So sánh giữa quy phạm đạo đức và quy phạm pháp luật

Chia sẻ bởi Lê Thị Diệp | Ngày 23/10/2018 | 136

Chia sẻ tài liệu: So sánh giữa quy phạm đạo đức và quy phạm pháp luật thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
Pháp luật đại cương
Tổ 1 & 3
XH1 –K4
Giảng viên: Dương Ngọc Lan
Quy phạm đạo đức
&
Quy phạm pháp luật
Quy phạm đạo đức
QPĐĐ là những quy tắc xử sự của con người hình thành từ thói quen, phong tục tập quán ở mỗi vùng, mỗi địa phương nhằm điều chỉnh ý thức đạo đức trong đời sống xã hội
Ví dụ:
“Uống nước nhớ nguồn”
“Tôn sư trọng đạo”
….
Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nhằm bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội
QPPL là 1 hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các nguyên tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung. 
Ví dụ: Điều 80 Hiến pháp 1992
“Công dân có nghĩa vụ đóng thuế là lao động công ích theo quy định của pháp luật”
Quy phạm pháp luật
1. Những điểm tương đồng
Thứ nhất, pháp luật và đạo đức đều gồm những quy tắc xử sự chung để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội hay gồm nhiều những quy phạm xã hội cho nên chúng có các đặc điểm của các quy phạm xã hội
+ Chúng là khuôn khổ những khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do chúng dự liệu thì đều phải xử sự theo cách thức mà chúng đã nêu ra. Căn cứ vào pháp luật, đạo đức, các chủ thể sẽ biết mình được làm gì, không được làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
a) Giống nhau
+ Chúng là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, các quy tắc đạo đức, có thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là hợp đạo đức, hành vi nào là trái pháp luật, hành vi nào là trái đạo đức.
+ Chúng được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể đã xác định được mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh.
a) Giống nhau
Thứ hai, là tính phổ biến và xu hướng phù hợp với xã hội. Đạo đức và pháp luật  mang tính quy phạm phổ biến, chúng đều là khuôn mẫu chuẩn mực trong hành vi của con người. Chúng tác động đến các cá nhân tổ chức trong xã hội, tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống. Để có phạm vi ảnh hưởng lớn như vậy, pháp luật và đạo đức phải có sự phù hợp với các tiêu chuẩn nhất định.
Thứ ba, pháp luật và đạo đức đều phản ánh sự tồn tại của xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Chúng là kết quả của quá trình nhận thức đời sống của chính mình. Pháp luật và đạo đức đều chịu sự chi phối, đồng thời tác động lại đời sống kinh tế xã hội.
Thứ tư, chúng được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống vì chúng được ban hành ra không phải để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể, một trường hợp cụ thể mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, tức là một trường hợp khi điều kiện hoàn cảnh do chúng dự kiến xảy ra.
2. Những điểm khác biệt
b) Khác nhau
b) Khác nhau
Ví dụ:
 Khi tang gia đang đau buồn khóc lóc có người cười, nói vui vẻ. Hành vi này thuộc đạo đức bị người ta lên án, pháp luật không quy định cười trong đám ma phải bắt giam, phạt tiền.
Pháp luật quy định trong phạm vi 3 đời không được lấy nhau, nhưng có nơi phải 5 đời mới lấy được nhau, người nào 4 đời mà lấy nhau thì bị chê cười, đó là đạo đức chứ pháp luật không quy định 4 đời không được lấy nhau.
Trong tình huống này, về mặt pháp luật, anh A hoàn toàn vô tội. Song, về mặt đạo đức thì anh A đã sai khi không giúp đỡ anh B trong lúc hoạn nạn
Tình huống ví dụ:

Anh A đi xe máy trên đường hoàn toàn đúng luật giao thông. Anh B đi phía sau vô tình va phải. Anh A quay nhìn lại, thấy anh B bị ngã xuống đường và bị sây sát vài chỗ. Anh A biết mình không vi phạm luật giao thông nên lặng lẽ cho xe tiếp tục đi, không giúp anh B dậy và sơ cứu vết thương.
Cảm ơn cô và các bạn đã cùng theo dõi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Diệp
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)