỏng lên một vật nhúng vào chất đó. Sau này định luật đó được gọi là định luật Acsimet.
Không có tài liệu nào kể lại một cách chính xác Acsimet đã thí nghiệm như thế nào để kiểm tra chiếc vương miện. Có thể phỏng đoán cách làm như sau : Ong đã xác định sức đẩy của nước lên chiếc vương miện và lên một thỏi vàng nguyên  chất có cùng trọng lượng. Nếu chiếc vương miện bằng vàng nguyên chất thì sức đẩy trong hai trường hợp là như nhau. Nhưng ở đây sức đẩy lại khác nhau. Acsimet phát hiện được rằng chiếc vương miện đã bị pha bạc, và đã xác định được tỉ lệ pha là bao nhiêu.
Mọi người vô cùng kinh ngạc, và người thợ kim hoàn gian lận đã phải thú tôị.
Như vậy là nhằm giải quyết một bài toán cụ thể, trong phạm vi hẹp, Acsimet đã phát minh ra một định luật có phạm vi ứng dụng rộng rãi. Kết quả đạt được lớn hơn rất nhiều so với mục tiêu đề ra ban đầu.
 Nhà khoa học, Nhà yêu nước
Acsimet sinh năm 287 trước công nguyên tại thành bang Xyraquydơ trên đảo Xixilia. Cha ông là nhà thiên văn Phidi. Ngay từ nhỏ, cậu đã được người cha truyền cho lòng say mê khoa học. Lòng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Trà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)