So sánh hệ thống chính trị ba nước Anh, Pháp, Mỹ
Chia sẻ bởi Võ Minh Tập |
Ngày 26/04/2019 |
94
Chia sẻ tài liệu: so sánh hệ thống chính trị ba nước Anh, Pháp, Mỹ thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
THỬ SO SÁNH MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ BA NƯỚC ANH, PHÁP, MỸ
Võ Minh Tập
Anh , Pháp, Mỹ là những nước tư bản phát triển, có vị thế , tầm ảnh hưởng lớn đối với chính trường quốc tế. Lịch sử phát triển và tạo lập thế lực chính trị của một quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nó mang giá trị và ý nghĩa tham khảo quan trọng đối với nhiều nước.
Mô hình tổ chức và cơ chế vận hành hệ thống chính trị của ba nước có những nét tương đồng căn bản nhưng cũng chứa đựng những nét dị biệt:
1. Nét tương đồng:
- Sự hình thành và phát triển của hệ thống chính trị ba nước đều có lịch sử lâu đời và trải qua nhiều bước thăng trầm (nước Anh sau cuộc cách mạng tư sản 1640 theo chính thể Quân chủ Đại Nghị; nước Pháp sau cuộc cách mạng tư sản 1789 theo chính thể có sự kết hợp giữa chính thể Cộng Hoà Đaị Nghị với Cộng Hoà Tổng Thống –lưỡng thể; nước Mỹ sau cách mạng tư sản theo chính thể cộng hoà Tổng thống).
- Cả ba nước đều có một lịch sử lập hiến lâu đời, ở các nước này, Hiến pháp là đạo luật cơ bản làm cơ sở pháp lí cho việc tổ chức và vận hành bộ máy nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị nói chung. Vai trò của Hiến pháp và pháp luật luôn được coi trọng.
- Hệ thống chính trị của ba nước đều là hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảng đối lập. Vị trí, vai trò của các đảng phái chính trị là rất quyết định đối với đời sống chính trị-xã hội.
- Cả ba nước đều vận dụng học thuyết phân quyền của Montesqiueu trong tổ chức và vận hành bộ máy nhà nước. Anh, Pháp, Mỹ đều rất coi trọng cơ chế kiểm soát quyền lực bằng nhiều kênh, nhiều biện pháp nhưng chủ yếu là nhà nước và luôn có hiệu quả..
- Nghị viện của ba nước đều tổ chức và hoạt động theo cơ cấu hai viện: Thượng viện và Hạ viện.
- Hệ thống chính trị của cả ba nước đều được xây dựng trên cơ sở xã hội công dân. Xã hội công dân trở thành cơ sở chính trị của hệ thống chính trị nói chung và của nhà nước nói riêng. Cùng với sự phát và khẳng định của những giá trị dân chủ tiến bộ, xã hội công dân từng bước được định hình và khẳng định trong nền chính trị của các nước này.
- Hệ thống chính trị của ba nước đều nhằm mục tiêu chính trị của giai cấp, tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là giai cấp cầm quyền.
2. Nét khác biệt:
a. Về lịch sử lập hiến và vai trò của hiến pháp:
- ANH: Nước Anh theo trường phái Ănglô-Săcxong, hiến pháp bất thành văn, các qui định về tổ chức và vận hành bộ máy nhà nước nằm trong các văn bản luật (các đạo luật cơ bản và các qui ước truyền thống). Nước Anh tự hào là quê hương của Nghị viện và Hiến pháp. Văn bản có tính chất Hiến pháp đầu tiên ra đời trong cách mạng tư sản Anh (1640-1654) với cái tên: “Hình thức cai quản nhà nước Anh, Xcốtlen, Hà Lan và những thuộc địa chúng” vào năm 1953.
- PHÁP: Theo trường phái luật dân sự với hiến pháp thành văn. Sau cách mạng tư sản Pháp 1789, năm 1791, hiến pháp ra đời đánh dấu mốc quan trọng cho lịch sử lập hiến nước Pháp. Lịch sử lập hiến cũng đã nhiều lần chứng kiến sự thay đổi Hiến pháp, cũng chính là thay đổi chính thể-cách tổ chức và vận hành quyền lực. Từ sau Hiến pháp 1958, với sự ra đời của nền cộng hoà thứ V, mô hình thể chế chính trị thực sự đi vào ổn định và phát triển đến hiện nay.
- Mỹ: Theo trường phái luật án lệ với sự ra đời của Hiến pháp 1776 và có hiệu lực đến ngày nay, tuy nhiên cũng có tu sửa và bổ sung. Sự duy trì hiệu lực này là do thư nhất là tính chất nguyên tắc và qui định khung, đồng thời xã hội Mỹ đã định hình sau cách mạng và không biến đổi quá lớn.
b. Về vai trò của các đảng phái chính trị trong đời sống chính trị:
Nếu như ở Anh và Mỹ có chế độ hai đảng nổi trội -chế độ lưỡng đảng (Anh điển hình hệ thống hai đảng Bảo thủ đại diện cho phe Trung hữu và Công Đảng đại diện cho phe Trung tả; Mỹ có hai đảng Cộng hoà và Dân chủ), tức hai đảng lớn thay nhau cầm quyền thông qua sự thắng cử ở các cuộc bầu cử thì ở Pháp lại tồn tại chế độ đa đảng với nhiều đảng phái có khả năng cầm quyền (Pháp có đảng Xã hội, đảng Tập hợp, đảng Mặt trận dân tộc..)
Ví dụ ở Pháp tại cuộc bầu cử năm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Minh Tập
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)