Sổ tay hỏi đáp một số Luật về quyền con người

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Mười | Ngày 26/04/2019 | 98

Chia sẻ tài liệu: Sổ tay hỏi đáp một số Luật về quyền con người thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

BỘ TƯ PHÁP
VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT




SỔ TAY HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ
PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI,
BẠO LỰC GIA ĐÌNH, MA TÚY
VÀ CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM








NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP

























CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN
Nguyễn Thúy Hiền – Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án
TỔ CHỨC BIÊN SOẠN
Nguyễn Duy Lãm – Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Đề án
Phạm Thị Hòa – Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp
THAM GIA BIÊN SOẠN
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp






LỜI GIỚI THIỆU
Thực hiện Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án: “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011-2015”, để góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên, thiếu niên, Bộ Tư pháp, Thường trực Ban chỉ đạo Đề án tổ chức và biên soạn cuốn: “Sổ tay hỏi đáp pháp luật về phòng, chống mua bán người, bạo lực gia đình, ma túy và các bệnh truyền nhiễm”.
Cuốn sách được biên soạn dưới dạng hỏi đáp, thông qua những tình huống pháp luật nhằm giới thiệu các quy định pháp luật hiện hành trong các lĩnh vực pháp luật có liên quan tới công việc, đời sống của thanh thiếu niên ở cơ sở, giúp họ nắm bắt, vận dụng pháp luật tốt hơn.
Xin trân trọng giới thiệu và mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc!
Hà Nội, tháng 12 năm 2012
BAN CHỈ ĐẠO ĐỀ ÁN











I. PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI
1.
Bị bắt khi đang tham gia đường dây vận chuyển nạn nhân mua bán người qua biên giới, bà M cho rằng do chị Q đã gửi đơn tố giác đến Công an nên bà M thuê một số thanh niên đến nhà đe dọa chị Q và gia đình. Xin hỏi hành vi của bà M và những người đó có vi phạm pháp luật hay không?
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống mua bán người, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của những người tham gia bảo vệ nạn nhân bị mua bán, Điều 3 Luật phòng chống mua bán người năm 2011 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
1. Mua bán người theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật Hình sự.
Điều 119 Bộ luật hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 theo Luật số 37/2009/QH12) quy định về tội mua bán người.
Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 theo Luật số 37/2009/QH12) quy định về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.
2. Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
3. Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi quy định tại Điều này.
7. Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật.
8. Cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi quy định tại Điều này.
9. Kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân.
10. Tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.
11. Giả mạo là nạn nhân.
12. Hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này.
Như vậy, hành vi của bà M và một số người được bà M thuê đến đe dọa chị Q thuộc một trong các hành
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Mười
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)